MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước trong
khu vực và trên thế giới
Hiện tại, ngân hàng điện tử đã có mặt ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, vậy quốc gia nào hiện nay đang đứng đầu về ngân hàng điện tử, quốc gia nào chua phát triển mảng dịch vụ này?
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá sự bao phủ của mạng luới ngân hàng điện tử đối với một quốc gia nhu doanh số thanh toán, số luợng thẻ tín dụng, sự phong phú về số luợng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử .v.v. Chúng ta có thể phân loại các quốc gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nhu sau:
• Ngân hàng điện tử phát triển ở mức cao, tỷ trọng giao dịch điện tử chiếm đa số so với tỷ trọng giao dịch bằng các phương thức truyền thống: Điển hình ở các nuớc tu bản phát triển nhu Mỹ, Canada, Nam Phi và các nuớc Châu Âu. Áp dụng hầu hết ở các hoạt động thanh toán từ các khoản lớn nhu thanh toán hợp đồng giữa
các công ty, tập đoàn (Internetbanking) đến các hoạt động thanh toán nhỏ lẻ như mua hàng trong siêu thị - thanh toán thẻ, mua hàng Online - thanh toán bằng Internetbanking, Phone banking hay ví điện tử. .v.v.. Các quốc gia này có số lượng máy ATM/người dân cao nhất. Ví dụ: đứng đầu là Mỹ đầu năm 2014 có 425.000 máy ATM, trong khi dân số chỉ khoảng 315 triệu người, tương đương 1 máy ATM phục vụ 740 người dân Mỹ; tại Nam Phi, số lượng máy ATM gần 30.000 máy trên tổng dân số là 53 triệu người (đầu năm 2014) tương đương 1.700 người/máy ATM; tại Đức là 60.000 máy ATM trên tổng số 80 triệu dân (tương đương 1.350 người/máy); tại Anh là 70.000 máy ATM trên tổng số khoảng 65 triệu người (năm 2015) tương đương 1 máy ATM phục vụ 930 người. Toàn bộ Châu Âu tính đến năm 2014 có khoảng 409.000 máy ATM trong khi dân số khoảng 750 triệu dân, bình quân là 1.830 người dân/máy ATM.
• Ngân hàng điện tử đã phát triển, nhưng chưa chiếm vị trí tuyệt đối trong tổng doanh số các sản phẩm ngân hàng: Cấp độ này chủ yếu tập trung ở một số quốc gia phát triển tại Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan .v.v. Tại các quốc gia này mức độ sử dụng dịch vụ NHĐT không cao như nhóm trên:
- Nhật Bản: có khoảng 20.000 máy ATM trên tổng số 130 triệu dân (tương đương 6.500 người/máy ATM tuy nhiên lượng dân số trên 65 tuổi tại quốc gia này chiếm tới 25%). Để thúc đẩy dịch vụ này phát triển cũng như để công nghệ thông tin có nhiều ứng dụng vào đời sống xã hội hơn nữa, Nhật Bản cũng đã đưa ra một số biện pháp như: một chương trình lớn về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin toàn quốc, bộ Bưu điện xây dựng một đề án hoàn tất việc chuyển mạng thông tin toàn quốc sang dùng sợi cáp quang, có các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật và an toàn, công nghệ thẻ thông minh, trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hoa.. .Tất cả các hoạt động trên của Nhật Bản đ có những tác động rõ rệt tới sự phát triển của E-banking ở nước này. Dịch vụ ngân hàng điện tử giờ đây đ có một môi trường pháp l để tiến hành các giao dịch trong toàn quốc, nhân dân thấy tin tưởng hơn vào sự an toàn của cả hệ thống, các ngân hàng điện tử của Nhật Bản giờ đ có thể cạnh tranh với các
ngân hàng trên thế giới trong việc kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Singapore: Từ lâu, quốc gia này đã tuyên bố mục tiêu biến nuớc này trở thành một trong những nuớc đứng đầu thế giới về điện toán hoá, làm cho công nghệ thông tin thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Và đến năm 1997, tất cả các cơ quan, công sở đều đã liên kết vào internet. Tháng 12/1996, nhân phiên họp cấp bộ truởng WTO tổ chức ở Singapore, Singapore đã chính thức khai truơng việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng điện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch an toàn mang tính quốc tế, thành lập tháng 4/1997 đua vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998. Để đạt đuợc những thành tựu đó, chính phủ đã đua ra nhiều văn kiện quan trọng điều chỉnh hoạt động thuơng mại điện tử nói chung và NHĐT nói riêng ở Singapore nhu: Luật chống lạm dụng máy tính điện tử, luật bí mật riêng tu, luật giao dịch điện tử, luật bản quyền cũng đuợc sửa đổi lại cho phù hợp với các yêu cầu của thuơng mại điện tử.
