5. Bố cục đề tài
3.2.3. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan
UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
3.2.3.1. Kết quả tuyển dụng, bố trí CBCC
Trong giai đoạn 2016 – 2019 tại UBND huyện Ba Bể nói riêng và các địa phương khác của tỉnh Bắc Kạn nói chung đều đang quyết liệt triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban chấp hành TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Đề án số 03-ĐA/TU ngày 10-5-2017 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ trong hệ thống chính trị giai đoạn 2016 – 2021 nên trong giai đoạn này cơ quan UBND huyện Ba Bể gần như không tuyển dụng vị trí việc làm mới. Chỉ có năm 2019 UBND huyện Ba Bể mới có 01 chỉ tiêu cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vì vậy trong giai đoạn 2016 -2019 CBCC tại UBND huyện Ba Bể cũng có nhiều sự thay đổi: từ năm 2016, 2017 là 82 người thì năm 2018 giảm xuống còn 72 người và đến năm 2019 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 67 CBCC. Như vậy, căn cứ vào đề án vị trí việc làm của đơn vị số CBCC đã giảm 15 người (một số CBCC được thuyên chuyển công tác sang đơn vị khác, một số đến tuổi nghỉ hưu); ngoài ra do có đề án sáp nhập Phòng Y tế, Phòng dân tộc vào VP HĐND&UBND nên một số cán bộ được thuyên chuyển công tác từ Phòng y tế, Phòng dân tộc vào VP HĐND & UBND.
3.2.3.2. Kết quả quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng CBCC
Thực hiện Kết luận số 24-KL/TW, ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo cũng như các quyết định, hướng dẫn của tỉnh, Ban Thường vụ Đảng ủy UBND huyện đã xem xét phê duyệt quy hoạch trưởng, phó các phòng, ban của huyện giai đoạn 2015 - 2020; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp ủy và cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020. Cụ thể, rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Ðảng bộ UBND huyện; Ban Thường vụ; các chức danh lãnh đạo chủ chốt... trình cấp ủy phê duyệt quy hoạch. Trong giai đoạnh này, cấp ủy đã thực hiện nghiêm túc nghị quyết, có kế hoạch triển khai cụ thể, bám sát quy định, hướng dẫn của cấp trên để
thực hiện quy trình công tác cán bộ. Xây dựng quy hoạch đủ về số lượng theo các chức danh quy định, lựa chọn được nhiều người có triển vọng để đưa vào quy hoạch, khi cần có thể bố trí ngay các chức danh trong quy hoạch hoặc tương đương. Ðồng thời cũng phát hiện được những người có triển vọng phát triển nhưng chưa có đủ các điều kiện bổ nhiệm để xây dựng kế hoạch đào tạo, tạo nguồn cán bộ kế cận.
Nhận thức được vai trò của đội ngũ CBCC, trong giai đoạn 2016 – 2019 công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC làm việc tại UBND huyện dựa trên kế hoạch xây dựng đã đạt được một số kết quả sau:
Bảng 3.13: Các khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC của UBND huyện Ba Bể giai đoạn 2016 - 2019
Tên lớp bồi dưỡng Đơn vị 2016 2017 2018 2019
Lớp đào tạo, bồi dưỡng ngạch chuyên viên Người 3 3 4 5 Lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng Người 0 2 5 4 Lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành chính
nhà nước Người 4 5 6 5
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cải cách hành
chính nhà nước Người 7 6 9 8
Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng đã tuân thủ đầy đủ và đúng quy định về quy trình đào tạo, bồi dưỡng, đa phần các học viên tham gia khóa học một cách đầy đủ, nhiệt tình.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương đối phù hợp với trình độ chuyên môn của các học viên nên các học viên sau khi tham gia các khóa học đã nhanh chóng ứng dụng được vào vị trí công tác của mình, góp phần vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong giải quyết và thực thi công vụ.
Hầu hết các học viên sau khi đi học về đã làm đúng với chuyên môn nghiệp vụ đào tạo. tạo điều kiện cho các học viên nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như các kỹ năng và kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính của UBND huyện Ba Bể.
bồi dưỡng không có cơ hội để ứng dụng kiến thức vào thực tế, một số học viên tham gia khóa học vì mức lương, tiêu chuẩn để nâng ngạch. Ngoài ra một số học viên tham gia các khóa học không thể ứng dụng kiến thức mình học vì có sự chênh lệch quá lớn giữa lý thuyết được học và công việc trên thực tế.
