Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại địa

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 76 - 81)

tại địa bàn Hưng Yên

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc triển khai loại hình dịch vụ này ở các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ diễn ra phổ biến hơn.

3.1.1.1. Thuận lợi

a. về môi trường hoạt động

Môi trường kinh doanh ở Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

* về điều kiện tự nhiên- xã hội

Tỉnh Hưng Yên trước kia chiếm 70% là nông nghiệp, tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây các khu công nghiệp mở ra khiến Hưng Yên trở thành vùng đất có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm là 8- 9%.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ phù hợp với xu hướng chuyển đổi chung của cả nước. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành tài chính NH đang từng bước thực hiện mục tiêu đưa Hưng Yên trở thành trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ. Với những thế lực sẵn có cùng với những điều kiện thuận lợi khác, các NH đang tìm cách xâm nhập và mở rộng thị phần. Đẩy nhanh tốc độ thanh toán điện tử, hướng tới mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt. Điều đó thúc đẩy rất lớn trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank Hưng Yên.

* về chính trị pháp luật

Một trong những trở ngại lớn nhất cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là môi trường pháp lý, sự lo lắng của KH về những rủi ro khi sử dụng ngân hàng điện tử. Do ngân hàng điện tử còn khá mới mẻ đối với mọi người dân Việt Nam, và thói quen sử dụng tiền mặt khó mà thay đổi được. Nên chúng ta cần phải nhanh chóng hoàn thiện cả về môi trường công nghệ cả về môi trường pháp lý. Tạo điều kiện thuận lợi nhất, đem lại những tiện ích nhất, đảm bảo an toàn cho KH tham gia dịch vụ. Hiện nay, Hưng Yên đang có xu hướng đẩy mạnh việc phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh nên các hành lang pháp lý đang được hoàn thiện hơn. Do đó, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn.

* về trình độ văn hoá, thu nhập của người dân

Hiện nay trên địa bàn Hưng Yên có 3 khu công nghiệp với số lượng rất lớn các công ty, tập trung đông dân cư, khá nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Khi trình độ của người dân tăng cao, nhận thức của họ về những dịch vụ tài chính cũng tăng, họ có xu hướng sử dụng những dịch vụ cao hơn. Ngân hàng điện tử có thể đáp ứng được những nhu cầu đó một cách tiện lợi nhất, đồng thời nó là một trong những dịch vụ phát triển theo xu hướng tất yếu của thời đại.

Thu nhập của người dân Hưng Yên trong những năm gần đây cũng không ngừng tăng cao. Giờ đây, việc sở hữu điện thoại, sử dụng máy tính và kết nối internet không còn là một vấn đề khó khăn. Điều này giúp người dân tiếp thu thông tin nhanh hơn và có cơ hội sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet banking, SMS/ Mobile banking...

* về trụ sở hoạt động

Vietcombank Hưng Yên có trụ sở chính tại thị trấn Bần, Mỹ Hào, Hưng Yên, nơi tập trung khu dân cư đông đúc, nhiều người qua lại, nhiều khu công nghiêp, giao thông thuận lợi tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho KH đến giao dịch.

b.về điều kiện của Ngân hàng * về cơ sở hạ tầng

NH. Từ năm 2003, Vietcombank đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống từ tháng 1/2000. Với việc thành công trong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, Vietcombank đã cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi KH cá nhân và doanh nghiệp.

Trụ sở chính của Vietcombank Hưng Yên là tòa nhà 10 tầng với mặt bằng khang trang, rộng rãi, được trang bị các thiết bị hiện đại nên có thể phục vụ KH một cách tốt nhất. Các phòng giao dịch của Vietcombank Hưng Yên có mặt trên các địa bàn trọng điểm của tỉnh Hưng Yên tạo điều kiện thuận lợi cho KH đến giao dịch. Các phòng, ban đều có hệ thống máy tính nối mạng, máy điện thoại, Fax...Tại chi nhánh hay các phòng giao dịch, mỗi nhân viên đều được cấp một máy tính. Điều này tạo cho nhân viên của NH nắm bắt được các thông tin một cách nhanh nhất, học hỏi được các kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ thông tin. Từ đó có thể phục vụ KH một cách tốt nhất. Những điều này tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Hưng Yên.

* về nguồn nhân lực

Hiện nay, đa số các nhân viên của NH có độ tuổi trung bình dưới 30 tuổi. Với đội ngũ nhân viên trẻ được đào tạo chính quy, hơn 95% tốt nghiệp đại học có trình độ chuyên môn cùng với sự năng động, lòng nhiệt tình say mê trong công việc nên việc tiếp thu, học hỏi và sử dụng các công nghệ tiên tiến của NH hết sức thuận lợi. Bên cạnh đó, NH thường xuyên có những đợt tuyển dụng, thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho cán bộ đi tập huấn ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ l nh đạo với trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm dẫn dắt các nhân viên của NH làm việc hiệu quả hơn. Với nguồn nhân lực như vậy, chắc chắn Vietcombank Hưng Yên sẽ tiếp tục phát triển mạnh và dịch vụ ngân hàng điện tử cũng sẽ được mở rộng hơn góp phần đưa Vietcombank đạt được mục tiêu trở thành tập đoàn tài ch nh vững mạnh.

* về hình ảnh của NH

được sự thừa nhận và ủng hộ của người dân cũng như của giới chuyên môn. Ngân hàng

đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý của khối NH cũng như nhà nước.

Nhờ vậy, Vietcombank Hưng Yên được người dân tin tưởng và ủng hộ hơn trong việc sử dụng những dịch vụ mới của NH. Ngân hàng điện tử là một trong những dịch vụ mới nên lòng tin của KH là hết sức quan trọng. Thương hiệu sẵn có của Vietcombank sẽ giúp cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Hưng Yên có cơ hội được đẩy mạnh hơn.

