Giải pháp trong việc triển khai và tổ chức hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 83 - 87)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.2. Giải pháp trong việc triển khai và tổ chức hoạt động cho vay

- Cần tập trung hoàn thiện và cải tiến quy trình quản lý tín dụng hợp lý, thống nhất

Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. Nó phản ánh các nguyên tắc tín dụng, trình tự giải quyết công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan. Mục tiêu của việc xác định quy trình tín dụng là để có được quyết định tài trợ đúng đắn, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng.

Hiện nay các NHTM đều đã xây dựng và áp dụng một quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Là một đối tượng vay vốn của NH, hoạt động tín dụng đối với người dân cũng phải tuân theo quy trình chung này. Tuy nhiên, trong từng bước của quy trình, việc áp dụng cho người dân cũng đang đặt ra những yêu cầu riêng, đòi hỏi NH phải xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn cho người dân, phù hợp với đặc

điểm, tính chất của đối tượng khách hàng này để có thể thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và làm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của người dân.

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Khi người dân có nhu cầu vay vốn, Nhân viên Quan hệ khách hàng phải tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ tín dụng do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng thường bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ phương án vay vốn và các hồ sơ khác có liên quan.

Bước 2: Thẩm định

Sau khi nhận đầy đủ các hồ sơ cần thiết, bộ phận kinh doanh phải tiến hành thẩm định toàn bộ những nội dung theo đúng các bộ phận cấu thành nên hồ sơ tín dụng nhằm phân tích một cách toàn diện nhất, chính xác nhất về khách hàng để ra quyết định cho vay ở bước tiếp theo.

Đối với việc thẩm định hồ sơ, ngoài cách thức thẩm định tài sản bảo đảm và phương án vay vốn theo đúng hướng dẫn của quy trình tín dụng, bộ phận kinh doanh phải phân tích kĩ về năng lực pháp lý, năng lực quản lý và tình hình tài chính của hộ gia đình. Đây là đặc điểm riêng có của người dân mà ngân hàng phải đối mặt và tìm biện pháp để nắm bắt vấn đề một cách sát thực nhất.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, ra quyết định cho vay

Trên cơ sở tờ trình tín dụng đã lập, nhân viên Quan hệ khách hàng đưa ra kết luận độc lập của mình về quyết định cho vay và trình báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu vượt phạm vi thẩm quyền phán quyết của người lãnh đạo trực tiếp, hồ sơ vay vốn và tờ trình sẽ được đưa lên trình lãnh đạo cấp cao hơn. Đối với người dân, thông thường giá trị và tính chất phức tạp của các khoản vay ở mức trung bình và thấp. Vì vậy, các khoản vay nên được ra quyết định tại cấp chi nhánh của ngân hàng nhằm rút ngắn thời gian thẩm định, làm giảm thời gian chờ đợi kết quả của người dân.

Bước 4: Lập đàm phán, ký kết hợp đồng

Sau khi quyết định tài trợ cho khoản vay, bộ phận Hỗ trợ Quan hệ khách hàng phải chuẩn bị các hợp đồng và văn bản liên quan trình lãnh đạo ký, bao gồm:

hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp cùng các văn bản liên quan đến tài sản bảo đảm khác. Sau khi khách hàng và ngân hàng kí kết các hợp đồng, văn bản liên quan, đồng thời khách hàng hoàn thành thủ tục tài sản bảo đảm cần thiết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay.

Bước 5: Giải ngân

Phân giao quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận có liên quan để đảm bảo việc giải ngân được thuận lợi, nhanh chóng.

Bước 6: Quản lý, giám sát sau cho vay và thu hồi vốn vay

Để đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, NH phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay. Cũng như các doanh nghiệp khác, người dân cũng cần định kì cung cấp hồ sơ tài chính, các hợp đồng kinh tế thể hiện tình hình sản xuất – kinh doanh của mình cho ngân hàng. Đồng thời, bản thân bộ phận kinh doanh luôn phải liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với người dân để nắm bắt được thực trạng hoạt động của họ, những bất thường xảy ra để có thể chủ động trong mọi tình huống. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra ở khâu kiểm soát sau là cán bộ ngân hàng phải thực sự dành thời gian, công sức và cách thức kiểm soát hợp lý, đảm bảo không để tình trạng thiếu thông tin về khách hàng sau khi cho vay.