3.2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức, bố trí sử dụng đội ngũ CBCC
Qua điều tra CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể, kết quả thu được phản ánh thực trạng chính sách bố trí sử dụng công chức theo 3 tiêu chí như sau:
- Về sự phù hợp giữa công việc với năng lực chuyên môn.
Trong số CBCC được hỏi về sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực chuyên môn: có 59,7% trả lời rất phù hợp tương đương với 40 phiếu; 17,9% trả lời phù hợp tương đương với 12 phiếu; 14,9% trả lời phù hợp ở mức độ vừa phải tương đương với 10 phiếu; có đến 7,7% trả lời không phù hợp tương đương với 5 phiếu và 0 % trả lời là rất không phù hợp.
Chúng ta thấy có đến 77,6% (tương đương 155 phiếu) CBCC được hỏi trả lời từ mức phù hợp trở lên, điều này chứng tỏ UBND huyện Ba Bể đã có sự nhìn nhận, đánh giá năng lực CBCC khá phù hợp và chính xác để việc bố trí công việc cho CBCC của mình, tuy nhiên vẫn có một số CBCC không đồng ý với sự phân công, bố trí của tổ chức, tuy là số lượng không lớn nhưng cũng cần phải có sự gặp gỡ, trao đổi trực tiếp để nắm rõ được nguyện vọng tâm tư của họ.
- Về cơ hội thăng tiến trong công việc
Cơ hội thăng tiến là một yếu tố có tác động quan trọng đến động lực làm việc của các CBCC. Kết quả khảo sát cho thấy, có 34.3% (tương đương với 23 phiếu) công chức tin rằng cơ hội thăng tiến có tác động rất nhiều đến động lực làm việc; 46,3% (tương đương với 31 phiếu) tin rằng có tác động nhiều; 17,9% (tương đương với 12 phiếu) tin rằng có tác động vừa phải; chỉ có 1,5% (tương đương với 1 phiếu) tin rằng tác động ít và 0% tin rằng tác động rất ít.
Có đến 79% CBCC được hỏi cho rằng cơ hội thăng tiến có tác động nhiều và rất nhiều, chứng tỏ CBCC đều xác định cần phải cố gắng làm tốt công việc thì sẽ có khả năng thăng tiến, đây chính là động lực thúc đẩy CBCC làm việc.
Kết quả khảo sát cho thấy 52,2% (tương đương với 35 phiếu) trả lời là rất hài lòng, 29,8% (tương đương với 20 phiếu) trả lời là hài lòng, 13,4% (tương đương với 9 phiếu) trả lời là bình thường, 2,98% (tương đương với 2 phiếu) trả lời là ít hài lòng và 1,5% (tương đương với 1 phiếu) trả lời là không hài lòng.
Kết quả này chứng tỏ việc bổ nhiệm đề bạt CBCC đã được làm rất bài bản, theo đúng các quy trình, quy định. Khi tiến hành bổ nhiệm, đề bạt, UBND huyện đều tổ chức lấy phiếu tín nhiệm từ chính đơn vị của CBCC được bổ nhiệm, đề bạt, nếu CBCC có phiếu tín nhiệm cao mới tiếp tục thực hiện các quy trình, thủ tục tiếp theo, thể hiện sự dân chủ trong công tác bổ nhiệm, đề bạt. Tuy vẫn còn tỷ lệ trả lời là ít hài lòng và không hài lòng nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này là việc không thể tránh được với bất kỳ một tổ chức hay đơn vị nào.
3.2.3.4. Thực trạng chính sách đãi độ với CBCC
Các CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể đều được cơ quan thực hiện đầy đủ các văn bản do Nhà nước quy định như: Luật CBCC của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về trợ cấp công vụ; Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị... Phải nói tỉnh Bắc Kạn nói chung là một tỉnh nghèo trong cả nước vì vậy phần ngân sách của tỉnh nói chung hay của huyện Ba Bể nói riêng chỉ cố gắng đầy đủ các chế độ cho CBCC của mình, chứ không được như các tỉnh lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... có những chính sách thêm cho CBCC của mình.