Mục tiêu tăng cường quản lý chi BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

5. Bố cục của luận văn

4.1.3. Mục tiêu tăng cường quản lý chi BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên

BHXH tỉnh Thái Nguyên với chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định của pháp luật và của BHXHVN. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống an sinh xã hội ngày càng được hoàn thiện, trong đó có chính sách BHYT đã phát huy hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý chi BHYT, BHXH tỉnh đã xác định mục tiêu chiến lược:

- Mở rộng đối tượng tham gia BHYT, hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2020 để thực hiện tốt Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT đến năm 2020, BHXH tỉnh đề ra mục tiêu là: Thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT; tiến đến thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, BHYT toàn dân.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến thực hiện Luật BHYT. Về lâu dài, kiện toàn bộ máy quản lý về tổ chức, thực hiện công tác quản lý chi BHYT,

xây dựng quy chế vận hành đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới của ngành BHXHVN.

- Đưa chính sách BHYT trở thành một trong những chính sách xã hội quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, nhằm chăm lo sức khỏe cho người lao động và gia đình họ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Phấn đấu đến năm 2021 có khoảng 40% lao động trong độ tuổi tham gia BHXH (100% lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh tham gia BHXH, 85% tham gia BHTN) và trên 98% dân số của tỉnh tham gia BHYT.

- Hướng đến cân đối quỹ KCB BHYT bền vững tại BHXH tỉnh Thái Nguyên. Quỹ KCB BHYT là cơ sở tồn tại cho hoạt động BHYT vì thế khi quỹ được hình thành cần có những cơ chế hợp lý để quản lý quỹ một cách có hiệu quả. Ngoài chức năng chính là chi trả chi phí KCB BHYT thì quỹ còn có thể tham gia đầu tư trên thị trường vốn khi quỹ chưa sử dụng đến. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang thiếu vốn, việc đầu tư quỹ vào đâu để đem lại hiệu quả kinh tế cao là một vấn đề cần phải được xem xét và cân nhắc kỹ. Việc đầu tư quỹ phải đảm bảo được yêu cầu thu hồi vốn và có khả năng thanh toán liên tục. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT nhằm bảo đảm mọi quy định có liên quan được thực hiện đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chống thất thoát lạm dụng.

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Lập kế hoạch quản lý chi BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên

Bất kể một công việc gì, muốn thực hiện có hiệu quả đều phải làm tốt công tác lập kế hoạch và bám sát kế hoạch để thực hiện. Kế hoạch càng chi tiết việc thực hiện càng dễ đạt được mục tiêu. Trong quản lý chi BHYT, việc lập kế hoạch có ý nghĩa rất lớn, bởi vì:

bệnh viện chủ động trong việc chỉ định điều trị, tránh được tình trạng chỉ định tràn lan, không cần thiết, gây lãng phí. Hơn nữa nếu không có kế hoạch từ trước, các chỉ định quá mức cần thiết mang nhiều yếu tố chủ quan sẽ bị cơ quan BHXH từ chối thanh toán sau khi thẩm định. Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở KCB vì các chỉ định thì cũng đã thực hiện rồi, người bệnh cũng đã ra viện nên sẽ không có kinh phí chi trả cho những chi phí phát sinh này.

- Đối với cơ quan BHXH: Căn cứ vào kế hoạch đã giao cho các cơ sở KCB, đối chiếu với thống kê chi phí định kỳ cơ sở KCB gửi lên, cơ quan BHXH sẽ có những cảnh bảo kịp thời đối với những cơ sở KCB đã chi vượt kế hoạch, kịp thời phối hợp với cơ sở KCB tìm giải pháp tháo gỡ và rút kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng từ chối thanh toán quá nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)