Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ công chức của cơ quan UBND huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 31)

5. Bố cục đề tài

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan

UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập; năng lực vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật còn hạn chế, việc quy hoạch đào tạo chưa kịp thời, bố trí cán bộ còn bị động. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Cần phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ CBCC. Những văn bản này là cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí và đào tạo bồi dưỡng CBCC.

bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ CBCC, không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết.

- Quan tâm tới công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng CBCC; đảm bảo theo tiêu chuẩn, làm tốt công tác luân chuyển, điều động, kiên quyết không bố trí đối với những người không đủ tiêu chuẩn, xử lý kịp thời CBCC vi phạm.

- Quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCC; xây dựng kế hoạch đào tạo CBCC; chú trọng bổ dưỡng đối với CBCC không đủ tiêu chuẩn, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc.

- Thực hiện đúng quy trình, phương pháp để đánh giá CBCC. Trong quá trình đánh giá đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch để tạo nguồn cán bộ, thường xuyên rà soát để bổ sung quy hoạch, việc bố trí, sắp xếp CBCC được thực hiện trên cơ sở kết quả đánh giá CBCC hàng năm cùng với quy hoạch, đào tạo.

- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra CBCC thực thi công vụ đối với cơ sở. Luân chuyển, điều động, sắp xếp nhiệm vụ khác đối với những người trình độ không đảm bảo, tăng cường cán bộ từ các ban ngành của huyện và của điạ phương khác thay thế CBCC không đảm bảo năng lực, hoặc có vi phạm nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Thực trạng về chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay như thế nào?

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn?

3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài. Ưu điểm của tài liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, tài liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn.

Nguồn số liệu thứ cấp thu thập được thông qua các nguồn sau:

- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.

- Số liệu thứ cấp do UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cung cấp: các báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện; các thông tin đăng tải trên các website chính thống của huyện.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau: a. Đối tượng điều tra

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả điều tra 2 nhóm đối tượng:

- Đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể - Người dân trên địa bàn huyện

b. Số lượng đối tượng điều tra khảo sát

- Đối với CBCC của cơ quan UBND huyện: tiến hành điều tra khảo sát tổng thể toàn bộ CBCC (67 cán bộ công chức).

- Đối với người dân trên địa bàn huyện: Ở đây tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo định mứclà cách giao chỉ tiêu phỏng vấn bao nhiêu người trong thời gian quy định. Tác giả tiến hành điều tra 200 người dân trên địa bàn một cách ngẫu nhiên, khi người dân đến làm việc tại UBND huyện trong thời gian 01 tháng, nhằm có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng CBCC của UBND huyện và chọn tiêu thức phân tổ như sau (theo độ tuổi và giới tính):

- Chọn 100 người (50 nam và 50 nữ) có độ tuổi từ 18 đến 35 - Chọn 100 người (50 nam và 50 nữ) có độ tuổi lớn hơn 35 c. Thiết kế phiếu điều tra

Đối với phiếu điều tra dành cho đội ngũ CBCC và dành cho người dân đều được thiết kế với bố cục 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung về cá nhân

Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, chức vụ, trình độ học vấn, của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu.

Phần 2: Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Đối với phiếu điều tra đội ngũ CBCC, phần này tìm hiểu về những vấn đề như: vấn đề tuyển dụng, bố trí lao động, chất lượng công việc, công tác đào tạo, mức lương hiện tại, khen thưởng, kỷ luật, những mong muốn của CBCC và các vấn đề liên quan.... Đối với phiếu điều tra người dân, phần này tìm hiểu chất lượng dịch vụ công mà đơn vị cung cấp.

d. Cách thức tiến hành phiếu điều tra

- Đối với CBCC tác giả kết hợp đồng thời hai cách thức điều tra: phát phiếu điều tra trực tiếp và gửi phiếu điều tra qua email.

- Đôi với người dân thì phiếu điều tra được phát trực tiếp khi người dân đến làm việc tại UBND huyện

các nội dung nghiên cứu. Đối với các tài liệu là các thông tin định tính thì phân loại nội dung theo chuyên đề để thẩm định tính xác thực, đánh giá tầm quan trọng và dùng làm căn cứ suy luận để đi đến các kết luận cần thiết. Đối với các tài liệu là số liệu thì nhập vào phần mềm Excel để tính toán và phân tích, tổng hợp theo các phương pháp định lượng để đi đến những kết luận cần thiết.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các dữ liệu, tiến hành hệ thống hóa dữ liệu, đánh giá kết quả đạt được, kết hợp với kết quả thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về nâng cao chất lượng cán bộ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.

