5. Bố cục đề tài
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài. Ưu điểm của tài liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, tài liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn.
Nguồn số liệu thứ cấp thu thập được thông qua các nguồn sau:
- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.
- Số liệu thứ cấp do UBND huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cung cấp: các báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện; các thông tin đăng tải trên các website chính thống của huyện.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau: a. Đối tượng điều tra
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả điều tra 2 nhóm đối tượng:
- Đội ngũ CBCC của cơ quan UBND huyện Ba Bể - Người dân trên địa bàn huyện
b. Số lượng đối tượng điều tra khảo sát
- Đối với CBCC của cơ quan UBND huyện: tiến hành điều tra khảo sát tổng thể toàn bộ CBCC (67 cán bộ công chức).
- Đối với người dân trên địa bàn huyện: Ở đây tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo định mứclà cách giao chỉ tiêu phỏng vấn bao nhiêu người trong thời gian quy định. Tác giả tiến hành điều tra 200 người dân trên địa bàn một cách ngẫu nhiên, khi người dân đến làm việc tại UBND huyện trong thời gian 01 tháng, nhằm có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng CBCC của UBND huyện và chọn tiêu thức phân tổ như sau (theo độ tuổi và giới tính):
- Chọn 100 người (50 nam và 50 nữ) có độ tuổi từ 18 đến 35 - Chọn 100 người (50 nam và 50 nữ) có độ tuổi lớn hơn 35 c. Thiết kế phiếu điều tra
Đối với phiếu điều tra dành cho đội ngũ CBCC và dành cho người dân đều được thiết kế với bố cục 2 phần:
Phần 1: Thông tin chung về cá nhân
Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, chức vụ, trình độ học vấn, của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu.
Phần 2: Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Đối với phiếu điều tra đội ngũ CBCC, phần này tìm hiểu về những vấn đề như: vấn đề tuyển dụng, bố trí lao động, chất lượng công việc, công tác đào tạo, mức lương hiện tại, khen thưởng, kỷ luật, những mong muốn của CBCC và các vấn đề liên quan.... Đối với phiếu điều tra người dân, phần này tìm hiểu chất lượng dịch vụ công mà đơn vị cung cấp.
d. Cách thức tiến hành phiếu điều tra
- Đối với CBCC tác giả kết hợp đồng thời hai cách thức điều tra: phát phiếu điều tra trực tiếp và gửi phiếu điều tra qua email.
- Đôi với người dân thì phiếu điều tra được phát trực tiếp khi người dân đến làm việc tại UBND huyện
các nội dung nghiên cứu. Đối với các tài liệu là các thông tin định tính thì phân loại nội dung theo chuyên đề để thẩm định tính xác thực, đánh giá tầm quan trọng và dùng làm căn cứ suy luận để đi đến các kết luận cần thiết. Đối với các tài liệu là số liệu thì nhập vào phần mềm Excel để tính toán và phân tích, tổng hợp theo các phương pháp định lượng để đi đến những kết luận cần thiết.