Đối với Ngân hàng Agribank tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 90 - 96)

5. Cấu trúc của luận văn

4.3.2. Đối với Ngân hàng Agribank tỉnh Điện Biên

Cần tạo điều kiện để các chi nhánh được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm, phù hợp với quy mô và đặc điểm chi nhánh, có cơ chế tổ chức, cơ chế điều hành vốn hoặc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư lớn…nhằm phát huy vai trò của cơ sở.

Có chiến lược dài hạn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các huyện, phòng giao dịch ở các cụm đông dân cư cho tương xứng với nhiệm vụ được giao, để sớm hội nhập với các ngân hàng khu vực và thế giới. Bởi thực tiễn đã chứng minh hiệu quả sức cạnh tranh của một ngân hàng luôn là bản chất tiềm tàng trong mỗi cán bộ nhân viên của ngân hàng đó, nên đi đôi với việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách. Trên cơ sở đó đề bạt vào các cương vị nặng nề hơn. Vì vậy, các Ngân hàng cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề cán bộ trong chiến lược kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

nông dân tại NH NNo & PTNT chi nhánh Mường Ảng, tác giả nhận thấy việc phát triển kinh tế nông hộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ giao cho Ngân hàng Agribank. Những năm qua, ngân hàng đã có nhiều chính sách, chương trình ưu đãi dành cho nông dân trong quá trình vay vốn sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện, chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả khả quan như: số lượng người dân tiếp cận được vốn tăng lên, nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích đem lại giá trị kinh tế cho nông hộ, nâng cao đời sống người dân…Tuy nhiên, do nông nghiệp là ngành nghề chịu ảnh hưởng lớn của tự nhiên nên nợ xấu, nợ quá hạn của người dân cũng không nhỏ.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề tài đã thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra trong việc hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cho vay hộ nông dân và tín dụng NHTM, phân tích về hoạt động quản lý cho vay nông hộ đối với NHTM; cũng như những khó khăn, hạn chế trong hoạt động cho vay hộ dân tại Chi nhánh và đưa ra một số giải pháp giúp NH giúp tăng cường công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân tại NHNN & PTNT chi nhánh Mường Ảng, Điện Biên. Tác giả đã rút ra được bốn nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động cho vay đối với nhộ nông dân bao gồm: i) Giải pháp về việc lập kế hoạch hoạt động cho vay; Giải pháp trong việc triển khai và tổ chức hoạt động cho vay; giải pháp tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện; và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và gia tăng hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, tác giả mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhằm mở rộng hoạt động cho vay hộ dân tại NH, góp phần tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NH, phần nào giúp NH hoạt động một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là góp phần giúp các hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam, chi nhánh Mường Ảng, Điện Biên năm 2016, 2017, 2018.

2. Hồ Diệu (2012), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Lê Vinh Danh (2009) “Tiền tệ và hoạt động ngân hàng” NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

4. Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12, 2010, NXB Tư pháp, Hà Nội.

5. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam “Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”

6. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2011) Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 Quyết định v/v ban hành “Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng KH trên hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank”

7. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2014) Quyết định 35/QĐ/HĐTV-NGƯỜI DÂN ngày 15/01/2014 về việc ban hành “Quy định giao dịch đảm bảo cấp Tín dụng”

8. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2017) Quyết định 438/QĐ/HĐTV-TD ngày 08/05/2017 về việc ban hành “Quy định về quyền phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank”

9. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2017) Quyết định 266/QĐ/HĐTV-TD ngày 09/03/2017 về việc ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”,

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007) Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước”

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014) Thông tư 08/2014-TT-NHNN ngày 17/03/2014 của NHNN “V/v Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.”

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014) Thông tư 09/2014/TT-NHNNban hành ngày 18/03/2014, hiệu lực từ 20/03/2014 “Sửa đổi bổ sung Thông tư số

02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 21/01/2013”.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016) Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN “V/v quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.”

