Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 68 - 74)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Các nhân tố chủ quan

Đây là những nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân hàng, có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng của hộ nông dân.

Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Mỗi NHTM có quy định khác nhau về hồ sơ,

nội dung, thủ tục và các quy định với từng hình thức vay vốn. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình tín dụng đã tuân theo các bước như:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng. Khách hàng có nhu cầu vay lập bộ hồ sơ theo quy định của NH, sau đó gửi đến NH để được xem xét giải quyết, đáp ứng nhu cầu vay của mình.

Bước 2: Thẩm định tín dụng: Cán bộ tín dụng xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Từ đó có thể đưa ra quyết định có cho vay hay không? Số tiền cho vay là bao nhiêu? Thời hạn và mức lãi suất cho vay như thế nào? Mục đích vay vốn làm gì?

Bước 3: Ra quyết định tín dụng. Với kết quả có được ở bước 2, NH sẽ quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với hồ sơ đã thẩm định của khách hàng.

Bước 4: Giải ngân. NH sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bước 5: Giám sát tín dụng. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng...để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý tín dụng. Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay, khi khách hàng trả hết nợ và lãi cho NH.

Việc quy định chặt chẽ các bước như vậy tạo điều kiện cho công tác quản lý cho vay thuận tiện, chính xác hơn. Hiện nay, với yêu cầu về đơn giản hóa các thủ tục cho vay NHNN yêu cầu NHTM giảm bớt các giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ vay để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn dễ hơn nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tính an toàn của khoản vay. Đây là yêu cầu cấp thiết nhưng cũng là khó khăn cho các NHTM khi đơn giản hóa thủ tục vay nhưng vẫn phải hạn chế rủi ro thanh khoản.

trình tín dụng được người trả lời đánh giá đạt 4,46/5 điểm nghĩa là họ cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý cho vay tại NH Agribank chi nhánh Mường Ảng.

Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã được hoạch định của ngân hàng và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng của NH. Trong chính sách tín dụng càng chú ý đến những nội dung sau: Quy mô tín dụng (NH có tỷ phần tín dụng cao cho phép NH đó thu lợi nhuận lớn hơn đồng nghĩa sẽ chịu rủi ro nhiều hơn. Tuy nhiên nó cũng cho phép DN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tại NH); Các loại hình tín dụng (NH có nhiều chương trình cho vay với các hình thức đa dạng sẽ giúp DN tiếp cận tốt hơn với nhu cầu vay vốn của mình và nhận được các ưu đãi riêng); Chính sách lãi suất (đây là yếu tố quan trọng xác định chính sách tín dụng có hiệu quả hay không cũng như có phù hợp với định hướng kinh doanh của NH không? Nó cũng chính là tín hiệu cho DN trong quyết định vay vốn của mình). Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng tín dụng, mang lại lợi nhuận cao cho NH và ngược lại chính sách tín dụng đưa ra không phù hợp thực tiễn sẽ kìm hãm sự phát triển NH, ảnh hưởng đến sự tồn tại của NH. Trên thực tế, mỗi NH sẽ hướng tới những khách hàng mục tiêu khác nhau, từ đó NH sẽ có các chính sách cho vay phù hợp nhằm tăng thị phần cho vay. Đối với cho vay hộ nông dân, có 02 NH chính của Việt Nam tập trung vào nhóm đối tượng này là NH Agribank và NH chính sách xã hội. Hàng loạt các chính sách tín dụng đã được các NH triển khai nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn NH để đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụ thể: NH Agribank có nhiều gói vay vốn hỗ trợ nông dân như: Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn 64 huyện nghèo; Cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn; cho vay giải quyết việc làm; tín dụng đối với vùng khó khăn; cho vay hỗ trợ nhà ở cho người nghèo; tín dụng chính sách xã hội dành riêng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số với số dư nợ chiếm tới 90%...

mà người vay cần phải nộp cho NH, đây là căn cứ để NH quyết định cho vay hay không. Yếu tố này sẽ có vai trò quyết định đến công tác quản lý hoạt động cho vay nên được người trả lời phỏng vấn đồng ý và đánh giá đạt 4,24/5 điểm nghĩa là có mức ảnh hưởng rất lớn (theo kết quả điều tra hộ nông dân của tác giả).

Mức độ ảnh hưởng (theo tỷ lệ) theo đánh giá của khách hàng là hộ nông dân còn được thể hiện ở biểu đồ sau đây: Trong đó, 67% hộ nông dân cho rằng mức độ ảnh hưởng của chính sách là lớn và rất lớn đến số lượng và chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của hộ nông dân về mức độ ảnh hưởng của chính sách tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Mường Ảng

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2019) Kết quả cụ thể được phản ánh trong bảng số liệu sau:

Thông tin tín dụng: Là các thông tin cơ bản về người vay vốn: họ tên, đặc điểm cá nhân, nghề nghiệp, lịch sử vay vốn…được lưu tại ngân hàng. Từ khi NHNN thành lập Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) các thông tin tín dụng của khách hàng được đẩy lên hệ thống nhờ đó lịch sử tín dụng của khách hàng được các NH truy cập dễ dàng nhằm kiểm tra tính trung thực trong hồ sơ vay vốn của người dân. CIC là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng đăng kí tín dụng quốc gia; thu nhận, xử lí, lưu trữ, phân tích

0% 8% 25% 30% 37% Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Bình thường Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

thông tin tín dụng; phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lí nhà nước của NHNN; cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo qui định của NHNN và pháp luật. Hiểu theo cách đơn giản CIC là cầu nối để ngân hàng và như tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức. Do vậy, nhờ có CIC thông tin tín dụng của khách hàng dễ dàng được quản lý nhờ đó giúp NH đưa ra quyết định cho vay chính xác hơn, điều này đồng nghĩa với với công tác quản lý cho vay tốt hơn. Do đó, yếu tố Thông tin tín dụng được người trả lời đánh giá có mức ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý cho vay tại NH Agribank chi nhánh Mường Ảng.

Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng: Trong hoạt động kinh doanh của NH, bên cạnh những máy móc, thiết bị tiên tiến, con người có đóng góp rất lớn đến thành công của NH. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề và giỏi chuyên môn sẽ giúp cho NH ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Đối với cán bộ tín dụng, khi làm việc phải có sự nhạy bén, linh hoạt xử lý mọi vấn đề, không áp dụng nguyên tắc một cách máy móc, cứng nhắc để có thể vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo an toàn khoản vay cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho NH. Đây không chỉ đơn thuần là một nghiệp vụ mà nói đúng hơn đó là một nghệ thuật trong kinh doanh. Nhờ có những nhân viên có trình độ, ý thức trách nhiệm trong công việc nên NH mới hạn chế thất thoát, giảm nợ xấu, nợ quá hạn trong quá trình mở hợp đồng.

Thực tế trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ đang công tác tại Agribank chi nhánh huyện Mường Ảng như sau:

Bảng 3.10. Trình độ đội ngũ cán bộ của chi nhánh giai đoạn 2016 - 2018

Trình độ Số lượng (người) So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Thạc sĩ 01 01 02 0 + 1

Đại học 08 09 09 + 1 0 Cao đẳng 01 01 01 0 0 Trung cấp 02 02 01 0 -1 Sơ cấp 02 01 01 -1 0

Tổng số 14 14 14 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Chi nhánh Agribank huyện Mường Ảng)

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộcủa Agribank chi nhánh huyện Mường Ảng có sự cải thiện tuy không nhiều. Hiện nay, đa số nhân viên làm việc tại NH Agribank chi nhánh Mường Ảng đều có trình độ đại học và thạc sỹ với chuyên ngành phù hợp như: Ngân hàng, tài chính, kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh…nên việc nắm bắt thông tin, văn bản luật, sự nhạy bén trong công việc tốt. Nhờ đó, hiệu quả cho vay cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn khoản vay.

Theo kết quả khảo sát của tác giả đối với hộ nông dân thì được đánh giá ở mức 3,98/5 điểm. Như vậy, có thể khẳng định yếu tố Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý cho vay tại NH Agribank chi nhánh Mường Ảng.

Phương thức, hạn mức và thời hạn cho vay

Đây là một vấn đề ít được đề cập đến trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tuy nhiên lại có tác động đến hoạt động tín dụng vì nếu phương thức cho vay thuận lợi, hạn mức và thời hạn phù hợp với đối tượng cho vay thì sẽ dễ dàng kích thích sản xuất phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận vốn vay tốt hơn, các NHTM đã triển khai nhiều gói tín dụng khác nhau từ cho vay tín chấp, vay thế chấp, vay hỗ trợ từ các chương trình ưu đãi của Chính phủ…Nhờ vậy, cơ hội tiếp cận vốn của người dân tăng lên. Tuy nhiên, đối với cho vay hộ nông dân, NH thường áp dụng phương thức cho vay theo từng lần với thời hạn trung bình khoảng 36 tháng vì đa số người dân vay vốn nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng đây là ngành nghề chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết, dịch bệnh…nên nhằm hạn chế rủi ro tín dụng NH thường cho vay với số tiền không quá lớn trừ khi tài sản đảm bảo đủ đáp ứng nhu

cầu vay. Trên thực tế yếu tố Phương thức, hạn mức và thời hạn cho vay tác động trực tiếp đến quá trình vay vốn của người dân tại NH từ đó sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý cho vay. Nhưng với những hạn chế nêu trên yếu tố này được đánh giá có ảnh hưởng tới công tác quản lý cho vay tại NH Agribank chi nhánh Mường Ảng ở mức trung bình đạt 3,58/5 điểm. (theo kết quả khảo sát của tác giả năm 2019 đối với khách hàng là hộ nông dân).

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank chi nhánh Mường Ảng

Chỉ tiêu Điểm

đánh giá Mức độ ảnh hưởng

Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước 3,76 Lớn Môi trường kinh tế, xã hội 3,02 Bình thường Quy trình tín dụng 4,46 Rất lớn Chính sách tín dụng 4,24 Rất lớn Thông tin tín dụng 3,64 Lớn Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng 3,98 Lớn Phương thức, hạn mức và thời hạn cho vay 3,08 Bình thường

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả năm 2019)

Kết quả tổng hợp cho thấy, yếu tố quy trình tín dụng và chính sách tín dụng được người dân đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động vay vốn trên địa bàn. Tiếp đó là yếu tố thuộc về năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng, thông tin tín dụng và môi trường chính sách pháp lý của Nhà nước đối với hoạt động cho vay Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 68 - 74)