- Trung Quốc: có khoảng 620.000 máy ATM (năm 2014) trên tổng số 1,5 tỷ dân (chua tính HongKong, MaCao và Đài Loan) tuơng đuơng 2.420 nguời/máy). Mặc dù Trung Quốc buớc vào thuơng mại điện tử rất chậm: cuối năm 1997 mới chính thức vào mạng internet (truớc đó có truy cập nhung không ch nh thức), nhung ngay sau đó tốc độ phát triển tăng rất cao. Trung Quốc đ tập trung cung cấp các dịch vụ tiếp thị và giao dịch buôn bán đối ngoại có sử dụng phuơng tiện điện tử cho các doanh nghiệp chua có điều kiện tự mình trực tiếp tiến hành, đồng thời cung cấp dịch vụ đào tạo huấn luyện kỹ năng giao dịch buôn bán đối ngoại, đặc biệt là kỹ năng giao dịch qua mạng, đồng thời chính phủ cũng tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các ngân hàng trong nuớc tiến hành dịch vụ NHĐT, tuy nhiên mức độ phát triển của dịch vụ này ở Trung Quốc chua cao, số nguời sử dụng dịch vụ này còn ít. Hiện nay, ở Trung Quốc các hoạt động trao đổi thông tin qua mạng vẫn phải chịu sự theo dõi và kiểm duyệt của chính phủ, do vậy đ khiến cho hoạt động này chua phát triển mạnh mẽ nhu các nuớc phuơng Tây.
• Ngân hàng điện tử mới phát triển và chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ: Một số nuớc Đông Nam Á và các nuớc Châu Phi khác.
Qua cách phân loại trên ta có thể phần nào rút ra được cái nhìn tổng thể về tình hình sử dụng dịch vụ NHĐT tại các nước - tùy theo phong tục tập quán và tình hình kinh tế chính trị mỗi nước. Qua đó rút ra các kinh nghiệm về phát triển ngân hàng điện tử để có thể áp dụng thực tiến về Việt Nam.
Có thể thấy, Mỹ và các nước Châu Âu có hệ thống ATM phát triển và cũng là nước dẫn đầu về sử dụng ngân hàng điện tử. Điều này được giải thích bởi các nước này có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là nền tảng để phát triển ngân hàng điện tử. Mặt khác, cá tính người phương Tây là sống hướng ngoại và ham khám phá hơn so với người Châu Á. Vì vậy khi sản phẩm ngân hàng điện tử ra đời, hầu hết người dân đều tự cập nhật và sử dụng như một điều tất yếu. Mặt khác, do là các nước tư bản, các Ngân hàng đều là các ngân hàng tư nhân hoặc thuộc các tập toàn tư nhân, không chịu sự chi phối về vốn bởi nhà nước vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngân hàng điện tử - điển hình là máy ATM đều do các ngân hàng tự quyết định và chịu chi phối chỉ bởi áp lực cạnh tranh mở rộng mạng lưới bán hàng. Vì vậy ngân hàng điện tử đ phát triển nhanh chóng, mở rộng độ phủ sóng nhanh chóng tại các quốc gia này.
Các nước thuộc nhóm 2 là các nước phát triển tại Châu Á, việc phát triển ngân hàng điện tử tại mỗi quốc gia đều có khó khăn riêng nhưng tựu chung lại có một nguyên nhân chung là cơ sở hạ tầng, nền tảng chưa thực sự tốt như các nước phương Tây và có xuất phát điểm sau rất nhiều năm. Ngay cả Nhật Bản tuy là quốc gia đứng top thế giới về các sản phẩm công nghệ điện tử, tuy nhiên về công nghệ phần mềm chưa thực sự phát triển. Ngoài ra, tâm lý chung của người Châu Á là sống hướng nội hơn so với phương Tây, việc cho người dân tìm hiểu, sử dụng một dịch vụ và xua tan nghi ngờ về tính chính xác của dịch vụ mới cần khá nhiều thời gian thâm nhập.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Với sự phát triển dịch vụ NHĐT tại các nước trong khu vực và trên thế giới như vậy, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, môi trường pháp lý phải phù hợp, tạo điều kiện cho việc cung cấp các dịch vụ NHĐT. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam vẫn còn ít quy định về NHĐT. Hơn nữa, để phát triển dịch vụ này tại các NHTM trong nước, hệ thống
pháp luật phải linh hoạt hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình.
Thứ hai, các NHTM cần phải có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống thông tin hiện đại. Do đó, các NHTM trong nuớc cần phải đầu tu nâng cấp, đổi mới công nghệ, cập nhập liên tục các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cho phù hợp với xu huớng phát triển trên thế giới và của khu vực, nâng cao hiệu quả, chất luợng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng.
