5. Bố cục đề tài
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
3.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Theo Cổng thông tin điện tử huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn [5], đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Ba Bể như sau.
Ba Bể là huyện niền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 67.412ha. Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông, phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng.
Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản. Dân số toàn huyện có gần 47 nghìn người, trong đó có khoảng 95% là người dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác.
Địa hình: Ba Bể chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10%. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú, đặc trưng là dãy núi Phja Bjooc có độ cao 1.578m, là mái nhà của 03 huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông.
Cùng với đó, trên địa bàn huyện có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy qua. Sông Năng bắt nguồn từ dãy núi cao Phja Giạ (thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) chảy vào địa phận huyện Ba Bể từ xã Bành Trạch theo hướng Đông - Tây; sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hường Đông Nam - Tây Bắc sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng; cách cung sông Gâm chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, xuyên suốt địa giới của huyện với nhiều ngọn núi cao trùng điệp đã tạo nên địa hình hiểm trở rất đặc trưng của huyện Ba Bể.
Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC – 23oC, vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá. Là vùng khuất gió mùa đông
bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình hơn 1.600 mm và có thảm thực vật phong phú.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 500 - 1000m so với mặt biển, Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa... thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật. Vùng hồ Ba Bể và sườn núi Phja Bjoóc gần như mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên đôi khi thời tiết cũng rất khắc nghiệt. Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, băng giá hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài không có lợi cho sự sinh trưởng của động, thực vật, ảnh hưởng tới hoạt động, sức khoẻ con người. Mùa mưa nhiều xã ven sông Năng thường bị ngập lụt.
Sông ngòi: Ba Bể có nhiều sông, suối, lòng sông suối thường sâu, để có nước tưới cho đồng ruồng, nhất là các chân ruộng bậc thang, đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm làm mương, phai, bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản xuất, đời sống như cối giã gạo, máy bật bông, làm thuỷ điện mi ni, xuôi mảng... Đường thuỷ sông Năng phối hợp với các đường bộ tạo nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi thông thương giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, Na Hang (Tuyên Quang).
Tài nguyên thiên nhiên: Ở Ba Bể tập trung nhiều loại khoáng sản như: Vàng gốc (nguyên sinh) và vàng sa khoáng, khoáng sắt và sắt - mangan, đá vôi biến chất thành đá hoa như xung quanh hồ Ba Bể, sắt, mangan ở Bản Nùng. Ngoài ra còn có đá quý ở Bản Đuống, Bản Vàng…
Đất Ba bể có thể trồng nhiều loại cây thương phẩm có giá trị kinh tế cao như: hồng không hạt, hoa lily, ngô, đậu tương, trúc. Hiện tại, Ba Bể đã phát triển được hơn 1.000 ha mơ, mận, dứa. Đất đai ở Ba Bể cũng thích hợp cho việc chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê.
Núi đá xen lẫn núi đất chiếm phần lớn diện tích đất đai tự nhiên. Rừng có nhiều gỗ quý (đinh, lim, nghiến, táu…) cùng nhiều cây dược liệu và nhiều loại chim muông, thú rừng như phượng hoàng, công, trĩ, hươu, nai, sơn dương, khỉ, lợn rừng, kỳ đà…
Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con sông, suối đã tạo cho Ba Bể những bồn địa, những thung lũng lòng máng, lòng chảo, đất đai khá màu mỡ thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía, bông và cây ăn quả (cam, quýt, chuối, hồng).
rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Nhiều loài động vật quý vẫn còn lưu giữ được như phượng hoàng đất, gà lôi, vọc mũi hếch… Trong hồ vẫn còn 49 loài cá nước ngọt, trong đó có một số loài cá quý hiếm như cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên…
Cùng với đó, hồ Ba Bể rộng gần 500ha gắn liền với dòng sông Năng và hệ thống hang động, thác nước thiên nhiên kỹ vĩ trở thành khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc.
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong những năm gần đây có gặp một số khó khăn do diễn biết bất thường của thời tiết, bệnh dịch diễn biến phức tạp trên địa bàn gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, các nguồn lực đầu tư cho phát triển KT-XH còn hạn chế, song dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự quản lý, điều hành chủ động của UBND huyện, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và dân nhân các dân tộc trên địa bàn huyện, hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục ổn định và phát triển, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá; sản xuất công nghiệp – TTCN diễn ra ổn định, có sự tăng trưởng. Thương mại - dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể thao được đảm bảo, có nhiều tiến bộ; công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đề ra; công tác y tế, khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên; các chính sách an sinh xã hội đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội được duy trì thực hiện tốt; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tiếp tục được duy trì. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định; quốc phòng – quân sự được củng cố, vững chắc. Điều này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu về kinh tế và chỉ tiêu phát triển văn hóa xã hội.
a. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về kinh tế năm 2019. * Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Về trồng trọt:
- Diện tích cây lương thực có hạt 6.257,1/6.300 ha đạt 99,3%KH (trong đó: Diện tích cây lúa 4.261,4 ha đạt 102,68% KH, 49,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 20.942,8/19.960 tấn đạt 104,9% KH; diện tích cây ngô 1.995,7 ha đạt 92,82% KH,
Năng suất ước đạt 44,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt 8.911,5/9.570 tấn đạt 93,1% KH). Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 29.854,2/29.530 tấn đạt 101,1% KH. Lương thực bình quân đầu người đạt 585,4 kg/người/năm đạt 100,9% KH.
