Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 73 - 76)

Bất kỳ một loại hình dịch vụ mới nào cũng đều tiềm ẩn trong nó những rủi ro nhất định, đặc biệt là những loại hình dịch vụ điện tử. Do đó, chúng ta cần phải xem xét đến những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và những rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương để từ đó có những biện pháp thích hợp.

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Việc đầu tư ban đầu của dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng thông tin. Vietcombank là một ngân hàng làm ăn rất có hiệu quả trong thời gian qua và lợi nhuận đạt được là tương đối cao; tuy nhiên vẫn phải tiến hành đầu tư dần dần vì không một ngân hàng nào của Việt Nam có đủ năng lực tài chính để có thể đổi mới đồng loạt cả hệ thống được và còn phải xem xét sự đổi mới đó có hiệu quả như thế nào, do vậy nhiều khi đã xảy ra tình trạng đầu

tư không đồng bộ và các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ ngân hàng điện tử không tránh khỏi chưa theo kịp thời đại, chưa đi tắt đón đầu được công nghệ nên vẫn còn bị lạc hậu so với thế giới.

- Nguồn nhân lực vẫn hạn chế: Trình độ cán bộ Vietcombank Hưng Yên cao, có kiến thức đào tạo bài bản nhưng chưa được đầu tư nhân lực nhiều vào mảng dịch vụ ngân hàng điện tử, dẫn đến khó khăn trong xử lý các giao dịch điện tử hay hỗ trợ khách hàng; chưa có phòng ban riêng và kinh phí còn hạn hẹp trong công tác mở rộng mạng lưới khách hàng.

- Chưa mạnh dạn bỏ ra nhiều chi phí giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền cho sản phẩm mới để quảng đại quần chúng hiểu rõ về những tiện ích và những thuận lợi mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại cho họ. Chưa xây dựng chiến lược marketing sản phẩm NHĐT theo thị trường mục tiêu, ít có chính sách khuếch trương sản phẩm dẫn đến quy mô, thị phần chưa thực sử tương xứng với vị thế của Vietcombank.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Tình trạng cơ sở hạ tầng của quốc gia là phát triển chưa đồng bộ. Ngành ngân hàng không thể triển khai tốt dịch vụ ngân hàng điện tử nếu các khách hàng là các doanh nghiệp không có các phương tiên điện tử, hay khi muốn triển khai dịch vụ Internet banking mà mạng internet của Việt Nam lại kém phát triển thì ngân hàng sẽ không thể thành công được.

- Sự ủng hộ và giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể ban ngành trong việc thông tin đến người dân chưa cao.

- Thói quen chi tiêu của người dân: Tuy địa bàn Hưng Yên gồm nhiều khu công nghiệp với số lượng doanh nghiệp lớn, dân cư đông nhưng phần đông trong tiềm thức vẫn thích sử dụng tiền mặt để thanh toán, chi tiêu. Trên thế giới việc nhận tiền lương hàng tháng đều thông qua việc chuyển tiền vào tài khoản của các cá nhân, thì ở Việt Nam việc này lại rất ít các cơ quan thực hiện, nó chỉ được thực hiện ở một số doanh nghiệp nước ngoài, ở các liên doanh và ở một số ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng.. ..Điều này thực sự là rất cồng kềnh và khó khăn cho bộ phận kế

toán nhưng nó vẫn được tiến hành, do chính những người lao động muốn được cầm lấy, nắm lấy số tiền mà họ làm ra được trong tháng.

- Yếu tố tâm lý của người dân: Khách hàng có tâm lý e ngại, sợ rủi ro cũng như chưa hiểu hết được những tiện ích mà ngân hàng điện tử đem lại cho chúng ta. Nhiều người vẫn coi dịch vụ này là chỉ dành cho những người có thu nhập cao. Chính những điều trên đã hạn chế rất nhiều đến lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank nói chung và Vietcombank Hưng Yên nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ sự phân tích đánh giá thực trạng về cơ chế, chính sách, nghiệp vụ, kết quả về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên; luận văn đã chỉ rõ hơn những mặt đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, hiệu quả hoạt động của Vietcombank Hưng Yên và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đây là những cơ sở, căn cứ quan trọng trong việc đưa ra những giải pháp, kiến nghị đề xuất phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hưng Yên nói riêng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM- CHI NHÁNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 73 - 76)