5. Bố cục đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn
Theo số liệu thống kê (2016) toàn huyện Chợ Đồn có 396 CBCC. Thành phần về dân tộc của đội ngũ CBCC của huyện Chợ Đồn bao gồm: dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao.... trong đó CBCC là người dân tộc Tày chiếm đa số. Về mặt độ tuổi, đội ngũ CBCC nằm trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 40 tuổi chiếm đa số và chiếm tỷ trọng thấp nhất là đội ngũ công chức trên 50 tuổi. Trong những năm vừa qua, UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đời sống đội ngũ CBCC các khối cơ quan hành chính, sự nghiệp như đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, tuyển dụng cán bộ, nhằm tăng cường năng lực tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng tổ chức vững mạnh... Các biện pháp cụ thể mà huyện đã thực hiện trong thời gian qua là:
- Nâng cao thể lực cho đội ngũ CBCC: Thể lực của CBCC huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn vẫn còn thấp, bé, nhẹ cân so với các khu vực lân cận theo các chỉ số về
nhân trắc. Do đó, rất khó khăn khi phải làm việc trong môi trường không thuận lợi với cường độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc. Vì vậy: UBND huyện Chợ Đồn cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ CBCC, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho CBCC vùng nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn; tổ chức các giải thi đấu thể thao giữa CBCC các đơn vị trong huyện
- Từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBCC: tiến hành đào tạo đối với CBCC trẻ có khả năng phát triển nhằm đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc; Sắp xếp cho thôi việc đối với CBCC chưa đạt chuẩn đối với các địa phương có nguồn thay thế tốt hơn, bên cạnh đó cần đào tạo kỹ năng cho đội ngũ CBCC như kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng ứng xử...
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC bằng cách: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, không ngừng rèn luyện nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC; Đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong kiểm điểm; Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm; Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tới đội ngũ CBCC.
- Hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với CBCC. Bao gồm: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC; Chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần cho CBCC...
- Hoàn thiện công tác đánh giá đội ngũ CBCC: Công tác đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo định kỳ hàng năm, tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho đủ thủ tục; Để công tác đánh giá có hiệu quả thì việc rà soát luôn phải gắn với tiêu chuẩn chức danh để đánh giá CBCC; Để công tác này đạt kết quả cao nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp cơ sở với cơ quan quản lý CBCC của huyện là Phòng Nội vụ.