- Cây trồng khác: Cây lương thực lấy củ (Khoai lang, khoai môn, dong riềng) diện tích thực hiện được 218,8 ha đạt 89,3% KH; Cây công nghiệp ngắn ngày (Lạc, đậu tương, gừng, nghệ, chè) diện tích thực hiện được 892 ha, đạt 104,3% KH; Rau, đậu các loại diện tích thực hiện được 487,22 ha, đạt 87% KH.
- Cây ăn quả: Cây cam, quýt diện tích 193/160 ha đạt 120,6% KH, diện tích cho thu hoạch: 128/130 ha đạt 98,5% KH, năng suất 88 tạ/ha, sản lượng 1.126,4 tấn, trong đó: Diện tích cải tạo, thâm canh: 34,9/50 ha, đạt 69,8% KH. Diện tích được chứng nhận ATTP hoặc VIETGAP: 0/5ha; Cây hồng không hạt diện tích 280/292 ha đạt 95,9% KH, diện tích cho thu hoạch: 124/120 ha đạt 103,3% KH, năng suất đạt: 36,24 tạ/ha, sản lượng 449,4 tấn, trong đó. Diện tích trồng mới 25,3/30 ha đạt 84,3% KH. Diện tích cải tạo, thâm canh: 23,3/25 ha đạt 93,1% KH.
- Diện tích đất canh tác đạt 100 triệu đồng/ha trở lên: Thực hiện được 366,7/420 ha đạt 87,3% KH (Công thức luân canh gồm lúa + dưa hấu, dưa lê; lúa + bí xanh thơm; dong riềng, rau bồ khai; chuối tây...).
- Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa, ngô sang cây trồng có giá trị kinh tế cao: 237,82/229 ha đạt 103,85% KH.
Về chăn nuôi, thủy sản:
- Về chăn nuôi: Tổng đàn vật nuôi hiện có: Đàn đại gia súc: 11.908/16.400 đạt 73,5% KH (đàn trâu 7.650/10.200 con, đạt 75% KH; đàn bò 4.137/6.000 con, đạt 69% KH; đàn ngựa 121/200 con, đạt 60,5% KH); Đàn dê 3.988/9.000 con đạt 44,3% KH; Đàn lợn 30.003/31.000 con đạt 96,8% KH; Đàn gia cầm, thủy cầm 322.980/240.000 con đạt 134,6% KH. Đàn chó 6.649 con. Chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm; đã tiêm 35.444 liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi.
Về tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi: Từ 11/5 đến 25/11 trên địa bàn huyện đã xuất hiện bệnh dịch tả Châu Phi tại 15/16 xã, thị trấn (riêng xã Nam Mẫu không xảy ra) với tổng số lợn ốm và tiêu hủy 2.962 con (trọng lượng 118.946 kg) trên tổng số 408 hộ dân/87 thôn; Đến nay UBND huyện đã công bố hết dịch tả lợnChâu Phi tại
10 xã (Chu Hương, Phúc Lộc, Mỹ Phương, Cao Thượng, Cao Trĩ, Thượng Giáo, Khang Ninh, Hà Hiệu, Hoàng Trĩ, Quảng Khê).
- Về thủy sản: Diện tích nuôi ao, ruộng: 142,59/144 ha đạt 99,02% KH, năng suất đạt 16,5 tạ/ha, sản lượng đạt 234,8/230,6 tấn đạt 101,9% KH; Nuôi cá lồng: 1.050/270m3 đạt 388,89% KH, năng suất đạt 0,4 tạ/m3, sản lượng 42 tấn. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt: 276,9/249,5 tấn đạt 111% KH.
Về lâm nghiệp.
- Công tác trồng rừng, phát triển rừng được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Năm 2019, toàn huyện trồng mới được 593 đạt 137,9% KH, trong đó: Trồng rừng phân tán thực hiện được 185 ha; Trồng rừng sau khai thác thực hiện được 408 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện ước đạt 67,3%.
