Thực trạng công tác quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động cho vay đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 53 - 65)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động cho vay đối vớ

với hộ nông dân tại ngân hàng

3.2.1.1. Chính sách chung của Agribank

Agribank phát triển mạng lưới chân rết đến từng thôn, bản tại các vùng nông thôn hẻo lánh nhằm nắm bắt nhu cầu vay vốn của nông dân và duy trì vị thế là người tiên phong cấp tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.

Xác định rõ vai trò cho vay vốn góp phần quan trọng tạo công ăn, việc làm mới cho nông dân; đổi mới và phát triển các loại hình dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa phục vụ việc nâng cao đời sống dân cư nông thôn, Agribank đã phối hợp triển khai thỏa thuận hợp tác và thực hiện cho vay đối với các đơn vị đầu mối là tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với bán chéo các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Cung ứng đủ vốn đầu tư giúp người dân có vốn để

sản xuất kinh doanh, đẩy lùi cho vay nặng lãi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng mức sống.

Hàng năm có hàng triệu lượt hộ được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng sửa chữa nhà cửa, mua sắm phương tiện, tạo lập hàng triệu việc làm, thoát nghèo và làm giàu từ chính các sản phẩm nông nghiệp.

Thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, Agribank tạo lập kênh dẫn vốn đến với nông nghiệp, nông dân, nông thôn có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, các hộ trong tổ nhóm liên kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả để nâng cao thu nhập, tạo tính cộng đồng ngày càng gắn bó, tạo niềm tin của người dân đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Ngoài việc tích cực triển khai thực hiện các Chính sách ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đối với hộ nông dân và các ngành nghề cần thúc đẩy phát triển như cho vay theo Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay theo Quyết định 68 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay tái canh cây cà phê; triển khai thí điểm cho vay cánh đồng mẫu lớn và chuỗi liên kết, sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương trên cả nước; triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản nhằm “tiếp sức” ngư dân bám biển và chung tay cùng cả nước xây dựng nông thôn mới, Agribank nhận thức rất rõ những thách thức đặt ra đối với mục tiêu phát triển xanh, sạch, an toàn, bền vững của nền nông nghiệp nước nhà, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vừa ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo đó đầu ra cho nông sản Việt là “bài toán” sống còn. Chính vì vậy, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Agribank luôn chú trọng đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường.

3.2.1.2. Các hình thức và sản phẩm cho vay

- Cho vay từng lần

+ Khách hàng và mục đích cho vay: doanh nghiệp/ hợp tác xã cần vốn cho chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính.

+ Thời gian cho vay: ngắn hạn, trung, dài hạn.

+ Mức cho vay: thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

- Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh

+ Khách hàng, mục đích cho vay: doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án.

+ Loại tiền vay: VND

+ Thời gian cho vay: trung hạn, dài hạn.

+ Mức cho vay: Thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng nhu cầu vốn

+ Lãi suất: cố định hoặc thả nổi.

+ Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

- Cho vay hạn mức tín dụng

+ Khách hàng, mục đích cho vay: khách hàng doanh nghiệp/ hợp tác xã cần vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

+ Loại tiền vay: VND.

+ Thời hạn tín dụng: tối đa 12 tháng.

+ Mức cho vay: thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

- Cho vay hợp vốn

+ Khách hàng, mục đích cho vay: doanh nghiệp/ hợp tác xã có nhu cầu sử dụng vốn vay cho chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.

+ Loại tiền vay: VND

+ Vốn tự có: KH có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn vay ngăn hạn và 20% tổng nhu cầu vốn vay trung dài hạn đối với NĐ 41 và QĐ 63; 25% đối với KH khác.

+ Đối tượng: KH là pháp nhân có nhu cầu vay vốn vượt khả năng của Agribank hoặc vượt quá 25% Vốn tự có của Agribank.

+ Khách hàng, mục đích vay: Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ, hỗ trợ chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh thuộc các dự án bằng nguồn vốn chỉ định của chính phủ cho quý khách hàng doanh nghiệp doanh nghiệp có nhu cầu, đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của dự án.

+ Loại tiền vay: VND

+ Thời gian cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

+ Mức cho vay: theo chỉ định tại các văn bản quy định của Chính phủ, + Lãi suất: cố định và thả nổi.

+ Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

- Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài

+ Khách hàng, mục đích cho vay: Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài, hỗ trợ chi phí phục vụ tiểu dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc dự án chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài.

+ Loại tiền vay: VND/ ngoại tệ.

+ Thời gian cho vay: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,. + Mức cho vay: Theo quy định từng dự án, chương trình. + Lãi suất: Cố định và thả nổi.

