5. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Yếu tố khách quan
Các yếu tố thuộc về bối cảnh kinh tế, pháp lý và xã hội:
Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước
Hệ thống chính sách, pháp luật có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và mức độ dân trí là điều kiện tốt để thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng. Các quy định pháp lý đối với hoạt động của NH có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả hoạt động tín dụng của họ. Hệ thống pháp lý của Việt Nam tương đối ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho NH hoạt động hiệu quả đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được chất lượng tín dụng, đồng thời giúp NH Nhà nước kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia. Chính sách của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và hoạt động cho vay đối với hộ nông dân nói riêng được quy định khá đầy đủ và chi tiết như tổng nguồn vốn vay, tỷ lệ lãi suất, lĩnh vực kinh doanh…Hiện nay, nhằm hỗ trợ người dân có điều kiện mở rộng canh tác, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp,
hệ thống chính sách Nhà nước đã được triển khai từ NHNN đến các NHTM trong cả nước như: Tái cấp vốn hỗ trợ TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc; Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn từ 1% - 2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; thực hiện chính sách hỗ trợ về nguồn vốn thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đối với các TCTD có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên...Từ đó, các NHTM chủ động triển khai các chính sách tín dụng cụ thể phụ thuộc tình hình kinh doanh của NH. Đối với NH Nông nghiệp & PTNT mục tiêu chính hỗ trợ tài chính cho nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. nông thôn nên yếu tố Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân và đối với phiếu phỏng vấn tại huyện Mường Ảng kết quả cũng cho giá trị tương tự đạt 3,76/5 điểm.
Theo nhận định của Agribank trong báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh năm 2018 thì“Trong giai đoạn 2015–2017 kinh tế đất nước từng bước phục hồi và khởi sắc, GDP qua các năm đều có sự tăng trưởng đều đặn, FDI tăng mạnh, cả về giá trị đăng ký và giải ngân, xu thế hợp tác kinh tế quốc tế trở nên mạnh mẽ và hàng loạt hiệp định FTA được ký kết. Từ đây đã tạo thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, vượt khỏi bế tắc và đạt được những kết quả khả quan. Tình hình kinh tế ổn định khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Đống Đa nói riêng đạt kết quả tốt trong đó bao gồm việc nâng cao chất lượng.”
Mặt khác, tình hình kinh tế ổn định, mức sống người dân tăng lên từ đó nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ tiền vay cũng tăng. Đây là nền tảng cho việc phát triển dư nợ tại chi nhánh đồng thời nền kinh tế có phát triển thì thu nhập của khách hàng mới tăng trưởng được và đảm bảo được khả năng trả nợ của họ. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và ổn định. Thị trường ngoại hối được đánh giá tiếp tục ổn định, tỷ giá không chịu nhiều áp lực và tình trạng găm giữ ngoại tệ giảm. Cùng với sự ổn định của thị trường ngoại tệ, tình trạng đô-la hóa cũng từng bước được giảm dần theo lộ trình. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động cho vay của các NHTM.
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của NH chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi có sự biến động từ môi trường kinh tế, xã hội. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu đều làm cho hiệu quả hoạt động của các thành viên này chịu tác động theo. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, nền kinh tế lạm phát ở mức vừa phải, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, nổi bật là quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM; vì vậy, các NHTM cũng đã hạn chế cho vay, khiến cho các hộ dân từ trước vốn đã rất khó tiếp cận với vốn tín dụng NH nay càng khó khăn hơn. Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc với địa hình đồi núi đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt và nằm rải rác ở các đỉnh núi cao, tỷ lệ hộ nghèo rất lớn. Nền kinh tế ở địa phương chủ yếu là nông lâm nghiệp, do vậy dân số chủ yếu sống bằng nghề nông. Đây cũng là khó khăn đối với Agribank chi nhánh Mường Ảng khi triển khai các hoạt động tín dụng, đặc biệt là đối với hộ nông dân. Trên thực tế yếu tố
Môi trường kinh tế, xã hội sẽ tác động đến hoạt động huy động và cho vay vốn của ngân hàng . Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý cho vay của NH. Hiện tại, huyện Mường Ảng vẫn còn là huyện nghèo nên chênh lệch giữa vay – cho vay khá lớn, trong đó nhu cầu vay của nông dân lớn hơn nhu cầu gửi tiền nên yếu tố trên chỉ tác động ở mức bình thường đến quản lý cho vay tại NH thời gian qua với điểm số đạt 3,02/5 điểm. Điều này cho thấy, yếu tố môi trường kinh tế xã hội tại địa phương chưa phát huy được vai trò tích cực của nó trong bối cảnh hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng còn nhiều khó khăn.