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017) Quyết định Số: 1425/QĐ-NHNN ngày 07/07/2017 “về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/10/2016”

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2013).Thông tư 02/2013/TT-NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”,

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014) Thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”.

17. Nghị định số 55/2015/ NĐ – CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

18. Nguyễn Văn Tiến (2013) “Quản trị Ngân hàng thương mại” Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Dung (2014), Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, luận văn tốt nghiệp Đại học Ngân hàng.

20. Phan Thị Thu Hà (2013), “Ngân hàng thương mại” Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010) Luật TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010,

22. Tô Ngọc Hưng (2009) “ Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

23. Trần Trọng Huy (2013), Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại các chi nhánh NH Nông nghiệp & PTNT Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MƯỜNG ẢNG

Ngày phỏng vấn: ……… Nơi phỏng vấn: ……… Người phỏng vấn: ………

A. Thông tin chung về người được phỏng vấn

1. Họ và tên: ………..tuổi: …, giới tính: Nam: Nữ:

2. Địa chỉ thường trú: ……… 3. Trình độ văn hoá: ………

B. Thông tin chung về hộ gia đình

1. Khu vực định cư: Xã: ………huyện ……… 2. Nguồn thu nhập chính: Chăn nuôi: Trồng trọt: Kinh doanh: Khác: 3. Tổng số nhân khẩu của hộ: ………người.

4. Số lao động của hộ: ……… người.

5. Tổng thu nhập bình quân đầu người của hộ năm 2018:………….triệu đồng/người/năm

C. Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ

1. Gia đình ông bà có phải là thành viên của các nhóm tín dụng không?

Có: Không:

2. Nếu có ông (bà) tham gia những nhóm tín dụng nào?

Quỹ tín dụng nhân dân: Hội cựu chiến binh: Hội nông dân: Đoàn thanh niên: Hội phụ nữ: Khác (ghi rõ):

3. Ông (bà) có vay vốn tín dụng không?

Có: Không:

4. Số tiền vay?

 Dưới 10 triệu

 Trên 20 triệu

5.Thời gian vay vốn của ông bà

Dưới 1 năm: Từ 1 - 3 năm: Trên 3 năm:

6. Mục đích sử dụng vốn của ông (bà)?

Trồng trọt: Tiêu dùng: Chăn nuôi: Trản nợ:

Phát triển ngành nghề TTCN: Mục đích khác (ghi rõ): Kinh doanh buôn bán:

D. Kết quả của việc vay vốn tín dụng tại ngân hàng Agribank huyện Mường Ảng

1. Kết quả thu nhập của gia đình ông (bà) trong 3 năm qua?

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ghi chú Tổng thu nhập (1000 đồng) Dưới 400.000/người/tháng Từ 400.000 - 600.000 đ/người/tháng Trên 600.000 đ/người/tháng

2.Kể từ khi vay vốn, xin ông (bà) cho biết cảm nhận của mình về các mặt sau đây:

Chỉ tiêu Bình thường Tốt lên

Tạo ra công ăn việc làm Đời sống

E. Nguyện vọng của các hộ điều tra

1. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới không?

Có: Không:

2. Nhu cầu vay vốn trong thời gian tới: ……….……. (1000 đồng) 3. Ông bà vay nhằm mục đích gì?

Trồng trọt: Tiêu dùng: Chăn nuôi: Trả nợ:

Kinh doanh buôn bán:

4. Xin ông bà cho biết những khó khăn hiện nay của gia đình, đặc biệt trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và những đề xuất (nếu có)

……… ………

H. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác Quản lý cho vay hộ nông

dân tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác Quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên theo thang đo dưới đây:

1. Rất nhỏ 2. Nhỏ 3. Bình thường 4. Lớn 5. Rất lớn

STT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5

1 Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước và Ngân hàng trung ương

2 Môi trường kinh tế, xã hội 3 Quy trình tín dụng

4 Chính sách tín dụng 5 Thông tin tín dụng

6 Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng 7 Phương thức, hạn mức và thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)