+ Bảo đảm tiền vay: có hoặc không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

- Cấp hạn mức tín dụng dự phòng

+ Khách hàng vay, mục đích cho vay: Cấp hạn mức tín dụng dự phòng, hỗ trợ quý khách hàng doanh nghiệp chi phí dự án sản xuất kinh doanh có khả năng tăng so với dự kiến ban đầu.

+ Loại tiền vay: VND.

+ Thời gian cho vay: ngắn, trung, dài hạn.

+ Mức cho vay (hạn mức tín dụng dự phòng): thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn vay ngăn hạn và 20% tổng nhu cầu vốn vay trung dài hạn

+ Lãi suất: cố định và thả nổi.

+ Khách hàng vay, mục đích cho vay: Doanh nghiệp/ hợp tác xã được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.

+ Loại tiền vay: VND.

+ Thời gian cho vay: tối đa 12 tháng.

+ Mức cho vay: Agribank thỏa thuận bằng văn bản cho KH được chi vượt số tiền hiện có trên tài khoản thanh toán của KH phù hợp với quy định.

Bảng 3.5. Kết quả cho vay theo hình thức vay của Agribank chi nhánh Mường Ảng giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Hộ

Diễn giải Tổng số hộ vay

2016 2017 2018

1. Cho vay bổ sung vốn kinh doanh 92 120 132 2. Cho vay tiêu dùng 82 96 98 3. Cho vay mua nhà để ở 84 89 92 4. Cho vay từng lần 96 115 112 5. Cho vay thấu chi 28 45 66

Tổng số 382 465 500

(Nguồn: Ngân hàng Agribank Việt Nam, 2018)

Kết quả trên cho thấy, mục đích vay vốn của hộ nông dân khá đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào việc vay để bổ sung vốn kinh doanh và vay tiêu dùng theo từng lần.

Bảng 3.6. Kết quả cho vay đối với hộ nông dân của Agribank chi nhánh Mường Ảng giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng (người) So sánh (+/-) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Tổng số hộ được vay vốn Hộ 382 465 500 83 35 Tỷ lệ hộ nông dân được vay

so với đăng ký % 70 78 85 8 7 Số tiền vay bình quân đối với

mỗi hộ

Triệu

đồng 10 20 30 10 10 Thời hạn vay bình quân Tháng 36 36 36 0 0 Số hộ đã sản xuất và kinh Hộ - 226 318 - 92

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng (người) So sánh (+/-) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 doanh có lãi

Tổng số tiền vay của hộ Tỷ đồng 43 50 62 7 12

(Nguồn: Báo cáo của Agribank Chi nhánh Mường Ảng)

Số liệu cho thấy số lượt hộ nông dân được vay vốn theo năm có sự gia tăng đáng kể. Các hộ nông dân chủ yếu vay theo chương trình 30A hoặc theo Nghị định số 55/2015 của Chính phủ để được hưởng các ưu đãi về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn so với đăng ký có xu hướng tăng, dao động trong khoảng từ 70 đến 85%. Số tiền vay bình quân đối với một hộ khoảng từ 10 đến 30 triệu đồng, chủ yếu với mục đích sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Số hộ đã sản xuất và kinh doanh có lãicũng có xu hướng gia tăng theo các năm. Ngân hàng đã tạo điều kiện về mặt thủ tục cho hộ sản xuất vay vốn. Mục đích vay khá rõ ràng và đa số là đối tượng chính sách. Ngân hàng cũng dễ quản lý tài sản đảm bảo vì tài sản đều dễ thanh lý và chuyển nhượng, không phức tạp.

3.2.1.3. Lãi suất cho vay

Bảng 3.7. Lãi suất tiền vay của Agribank (áp dụng từ 01/01/2018)

Diễn giải Lãi suất vay

Ngắn hạn Trung- dài hạn

1. Cho vay bổ sung vốn kinh doanh 8%/năm 9%-10%/năm 2. Cho vay tiêu dùng 10%/năm 10,5%/năm 3. Cho vay mua nhà để ở 9%/năm 10,5%/năm 4. Cho vay thấu chi 13%-16% - 5. Cho vay lĩnh vực nông nghiệp Trung bình 7%/năm

(Nguồn: Ngân hàng Agribank Việt Nam, 2018)

Lãi suất cho vay của Agribank biến động qua các thời kỳ. Tuy nhiên, trong các năm vừa qua lãi suất cho vay của Agribank tương đối ổn định, dao động từ khoảng 8 đến 16%/năm, cao nhất là hình thức vay thấu chi, thấp nhất là cho vay bổ sung vốn kinh doanh của các hộ.

trọng, được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất: Công tác tổ chức bộ máy hoạt động và cho vay

Tổng số CBVC toàn Chi nhánh thời điểm 31/12/2018 là 14 người. Hiện tại Chi nhánh còn thiếu biên chế do cán bộ nghỉ chế độ, chấm dứt HĐLĐ thời gian qua nhưng chưa được bù đắp; Đảng viên 9 đồng chí chiếm 64,29%/tổng biên chế, ngoài ra do yêu cầu công việc, Chi nhánh vẫn tiếp tục HĐLĐ thời vụ với 2 lao động để làm công tác lao công tạp vụ và bảo vệ cơ quan..