- Công tác bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng: Diện tích giao khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đã được giao cho các tổ chức, cộng đồng thôn, hộ gia đình quản lý, tuần tra bảo vệ theo quy định. Kết quả, diện tích khoanh nuôi 3.182/3.182 ha, đạt 100% KH, diện tíchbảo vệ rừng phòng hộ: 4.963,23/4.963,23 ha đạt 100% KH. Độ che phủ rừng của huyện ước đạt 67,3%.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng được các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Trong năm 2019, Hạt Kiểm lâm Ba Bể và Ban quản lý VQG Ba bể đã tuần tra phát hiện và xử lý 34 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (trong đó: Hạt Kiểm lâm Ba Bể phát hiện và lập biên bản 23 vụ; Ban quản lý VQG Ba Bể phát hiện và xử lý 14 vụ). Tịch thu tang vật, phương tiện gồm: 59,721 m3 gỗ các loại; 04 xe máy, 03 máy cưa xăng, 01 súng cồn tự chế, 01 xuồng máy nhỏ; xử phạt vi phạm hành chính thu nộp ngân sách 70.510.000 đồng. Các vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự đã lập hồ sơ ban đầu, chuyển cơ quan điều tra để điều tra xử lý theo quy định.
* Kết quả công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ bản
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trong năm, tổng chung giá trị sản xuất, khai thác, chế biến, chế tạo, SX phân phối điện, nước toàn ngành công nghiệp huyện (theo giá so sánh năm 2010) giá trị ước đạt 107.336 triệu đồng.
Về xây dựng cơ bản: Chỉ đạo Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện và các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp các công trình đang thi công; tăng cường kiểm tra giám sát các công trình xây dựng cơ bản; thực hiện giải ngân các nguồn vốn theo tiến độ phê duyệt. Đối với các công trình đã hoàn thành, chỉ đạo Ban QLDA đầu
tư xây dựng huyện và các chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư, nhất là các công trình nguồn vốn 2018 chuyển sang năm 2019. Kết quả giải ngân tính đến 30/11/2019, đã thực hiện được 60.847 triệu đồng, đạt 48,79%KH, trong đó: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện giải ngân được 53.118 triệu đồng, đạt 58,1%KH; UBND các xã làm chủ đầu tư giải ngân được 7.729 triệu đồng, đạt 23,2%KH. Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đạt thấp là do các chủ đầu tư chưa chủ động triển khai các thủ tục đầu tư; vốn chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư áp dụng cơ chế đặc thù tỷ lệ đối ứng của người dân lớn nên chậm được triển khai.
* Thương mại, dịch vụ, du lịch Về thương mại, dịch vụ:
- Trong những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra ổn định. Công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại được các cơ quan chức năng thường xuyên tăng cường. Thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách: Trong năm các hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách diễn ra sôi động và nhộn nhịp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân.
Về hoạt động du lịch: Huyện tiếp tục ưu tiên và giành nguồn lực để đầu tư, xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy, phát triển du lịch Hồ Ba Bể. Trong năm, huyện đã báo cáo và được UBND tỉnh cho chủ trương đồng ý giao 4.000 m2 đất và bàn giao đoạn tuyến Tỉnh lộ 258 (Từ lý trình Km 46 +550 đên Km 49 + 200- Đoạn từ cổng VQG cũ đến bến bờ bắc Hồ Ba Bể) cho huyện phục vụ nhiệm vụ phát triển du lịch, dịch vụ; hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ trong khu du lịch ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ (Hiện trên địa bàn huyện Ba Bể có 87 có khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ Homstay, trong đó có những Khách sạn, khu nghỉ dưỡng được xếp hạng 3 sao như Khách sạn Sài Gòn - Ba Bể...), sản phẩm du lịch ngày càng phát triển gắn với vẻ đẹp thiên nhiên, những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của người dân vùng Hồ, bên cạnh đó huyện luôn chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Hồ Ba Bể...nhờ đó lượng khách du lịch đến với khu du lịch Hồ Ba Bể ngày càng tăng, lượng khách du lịch đến huyện trong 11 tháng (Số liệu từ 01/01 đến hết ngày 30/11)là: 83.220 lượt, trong đó: Khách nội địa 66.543 lượt; Khách quốc tế 13.176 lượt; Trẻ em: 3.501 lượt. Tổng doanh thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể và Động Hua Mạ đạt
3.151,550 triệu đồng (trong đó Nộp NSNN: 2.159,686 triệu đồng, trích lại đơn vị Ban QL khu du lịch Ba Bể 961,864 triệu đồng). Cùng với đó công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch trong khu du lịch Hồ Ba Bể luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, với tiềm năng, lợi thế vốn có thì sự phát triển của du lịch Ba Bể vẫn còn chưa tương xứng, sản phẩm du lịch chưa phong phú, các loại hình dịch vụ du lịch chưa trở thành động lực gắn kết và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương;