5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH tỉnh Thái Nguyên a. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng trung du miền núi; phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách Hà Nội 80 km) và phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.562,82 km². Tỉnh có vị trí rất thuận lợi về giao thông, là điểm nút giao thương kết nối với các tỉnh thành thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông. Về đường bộ có đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Về đường sông có tuyến Đa Phúc - Hải Phòng. Về đường sắt có tuyến Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn. Thái Nguyên cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km và cách trung tâm Hà Nội 75 km, cách cảng Hải Phòng 200 km.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất tập trung vào một số ngành nghề trọng điểm; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng mạnh, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp đã khẳng định vị trí của tỉnh trong nền kinh tế nhiều thành phần,... bên cạnh đó, tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: sự tăng trưởng nóng và chưa bền vững ở hầu hết các ngành sản xuất; giá cả đầu vào tăng làm cho chi phí sản
xuất cao, đẩy giá thành sản phẩm tăng lên làm ảnh hưởng tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng nhiều nơi đã bị xuống cấp, nhất là kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, miền núi.
Với cơ chế thu hút đầu tư, nhiều chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng,... Thái Nguyên đã có nhiều doanh nghiệp tiềm năng đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất điện tử và các sản phẩm phụ trợ (khu công nghiệp Samsung, khu công nghiệp Điềm Thụy); Dự án xây dựng khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc của doanh nghiệp Xuân Trường; Khu Du lịch sinh thái, lịch sử Thần Sa (huyện Võ Nhai); Khu Sinh thái Lương Sơn (thành phố Thái Nguyên); khu Hồ Suối Lạnh (thị xã Phổ Yên), Hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ); Nhiều nhà ở cho công nhân thuê ở các Khu công nghiệp tập trung được cải tạo, xây mới. Các Siêu thị, Trung tâm Thương mại, Nhà hàng, khách sạn sang trọng, các chung cư cao cấp như Tiến Bộ, Tecco,... được xây dựng; Nhiều bệnh viện với chất lượng chuyên môn cao được đầu tư và xây dựng tại Thái Nguyên. Đặc biệt trong năm 2016, Thái Nguyên đón nhận Dự án đầu tư lớn vào du lịch văn hóa, tâm linh khu vực Hồ Núi Cốc. Dự án đang khẩn trương tích cực triển khai sẽ đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng quy hoạch vùng Thủ đô những năm tiếp theo.
b. Quá trình hình thành và phát triển BHXH tỉnh Thái Nguyên
BHXH tỉnh Bắc Thái được thành lập ngày 15/6/1995 theo Quyết định số 19/BHXH-TCCB của Tổng Giám đốc BHXHVN. Từ tháng 10 năm 1997, BHXH tỉnh Thái Nguyên được tái lập theo sự chia tách địa giới hành chính hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Từ ngày 01/01/2003, BHXH tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, tài sản và nhiệm vụ chính trị từ cơ quan BHYT tỉnh Thái Nguyên chuyển sang. BHXH tỉnh Thái Nguyên là cơ quan trực thuộc BHXHVN, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXHVN tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN (sau đây gọi chung là BHXH), BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện (sau đây gọi
chung là BHYT); quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXHVN và quy định của pháp luật.
BHXH tỉnh Thái Nguyên chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng Giám đốc BHXHVN; chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. BHXH tỉnh Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng.
Sau 23 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực, cố gắng lớn của tập thể cán bộ, viên chức, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp an sinh xã hội của địa phương và của ngành.
BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội lớn, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Do vậy, trong thời gian qua, việc chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện an sinh xã hội không chỉ là phương hướng hoạt động mà còn là nhiệm vụ chính trị và của hệ thống BHXHVN. Đối với Thái Nguyên, những vấn đề trên càng trở nên nhiều ý nghĩa bởi tỉnh Thái Nguyên là địa phương có diện tích tương đối lớn, nhiều thành phần dân cư. Đặc biệt số lượng các khu công nghiệp, doanh nghiệp, các trường đại học cao đăng chuyên nghiệp tập trung cao, kéo theo số lượng công nhân, học sinh, sinh viên lớn. Vì vậy nếu chăm lo không tốt, không đảm bảo đời sống bền vững cho người lao động, thiếu sự quan tâm sức khỏe cho người dân sẽ là một rào cản trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhận thức rõ vấn đề này, BHXH tỉnh Thái Nguyên luôn phát huy sự chủ động trong việc tranh thủ sự chỉ đạo của BHXHVN, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, sự vào cuộc của các ban, ngành đoàn thể địa phương trong việc khai thác và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT có hiệu quả. Với chặng đường 23 năm xây dựng và phát triển, những đóng góp của BHXH Thái Nguyên đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2006 và năm 2012, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì; năm 2015 được tặng cờ của Thủ tướng Chính phủ, Cờ của
BHXHVN, Bằng khen của BHXHVN, Bằng khen của UBND tỉnh, năm 2016 và 2017 được tặng Cờ của UBND tỉnh Thái Nguyên; Đặc biệt năm 2018, BHXH tỉnh Thái Nguyên vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Với uy tín và kinh nghiệp của mình, trong những năm tiếp theo, BHXH tỉnh Thái Nguyên chắc chắn tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công, hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao trên con đường sự nghiệp an sinh xã hội của mình.
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại BHXH tỉnh Thái Nguyên a. Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban Giám đốc Các phòng nghiệp vụ BHXH các huyện, thành phố, thị xã
- Văn phòng - BHXH thành phố Thái Nguyên
- Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH huyện Phú Lương - Phòng Kế hoạch - Tài chính - BHXH huyện Định Hóa - Phòng Quản lý thu - BHXH thành phố Sông Công - Phòng Khai thác và thu nợ - BHXH thị xã Phổ Yên
- Phòng Công nghệ thông tin - BHXH huyện Võ Nhai - Phòng Cấp sổ, thẻ - BHXH huyện Đại Từ - Phòng Giám định BHYT - BHXH huyện Đồng Hỷ - Phòng Tiếp nhận & Trả KQ TTHC - BHXH huyện Phú Bình - Phòng Chế độ BHXH
- Phòng Thanh tra - Kiểm tra
Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên
b. Chức năng, nhiệm vụ
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố, BHXH Việt Nam ban hành ngày 23/05/2017.
3.1.1.3. Một số kết quả hoạt động của BHXH tỉnh Thái Nguyên
Những năm gần đây tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tương đối thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh không ổn định. Chính vì vậy tình trạng nộp chậm, trốn đóng BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tái diễn, nhiều đơn vị nợ đọng kéo dài, khó khăn cho công tác thu, giảm nợ đọng. Hoạt động của tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp còn hạn chế chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT tuy đã đạt được kết quả nhưng chưa đồng đều, việc khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tham gia còn thấp, hoạt động của hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT còn chưa đồng đều.
Với sự phấn đấu đoàn kết cùng tìm ra giải pháp trong khó khăn, mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ các đối tượng thụ hưởng BHXH, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành tốt kế hoạch BHXHVN giao cho.
Đối với công tác phát triển đối tượng: Tổng số đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN thời điểm 31/12/2018 là 1.222.471 người, tăng 118,39% so với năm 2015 (bảng 3.1). Trong đó, lao động tham gia BHXH (bao gồm cả BHXH tự nguyện) là 224.516 người, đạt 29,84% lực lượng lao động (Thái Nguyên nằm trong số 12 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH cao nhất cả nước); lao động tham gia BHTN là 207.553 người, đạt 27,6% lực lượng lao động; đối tượng tham gia BHYT là 1.218.533 người, đạt tỷ lệ bao phủ 97,8% dân số của tỉnh (Thái Nguyên nằm trong số 3 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ BHYT cao nhất cả nước). Chi tiết công tác phát triển đối tượng như sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH tỉnh Thái Nguyên năm 2016-2018
Năm Tổng số đối tượng tham gia (người) Tỷ lệ tăng trưởng so với đầu kỳ (%) Trong đó Tham gia BHXH bắt buộc (người) Tham gia BHXH tự nguyện (người) Tham gia BHYT (người) Tham gia BHTN (người) 2016 1.144.270 110,82 188.168 2.931 1.141.339 179.307 2017 1.194.011 115,64 198.933 3.284 1.190.727 188.923 2018 1.222.471 118,39 220.578 3.938 1.218.533 207.553
(Nguồn: BHXH tỉnh Thái Nguyên)
Công tác đôn đốc thu BHXH, BHYT, BHTN: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 tổng số thu đạt 11.925 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/năm; riêng số thu năm 2018 đạt cao nhất và gấp gần 2 lần số thu năm 2015 (2.337 tỷ đồng). Kết quả thu cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH tỉnh Thái Nguyên năm 2016-2018 Năm Tổng số tiền thu được
(tỷ đồng) So kế hoạch được BHXH VN giao (%) Tỷ lệ tăng trưởng so với đầu kỳ (%) 2016 3.260 104,55 139,50 2017 4.059 102,01 173,68 2018 4.606 103,02 197,09
(Nguồn: BHXH tỉnh Thái Nguyên)
Chỉ tiêu nợ BHXH, BHYT, BHTN các năm gần đây luôn dưới mức kế hoạch giao và giảm dần hàng năm (hết năm 2018, số nợ đơn vị sử dụng lao
động còn 0,87% so với số đã thu).