Bước 7: Tất toán, thanh lý hợp đồng

Đến ngày đáo hạn của khoản vay, sau khi thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ thanh lý hợp đồng tín dụng, tất toán khế ước, lưu hồ sơ theo quy định. Đồng thời, ngân hàng cũng đưa ra quyết định về việc mở rộng, duy trì hay hạn chế giao dịch với đối tượng khách hàng đó trong tương lai.

- Làm tốt chính sách quản lý khách hàng vay vốn

Chính sách khách hàng cần được xây dựng trên cơ sở việc nghiên cứu kỹ lưỡng khác hàng, phải dự báo được nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai để tiến hành xây dựng các chính sách phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý sẽ giúp ngân hàng tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, quảng bá được hình ảnh và mở rộng được tín dụng cũng như thị phần hoạt động trên thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác. NH cần tập trung vào các vấn đề sau khi hoàn thiện chính

sách khách hàng:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì, gìn giữ mối quan hệ với khách hàng thân thuộc. Đây là các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, hay sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nên ngân hàng có thông tin về khách hàng. Nguồn thông tin sẵn từ hệ thống tín dụng NH quốc gia sẽ giúp ngân hàng giảm được những rủi ro về thông tin bất cân xứng khi tiếp cận những khách hàng mới. Trên cơ sở nguồn thông tin về các khách hàng, NH cần xếp loại khách hàng vào các nhóm theo tình hình tài chính, nhu cầu vốn, mức độ thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng…Từ đó, ngân hàng tiến hành sàng lọc khách hàng để có thể tiếp tục phát triển mối quan hệ với các khách hàng có lịch sử tín dụng tốt và tạm dừng cấp tín dụng cho những doanh nghiệp yếu kém, có mức rủi ro cao. Củng cố lượng khách hàng truyền thống sẽ giúp NH khẳng định được uy tín và vị thế của mình, ổn định thị phần, là tiền đề để thu hút các khách hàng mới.

Thứ hai, tăng cường công tác khảo sát, nghiên cứu về thực trạng hoạt động và nhu cầu vốn của khách hàng. Do hộ nông dân hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau nên thực trạng hoạt động và nhu cầu vốn sẽ có nhiều điểm khác nhau. Với đối tượng khách hàng này, sau khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tế tình hình khách hàng, ngân hàng có thể phân đoạn thị trường theo các tiêu chí khác nhau như quy mô, ngành nghề kinh tế, hình thức sở hữu, vùng miền… để nắm được các doanh nghiệp đang có lợi thế gì, khó khăn gì, có nhu cầu gì và có khó khăn gì khi tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đây là cơ sở để NH nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản quy định hoạt động tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu và giải quyết được những khó khăn của người dân.

Thứ ba, chủ động tìm kiếm khách hàng nhằm mở rộng khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường tín dụng hiện nay, NH cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.

- Tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý thông tin của khách hàng vay vốn

Việc quản lý khách hàng vay vốn theo từng đối tượng sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro. Đối với tín dụng đối với hộ nông dân, mục đích vay chủ yếu là để phát

triển nông nghiệp nông thôn. Mà sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và mang tính thời vụ. Vì vậy, cần phải có chính sách động viên, khuyến khích và quản lý, giám sát thông tin của khách hàng trong suốt quá trình vay vốn. Đặc biệt phải phối hợp với các tổ chức CTXH tại địa phương để hỗ trợ cho hộ nông dân sử dụng vốn đúng mục đích và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Để tăng cường việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, ngân hàng có thể xem xét tuyển thêm cán bộ tin học có trình độ cao để hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong quá trình công tác. Hoặc cử cán bộ các phòng nghiệp vụ đi học tập nâng cao trình độ tin học. Xây dựng các bốt rút tiền tự động với máy ATM hiện đại, bảo mật cao phục vụ nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt tại địa phương; Có kế hoạch hợp tác với ngành viễn thông để phát triển tốt dịch vụ ngân hàng điện tử trong tương lai.

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Thực tế cho thấy công tác này đã được thực hiện nhưng đang có nguy cơ gia tăng rủi ro vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, các cán bộ tín dụng của Agribank chi nhánh Mường Ảng cần phải thường xuyên thu thập và xử lý thông tin từ hệ thống thông tin tín dụng; nắm bắt cả các thông tin phòng ngừa rủi ro như tình hình thị trường, sự biến động của thời tiết, giá cả, thị phần ... và các thông tin của khách hàng một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 83 - 87)