5. Bố cục đề tài
4.2.1. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn CBCC
Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ CBCC bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của đơn vị. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.
* Về việc quy hoạch CBCC.
Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về độ tuổi, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại cơ quan UBND huyện; có bước điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn kế cận cán bộ chủ chốt và thay thế số CBCC không đạt chuẩn.
Xác định nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi CBCC. Mọi CBCC phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, nhằm tiến kịp xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh việc quán triệt tư tưởng, quan điểm đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, trong điều kiện của đơn vị để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại cơ quan UBND huyện trong thời gian tới, cần xác định đối tượng CBCC nào cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể:
- Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ nằm trong quy hoạch, dự nguồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- CBCC chưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.
- Riêng về trình độ chuyên môn, cần tập trung đầu tư bồi dưỡng, tập huấn các chương trình đào tạo để thực sự nâng cao chất lượng trình độ của đội ngũ CBCC thì mới đảm bảo điều kiện để tiếp tục đào tạo, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.
* Về đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn.
Đào tạo, bồi dưỡng vấn đề quan trọng quyết định đến việc triển khai thực hiện thành công đề án quy hoạch và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là trang bị, bổ sung kiến thức, phương pháp tư duy, kỹ năng làm việc. Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo các nội dung:
- Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn với việc sử dụng. Mỗi chức danh cán bộ chủ chốt phải có sự chuẩn bị từ 2 đến 3 người, có kế hoạch cho đi đào tạo. Đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn CBCC phù hợp đối với từng chức danh, trên cơ sở đó người cán bộ có hướng phấn đấu.
Thực hiện tốt nội dung này sẽ đạt được hai mục tiêu: Một là tránh được lãng phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng “Người đi học thì không được làm, người đi làm thì không được học”. Hai là, đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch sẽ gắn với mục đích sử dụng nguồn nhân lực này. Điều này sẽ tạo ra động lực khuyến khích CBCC nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng sẽ được vận dụng, họ sẽ được trọng dụng vào một vị trí công tác mới hay đơn giản là họ được sử dụng các kiến thức mình được trang bị vào mục đích nhất định.
- Cần lựa chọn những nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp. Nếu như chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC trước đây được xây dựng chặt chẽ về cấu trúc, thì trong giai đoạn hiện nay cần phải có độ mở phù hợp; từ chỗ đại trà hóa thì nay cần tiến đến khu biệt hóa, cá nhân hóa. Nói cách khác, phải lựa chọn những chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC phải được xây dựng để đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng mà CBCC còn thiếu hụt, chứ không phải cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng mà họ đã biết, đã có hoặc không còn phù hợp. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC nên được xây dựng theo lý thuyết chuỗi kết quả, nghĩa là xuất phát từ tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức công vụ của CBCC để xác định những nội dung, cách thức đào tạo, bồi dưỡng. Cần thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày và tập trung vào các nội dung thiết thực, thiết thân, thiết yếu, phù hợp với đặc điểm công tác của.
- Lụa chọn những khóa học có phương pháp đào tạo theo hướng lấy người học là trung tâm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu, thay đổi cách học truyền thống, nặng nề mà không hiệu quả là giảng viên thuyết trình, học viên nghe và chép bài; áp dụng các phương pháp hiện đại như máy chiếu vào dạy học, phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, tự nghiên cứu của học viên, tăng cường các buổi đi thực tế, học nhóm giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
- Đối với các cán bộ trẻ cần được đào tạo bài bản thì nên cho đi học tập trung, chính quy. Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao đỗi với những CBCC có tuổi trên cơ sở khuyến khích động viên CBCC tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức, với phương châm “thiếu gì, bổ sung đó”. Cần phải nắm bắt được họ khiếm khuyết về mặt kiến thức nào, không tiếp cận được công việc đến đâu để có phương pháp đào tạo hợp lý.
- Cần xây dựng chính sách đãi ngộ đối với CBCC được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng như: chế độ trợ cấp hàng tháng, chính sách sử dụng sau khi đào tạo, chính sách đãi ngộ đặc biệt với CBCC có thành tích xuất sắc trong học tập. Cần thu hút nhiều nguồn kinh phí khác nhau: Nguồn kinh phí của cơ quan cử CBCC đi học, nguồn kinh phí đóp góp từ chính bản thân CBCC, nguồn học bổng, nguồn tài trợ của các dự án và các nguồn kinh phí khác...