Thứ ba, nhu cầu sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng là yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ NHĐT. Ở Việt Nam, phần lớn dân chúng vẫn có thói quen và thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hay mua bán. Họ thuờng mang tâm lý e dè khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng điện tử hay có tu tuởng bảo thủ, không chú ý đến sự xuất hiện của các dịch vụ hiện đại này. KH e ngại về tính an toàn bảo mật khi sử dụng các dịch vụ NHĐT. Vì vậy mà các NHTM cần tìm cách tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo các dịch vụ ngân hàng điện tử qua nhiều kênh nhu: Các phuơng tiện truyền thông nhu báo giấy, truyền hình, internet,...và nhờ sự kết hợp của các cơ quan địa phuơng, chứng minh cho khách hàng thấy đuợc các tiện ích của dịch vụ, thay đổi tu tuởng, nhận thức và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cũng là điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ NHĐT. Tại các nuớc phát triển thành công dịch vụ này, họ chú trọng tới nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để không chỉ phát triển dịch vụ NHĐT tại các thành thị mà còn mở rộng mạng luới phát triển tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; cho nên cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của họ rất hiện đại, vững chắc. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm này của họ đồng thời xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ năm, các NHTM Việt Nam cần tích cực đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của mình, tạo ra sự khác biệt bởi hiện nay các NHTM đều đ và đang triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là giữa các ngân hàng thuơng mại trong nuớc và các ngân hàng nuớc ngoài. Các ngân hàng nuớc ngoài có uu thế về công nghệ, dịch vụ, quản lý và sự hỗ trợ lớn từ các ngân
hàng mẹ ở nước ngoài nên các NHTM trong nước phải không ngừng nỗ lực đổi mới, cung cấp các dịch vụ hiện đại và nhiều tiện ích hơn để thu hút khách hàng.
Cuối cùng, một bài học nữa cho các NHTM Việt Nam đó là phát triển nguồn nhân lực. Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn phát triển tốt phải có sự kết hợp hài hòa giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao để vận hành hệ thống tốt nhất và luôn làm khách hàng hài lòng. Do đó, các ngân hàng phải luôn tích cực đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Những kinh nghiệm trên đây đều rất đáng chú ý đối với các nước, nhất là những quốc gia bắt đầu tiếp cận ngân hàng điện tử. Chính vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn của đất nước mình thì các nước mới phát triển được ngân hàng điện tử một cách có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kết thúc chương 1 đã giúp chúng ta hiểu được phần nào những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử trong các ngân hàng thương mại, đồng thời cũng đưa ra khái niệm, tiêu chí đánh giá sự phát triển, phân tích lợi ích và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam- Chi nhánh Hưng Yên nói riêng.
Để có cái nhìn thực tiễn hơn về hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hưng Yên nói riêng thì việc tìm hiểu thực hiện, triển khai hình thức dịch vụ này hiện nay như thế nào, cụ thể hơn là xác định trong khoảng thời gian là một việc nên làm. Đó cũng là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong Chương 2: “ Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên (Vietcombank Hưng Yên) ”.
CHƯƠNG2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.1. SỰ RA ĐỜI CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1. Bối cảnh chi phối sự ra đời và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung cơ bản của quá trình này là việc Việt Nam nhất trí thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế trong khuôn khổ các hiệp định, mà nổi bật là Việt Nam đã kí kết với các tổ chức quốc tế là: Hiệp định về chuơng trình uu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Duơng (APEC), hiệp định thuơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ và tổ chức thuơng mại thế giới (WTO). Các cam kết trên đã tác động tới mọi ngành, trong đó có ngành ngân hàng. Các cam kết trên cho thấy, hội nhập sẽ mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng Việt Nam, đồng thời cũng đặt cho ngành này những thách thức to lớn của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là với những ngân hàng mở chi nhánh ở Việt Nam. Đứng truớc nguy cơ này, các ngân hàng Việt Nam đã buộc phải có chiến luợc phát triển phù hợp để có thể tăng khả năng cạnh tranh và ngân hàng điện tử chính là sự lựa chọn thích hợp.
Đến năm 2002, công nghệ thông tin Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khai loại hình dịch vụ này. Vì vậy, có thể khẳng định thuơng mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng vẫn là lĩnh vực tuơng đối mới mẻ ở Việt Nam. Những năm gần đây, khi sự cạnh tranh của thị truờng ngày càng gay gắt, các ngân hàng đều rất chú trọng đến việc phát triển theo chiều sâu, tăng cuờng hiện đại hóa ngân hàng. Các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc phát triển, mở rộng các sản