Có được kết quả trên, hàng năm, đơn vị xác định rõ số phải thu và mở rộng đối tượng tham gia để giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc sát với số kế hoạch BHXHVN giao; luôn chủ động, tích cực bám sát cơ sở đôn đốc đảm bảo tiến độ thu; tăng cường hoạt động Tổ thu nợ các cấp; phối hợp liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động và nhất là tăng cường thanh tra chuyên ngành từ cuối năm 2016 đến nay đã hỗ trợ tích cực công tác thu.
Công tác chi trả hằng tháng được quan tâm đảm bảo chi đúng, chi đủ, kịp thời, góp phần ổn định đời sống đối với người lao động đã nghỉ chế độ (hiện nay, tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn tỉnh khoảng 75.000 người). Đơn vị đã tổ chức tốt khâu lập dự toán, phối hợp với Bưu điện tỉnh Thái Nguyên tổ chức mạng lưới chi trả kịp thời, đúng quy định, đúng lịch chi trả hàng tháng, đảm bảo an toàn tiền mặt, đến tận tay các đối tượng thụ hưởng.
Tổng hợp giai đoạn từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã giải quyết 534.254 lượt người hưởng các chế độ BHXH (trong đó, giải quyết 8.548 người hưởng hưu trí và trợ cấp BHXH hàng tháng; 512.120 người hưởng các chế độ ngắn hạn như: BHXH một lần, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và 13.586 người hưởng BHTN); số tiền chi trả các chế độ BHXH, BHTN là 10.879 tỷ đồng (trong đó, chi trả BHTN là 123 tỷ đồng).
Đối với công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT được thực hiện kịp thời, đúng quy định, đúng đối tượng tạo sự thuận lợi cho người lao động và nhân dân tham gia, thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT. Trong năm BHXH tỉnh đã cấp trên 2,526 triệu thẻ BHYT; cấp mới trên 46,9 nghìn sổ BHXH cho người lao động; xét duyệt và giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHYT đảm bảo chính xác, kịp thời với hơn 337 nghìn lượt người.
Đối với công tác giám định và quản lý quỹ KCB BHYT. Đây là mảng nghiệp vụ công tác trong những năm qua đạt được những kết quả nổi bật trong tổ chức thực hiện. Thái Nguyên là một trong những trung tâm có mạng lưới cơ sở y tế khá lớn, với 01 bệnh viện tuyến Trung Ương, 12 bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương, 22 bệnh viện tuyến huyện và tương đương, 176 trạm y tế tuyến xã, 21 trạm y tế cơ quan, đơn vị trường học. Đơn vị đã phân công, bố trí đội ngũ viên chức có kinh nghiệm thực hiện công tác giám định thường trực tại tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên; đẩy mạnh ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong quy trình giám định BHYT, thúc đẩy liên thông dữ liệu với ngành y tế (là tỉnh được lựa chọn thí điểm thực hiện Dự án giám định BHYT theo tỷ lệ và hiện đã triển khai rộng rãi trong toàn quốc); đồng thời thực hiện cấp ứng kinh phí, thẩm định, thanh quyết toán chi phí KCB với các cơ sở y tế kịp thời theo quy định hiện hành. Tổng hợp giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, đơn vị thực hiện công tác giám định đối với 5.742.363 lượt bệnh nhân KCB BHYT, tổng số tiền BHYT đã thanh toán là 2.833 tỷ đồng, quỹ BHYT luôn được đảm bảo an toàn và có dự phòng.
Đặc biệt từ năm 2017, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện giao dịch điện tử công tác thu và cấp sổ, đổi sổ, thẻ, tổ chức rà soát, kê khai, chuẩn hóa dữ liệu các đối tượng tham gia BHYT, nhằm quản lý khoa học, đồng bộ, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân. Công tác tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH, BHYT được thực hiện theo quy trình một cửa liên thông, góp phần giải quyết nhanh, chính xác, kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động. Ngoài ra đơn vị còn còn chủ động tăng cường công tác giám định tại các bệnh viện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người có thẻ BHYT khi đi KCB, đồng thời phát hiện sớm các biểu hiện lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT, góp phần an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.