* về khách hàng của NH

Vietcombank là một trong những thương hiệu mạnh về thị trường thẻ nên có số lượng KH cá nhân tương đối lớn. Các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển được phần lớn là nhờ vào việc sử dụng thẻ thanh toán của KH. Đặc biệt với thẻ liên kết của Vietcombank Hưng Yên với trường đại học đ có một khối lượng KH lớn, mà đây là những KH trẻ đầy tiềm năng cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Như vậy, Vietcombank Hưng Yên có đủ điều kiện để phát triển và mở rộng hơn nữa dịch vụ ngân hàng điện tử. Đồng thời, phát triển dịch vụ E-banking phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Trong tương lai, nhất định dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Hưng Yên sẽ tiếp tục phát triển mạnh, góp phần nâng cao thương hiệu của Vietcombank Hưng Yên, góp phần thực hiện mục tiêu của NH trở thành một tập đoàn tài ch nh vững mạnh.

3.1.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, trong thời gian tới, ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên nói riêng cũng sẽ gặp phải những thách thức, khó khăn trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.

a. Môi trường pháp lý của Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng

Trong phần thuận lợi trên, chúng ta đã phân tích được mặt tích cực của các văn bản pháp lý mà Việt Nam đ ban hành rất kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhưng nhìn chung, hệ thống luật pháp của Việt

Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử.

Mặc dù dịch vụ ngân hàng điện tử đã được triển khai tương đối lâu ở Việt Nam, từ năm 1994, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hành lang pháp lý hoàn chỉnh để đảm bảo cho ngân hàng điện tử hoạt động có hiệu quả. Chưa có luật về thương mại điện tử, luật về chữ ký điện tử, luật về sử dụng kỹ thuật số và công nghệ thông tin trong nền kinh tế nói chung, hạ tầng cơ sở công nghệ; hạ tầng về tiền tệ; hạ tầng cơ sở nhân lực; bảo mật, an toàn; bảo vệ sở hữu trí tuệ; bảo vệ người tiêu dùng; môi trường kinh tế pháp lý... chưa được quan tâm đúng mực.

Hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu tính ổn định, đồng bộ và hiệu quả thi hành chưa cao, nên trong thời gian tới, chúng ta phải có biện pháp thay đổi để tạo điều kiện cho không chỉ ngân hàng điện tử mà còn nhiều loại hình dịch vụ mới có môi trường thuận lợi trong quá trình ra đời và phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng một khung pháp luật cho thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng phải đối mặt với những thách thức sau :

Đầu tiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa ổn định, thiếu chặt chẽ và hiệu lực thi hành chưa cao. Vi dụ, Bộ luật dân sự và một số văn bản khác đã có những quy định khá chi tiết về bảo vệ quyền tác giả. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn có những vi phạm.

Thứ hai, chúng ta chưa có sự lựa chọn chính thức cuối cùng về phạm vi của thương mại điện tử.

Thứ ba, các thiết chế pháp lý khác của Việt nam còn chưa phát triển đồng bộ. Các giao dịch được thực hiện trên Internet có liên quan tới các quốc gia khác thì cơ quan thuế Việt nam hay cơ quan thuế nước ngoài sẽ được quyền thu thuế và thu bao nhiêu thì hợp lý? Liệu cơ quan hải quan đ có được cơ chế cần thiết để kiểm định xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm phần mềm máy tinh chưa? Tất cả những câu hỏi đó còn chưa có lời giải đáp trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam.

Đây thực sự là một bài toán mà Việt Nam cần xem xét và có các giải pháp khắc phục ngay trước mắt. Chúng ta biết rằng, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được

phát triển mạnh mẽ ở các nước trên thế giới cũng như ở một số nước trong khu vực, đó là do họ có một môi trường pháp lý thuận lợi làm cho hoạt động của loại hình dịch vụ này ngày càng được mở rộng. Chúng ta cần phải xem xét những kinh nghiệm của họ để xây dựng một môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho dịch vụ này phát triển.

b. Khó khăn, thách thức từ chính phía ngân hàng

Đó là vấn đề cải tổ lại hệ thống ngân hàng. Muốn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, chúng ta phải tiến hành đồng thời với việc cải tổ lại hệ thống ngân hàng. Khó khăn lớn nhất đối với ngành ngân hàng Việt Nam khi thực hiện phương thức kinh doanh này là phải thực hiện việc cải tiến quản lý, cải tổ lại bộ máy tổ chức của ngân hàng song song và dựa trên ứng dụng công nghệ, đồng thời với việc xây dựng cơ sở pháp lý Trong thời gian qua, một số ngân hàng trong đó có ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có một số đề án cải tổ bộ máy của mình cho phù hợp với cơ cấu các dịch vụ mới.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất mà ngành ngân hàng Việt Nam phải đối mặt khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn là vấn đề nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ này bao gồm: trình độ hiểu biết của cán bộ ngân hàng về những ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng, số lượng và chất lượng của các chuyên gia công nghệ thông tin. Đối với cán bộ ngân hàng, những hiểu biết của họ về dịch vụ ngân hàng điện tử còn hạn chế, kiến thức về các phương tiện điện tử nói chung và internet nói riêng nhiều khi chưa được phổ cập nên gây nhiều khó khăn trong quá trình triển khai loại hình dịch vụ này. Còn đối với các chuyên gia về công nghệ thông tin, chúng ta không những còn thiếu về số lượng mà cả năng lực chuyên môn cũng là bài toán khó cần giải quyết.

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w