Bài học rút ra cho công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 34)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Bài học rút ra cho công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank

huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Thứ nhất, đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng thông qua việc thiết kế các gói sản phẩm cấp tín dụng linh hoạt, phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp, với hoàn cảnh của từng thời kỳ của nền kinh tế. Có thể thiết kế các khoản tín dụng đối với từng giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc cho vay tập trung vào một số ngành phát triển tốt, cho vay phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (như vay vốn lưu động, vay vốn đầu tư trang thiết bị sản xuất…).

Thứ hai, trong công tác cho vay, ngân hàng phải có mối quan hệ thân thiết với khách hàng vì thông qua việc tiếp xúc với khách hàng, các cán bộ tín dụng có thể đưa ra được những nhận định chính xác hơn về số lượng vốn cho DN vay, thời hạn vay và hạn chế được những rủi ro tín dụng trong quá trình sử dụng vốn vay đó.

Thứ ba, hỗ trợ, tư vấn cho các hộ nông dân trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính. Ngân hàng không nên chỉ dừng lại ở việc tăng trưởng tín dụng thông qua việc cung cấp các sản phẩm tín dụng mà còn nên có các sản phẩm, dịch vụ tư vấn tài chính. Từ đó, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng một cách hiệu quả hơn, nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng, đảm bảo chất lượng của các khoản tín dụng.

Thứ tư, chi nhánh cũng cần chủ động liên kết với Hiệp hội nông dân, hiệp hội các ngành nghề và các Quỹ hỗ trợ phát triển Nông nghiệp nông thôn tại các địa phương để tận dụng thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan này và tìm kiếm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng.

Thứ năm, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng như: thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ tín dụng trước đây, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay, nguồn trả nợ thay thế, năng lực quản lý điều hành…

Thứ sáu, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay, thu hồi nợ cũng như giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay để tránh tình trạng tiêu cực, nâng cao hiệu quả vốn vay…

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

(1) Thực trạng hoạt động quản lý cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên như thế nào?

(2) Yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nông dân?

(3) Công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank huyện Mường Ảng gặp những vướng mắc, tồn tại gì? Giải pháp nào để tăng cường quản lý hoạt động này hiệu quả hơn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Nội dung của các tài liệu thu thập: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu, cụ thể là các thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách cho vay đối với hộ nông dân…); Thông tin thực tiễn (trong nước, các vùng, các địa phương khác); Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …)

- Nguồn cung cấp tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: Đường lối, chủ trương chính sách của Nhà nước; Công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án); Các trang web chính thống; Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, của đơn vị từ năm 2015 đến năm 2017; Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành); Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê, báo cáo của ngân hàng Agribank qua các năm).

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra.

Mục đích điều tra: Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá hiệu quả vay vốn tín dụng đối với hộ nông dân. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân đã được vay vốn.

Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân đã vay được vốn tại Ngân hàng.

Mẫu điều tra: Để đảm bảo tính khách quan khoa học, đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

Áp dụng công thức xác định mẫu của Slovin như sau:

n =

N 1+N.e2 Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy (số lượng hộ nông dân sẽ điều tra) N là số lượng hộ nông dân đến vay vốn tại NH trong 1 năm. e là sai số cho phép (e = 5%)

Số lượng hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh hàng năm là vào khoảng 500 hộ. Do vậy, tác giả đã tiến hành điều tra 223 hộ theo công thức xác định mẫu của Slovin để đảm bảo độ tin cậy của số liệu điều tra.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phiếu hỏi với thang đo Likert để phỏng vấn với các yếu tố trong công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và các đề tài, luận văn nghiên cứu. Trong luận văn tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Yếu Trung bình Khá Tốt

- Tác giả dự kiến sẽ điều tra với mức sai số cho phép e là 5%. Kết quả số liệu khảo sát được phân tích cụ thể như sau:

Khoảng Phân tích 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế gồm 2 phần, nhằm xác định thực trạng hoạt động cho vay (Mẫu phiếu tại phần phụ lục)

+ Thông tin chung về người được phỏng vấn + Thông tin chung về hộ phỏng vấn

+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ. + Kết quả của việc vay vốn

+ Nguyện vọng của các hộ điều tra.

+ Ý kiến của hộ điều tra đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Agribank chi nhánh Mường Ảng, Điện Biên.

- Cách thức điều tra: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp khi các hộ đến vay hoặc làm các thủ tục liên quan đến vay vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Mường Ảng.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với hoạt động quản lý cho vay đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Mường Ảng.

b. Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

Trong đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tính điểm trung bình và đánh giá công tác quản lý cho vay đối với hộ nông dân tại huyện Mường Ảng. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.

Từ đó xác định xu hướng biến động của từng từng tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại ngân hàng Agribank huyện Mường Ảng nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác quản lý cho vay đối với các hộ nông dân trên địa bàn.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Mường Ảng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong thời gian qua đồng thời đề ra các định hướng phát triển trong thời gian tới.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Mường Ảng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này tại Agribank chi nhánh Mường Ảng, Điện Biên.

c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Giai đoạn nghiên cứu chọn là khoảng cách 3 năm từ 2016- 2018. Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý, các thông tin thứ cấp sẽ được thu thập trong ba năm này. Sau đó, tác giả thực hiện phân tích sự biến động qua các năm để rút ra kết luận.

d. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Mường Ảng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại, luận văn sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%): Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100 Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%): Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = --- x 100 DSCV năm trước

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng: Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH.

Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng = Tổng dư nợ * 100% Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao,

ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động (%): Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = ---

Doanh số cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = --- x 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Cần lưu ý nợ quá hạn được chia làm hai loại:

+ Nợ quá hạn do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngân hàng hoặc vì một lý do nào đó chưa thu được tiền bán hàng nên đến kỳ trả nợ khách hàng chưa có tiền trả. Ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn, loại nợ quá hạn này ngân hàng có khả năng thu hồi nợ cao.

+ Nợ quá hạn do khách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, bị thiên tai, lừa đảo hay bị chết không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng, buộc ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn chờ xử lý. Loại nợ quá hạn này được gọi là nợ khó đòi, khả năng thu hồi nợ này rất thấp.

Tỷ lệ nợ xấu (%): Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)