Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 36 - 38)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Nội dung của các tài liệu thu thập: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu, cụ thể là các thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách cho vay đối với hộ nông dân…); Thông tin thực tiễn (trong nước, các vùng, các địa phương khác); Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …)

- Nguồn cung cấp tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: Đường lối, chủ trương chính sách của Nhà nước; Công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án); Các trang web chính thống; Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, của đơn vị từ năm 2015 đến năm 2017; Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành); Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê, báo cáo của ngân hàng Agribank qua các năm).

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra.

Mục đích điều tra: Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá hiệu quả vay vốn tín dụng đối với hộ nông dân. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân đã được vay vốn.

Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân đã vay được vốn tại Ngân hàng.

Mẫu điều tra: Để đảm bảo tính khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

Áp dụng công thức xác định mẫu của Slovin như sau:

n =

N 1+N.e2 Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy (số lượng hộ nông dân sẽ điều tra) N là số lượng hộ nông dân đến vay vốn tại NH trong 1 năm. e là sai số cho phép (e = 5%)

Số lượng hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh hàng năm là vào khoảng 500 hộ. Do vậy, tác giả đã tiến hành điều tra 223 hộ theo công thức xác định mẫu của Slovin để đảm bảo độ tin cậy của số liệu điều tra.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phiếu hỏi với thang đo Likert để phỏng vấn với các yếu tố trong công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và các đề tài, luận văn nghiên cứu. Trong luận văn tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Yếu Trung bình Khá Tốt

- Tác giả dự kiến sẽ điều tra với mức sai số cho phép e là 5%. Kết quả số liệu khảo sát được phân tích cụ thể như sau:

Khoảng Phân tích 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế gồm 2 phần, nhằm xác định thực trạng hoạt động cho vay (Mẫu phiếu tại phần phụ lục)

+ Thông tin chung về người được phỏng vấn + Thông tin chung về hộ phỏng vấn

+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ. + Kết quả của việc vay vốn

+ Nguyện vọng của các hộ điều tra.

+ Ý kiến của hộ điều tra đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Agribank chi nhánh Mường Ảng, Điện Biên.

- Cách thức điều tra: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp khi các hộ đến vay hoặc làm các thủ tục liên quan đến vay vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Mường Ảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)