- Về trình độ chuyên môn của cán bộ như sau:

+ Thạc sỹ 02 đ/c, chiếm 7,14%. + Đại học 09 đ/c, chiếm 57,14%. + Cao đẳng và tương đương 01 đ/c, chiếm 7,14%. + Trung cấp 01 đ/c, chiếm 7,69%. + Sơ cấp, khác 01 đ/c, chiếm 7,69%.

- Về tuổi đời của cán bộ: Trung bình 36 tuổi. (Cao nhất 57, Thấp nhất 25). Số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ của chi nhánh có số lượng không nhiều và ổn định trong giai đoạn 2016 – 2018. Trình độ của cán bộ được nâng lên cho thấy Agribank chi nhánh Mường Ảng đã chú trọng đến chất lượng của cán bộ tín dụng. Hàng năm, chi nhánh của Agribank tỉnh Điện Biên đã cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn, các khóa đào tạo cung cấp kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, chi nhánh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo. Chính sách thù lao cho người lao động được thực hiện đúng quy định, bao gồm lương cơ bản, lương kinh doanh và thưởng các loại. Ngoài ra, các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp trưởng phó phòng trở lên còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp trách nhiệm. Nhìn chung, cán bộ yên tâm công tác và không có xu hướng thay đổi môi trường làm việc.

Mô hình tổ chức bộ máy cho vay tại Agribank Mường Ảng tương đối chặt chẽ, các phòng độc lập tương đối và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc đảm bảo chất lượng của các khoản vay. Đây chính là tiền đề để giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong quá trình thực hiện công tác cho vay của ngân hàng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những năm gần đây, việc tuyển dụng nhân sự trên địa bàn là rất khó khăn, do vậy thiếu cán bộ tín dụng để có thể phục vụ khách hàng

một cách chu đáo và toàn diện trước, trong và sau khi cho vay.

Thứ hai: Công tác quản lý khách hàng vay vốn

Hiện nay, tại chi nhánh, đối tượng khách hàng vay vốn với mục đích phát triển nông nghiệp nông thôn là chủ yếu, trong đó số lượng khách hàng là hộ nông dân chiếm tỷ trọng khá cao. Tuy nhiên, quy mô vốn vay tương đối nhỏ, do vậy ngân hàng giao cho cán bộ tín dụng quản lý khách hàng vay vốn theo địa bàn.

Đối với các khách hàng cá nhân và hộ nông dân, số lượng khách hàng có sự gia tăng qua các năm. Ngân hàng có chính sách và thủ tục vay khá thông thoáng, tạo điều kiện cho cá nhân và hộ sản xuất vay vốn vì với đối tượng này, mục đích vay vốn khá rõ ràng, thêm vào đó là số lượng vốn vay không cao. Các hộ thường vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình nên rất có trách nhiệm trong việc trả nợ. Ngân hàng cũng dễ dàng quản lý vì tài sản đảm bảo thường rõ nguồn gốc, dễ thanh lý hay chuyển nhượng.

Thứ ba: Việc quản lý quy trình cho vay

Thực hiện theo Quyết định của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo Quyết định số 1627/2007/QĐ- NHNN, Agribank chi nhánh Mường Ảng đã xây dựng quy trình cho vay riêng, thực hiện đúng theo hướng dẫn của Thống đốc NHNN và được sử dụng chung cho toàn hệ thống ngân hàng.

Sơ đồ quy trình cho vay của Ngân hàng được tóm tắt như sau:

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ quy trình cho vay của Ngân hàng Agribank Mường Ảng

(Nguồn: Ngân hàng Agribank chi nhánh Mường Ảng) Bước 1: Cán bộ tín dụng giao dịch, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

- Tìm hiểu tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động SXKD, năng

Tiếp cận khách hàng Lập tờ trình về hồ sơ vay Thẩm định hồ sơ vay Thu nợ và tính lãi Xét duyệt cho vay Ký hợp đồng vay Giải ngân và kiểm tra Thanh lý HĐTD

lực tài chính, khả năng vay vốn, tài sản thế chấp, cầm cố, thực trạng công nợ của khách hàng có đối chiếu từ nhiều nguồn khác nhau; Đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến phương án vay vốn; CBTD có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trong đó nêu rõ ý kiến và lý do đề xuất tiếp tục thẩm định cho vay hoặc từ chối cho vay.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay

- Do CBTD lập, tiến hành thẩm định tính khả thi của phương án SXKD, phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng, tính điểm hòa vốn, hệ số bù đắp lãi vay…

- Xác minh tính chất hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của khách hàng, đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)