Phương pháp thống kê mô tả tuy đơn giản nhưng lại có độ chính xác đáng tin cậy rất cao, phương pháp này thường là công cụ cơ bản không thể thiếu để phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế - xã hội. Để hiểu được các hiện tượng và ra các quyết định, giải pháp đúng đắn, cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu theo phương pháp thống kê mô tả.

Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

c. Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp phân tích định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liênkết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. Phương pháp phân tích định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập

Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, từ những thông tin, kết quả so sánh được, tác giả đưa ra các giả thiết và tiến hành phân tích các giả thiết đó xem giả thiết nào phù hợp, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng chất lượng CBCC

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu CBCC theo độ tuổi, giới tính, dân tộc: nhằm xác định đội ngũ CBCC theo độ tuổi, giới tính, dân tộc chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng số CBCC, tỷ lệ đó đã hợp lý chưa so với tính chất đặc thù của một huyện miền núi.

tuổi (giới tính, dân tộc) (giới tính, dân tộc) Tổng số CBCC

- Các chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ: nhằm phản ánh trình độ của CBCC của UBND huyện trong những năm qua, chỉ tiêu này cũng giúp tác giả xác định được số lượng CBCC được cử đi đào tạo hàng năm.

Tỷ lệ CBCC theo trình độ chuyên môn

(ngoại ngữ, tin học) =

Số lượng công chức theo trình độ chuyên môn (ngoại ngữ, tin học) x100 Tổng số CBCC - Chỉ tiêu phản ánh trình độ lý luận chính trị. Tỷ lệ CBCC theo trình độ luận chính trị =

Số lượng công chức theo trình độ

lý luận chính trị x 100 Tổng số CBCC

- Chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý nhà nước Tỷ lệ CBCC theo trình

độ quản lý nhà nước =

Số lượng công chức theo trình độ

quản lý nhà nước x 100 Tổng số CBCC

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động nâng cao chất lượng CBCC

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ CBCC có thể thông qua kết quả đánh giá, xếp loại công chức theo công thức sau:

Tỷ lệ công chức theo mức độ hoàn thành

công việc loại i =

Số lượng công chức theo mức độ hoàn thành công việc loại i

x100% Tổng số CBCC

Nhằm xác định chất lượng CBCC theo chất lượng hoàn thành công việc, giúp đánh giá năng lực của từng CBCC qua các năm.

- Chất lượng dịch vụ cung cấp được đánh giá thông qua hai tiêu chí:

+ Đánh giá của người dân về khả năng giải quyết công việc như có khả năng tiếp xúc với nhân dân; có khả năng làm việc tốt; biết khích lệ, động viên thực hiện những mục tiêu chung; làm tốt công tác tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng.

+ Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cung cấp như quy trình, thủ tục dịch vụ hành chính được đơn vị công khai minh bạch; hồ sơ không bị mất mát, sai sót; người dân dễ dàng liên lạc với cán bộ thụ lý hồ sơ; thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN UBND HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN 3.1. Khái quát về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Theo Cổng thông tin điện tử huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn [5], đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Ba Bể như sau.

Ba Bể là huyện niền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 67.412ha. Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông, phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng.

Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản. Dân số toàn huyện có gần 47 nghìn người, trong đó có khoảng 95% là người dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác.

Địa hình: Ba Bể chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10%. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú, đặc trưng là dãy núi Phja Bjooc có độ cao 1.578m, là mái nhà của 03 huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông.

Cùng với đó, trên địa bàn huyện có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy qua. Sông Năng bắt nguồn từ dãy núi cao Phja Giạ (thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) chảy vào địa phận huyện Ba Bể từ xã Bành Trạch theo hướng Đông - Tây; sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hường Đông Nam - Tây Bắc sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng; cách cung sông Gâm chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, xuyên suốt địa giới của huyện với nhiều ngọn núi cao trùng điệp đã tạo nên địa hình hiểm trở rất đặc trưng của huyện Ba Bể.

Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC – 23oC, vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá. Là vùng khuất gió mùa đông

bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình hơn 1.600 mm và có thảm thực vật phong phú.

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 500 - 1000m so với mặt biển, Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa... thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật. Vùng hồ Ba Bể và sườn núi Phja Bjoóc gần như mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên đôi khi thời tiết cũng rất khắc nghiệt. Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, băng giá hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài không có lợi cho sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ công chức của cơ quan UBND huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 31)