Với sự phát triển dịch vụ NHĐT tại các nước trong khu vực và trên thế giới như vậy, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, môi trường pháp lý phải phù hợp, tạo điều kiện cho việc cung cấp các dịch vụ NHĐT. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam vẫn còn ít quy định về NHĐT. Hơn nữa, để phát triển dịch vụ này tại các NHTM trong nước, hệ thống
pháp luật phải linh hoạt hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình.
Thứ hai, các NHTM cần phải có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống thông tin hiện đại. Do đó, các NHTM trong nuớc cần phải đầu tu nâng cấp, đổi mới công nghệ, cập nhập liên tục các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cho phù hợp với xu huớng phát triển trên thế giới và của khu vực, nâng cao hiệu quả, chất luợng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng.
Thứ ba, nhu cầu sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng là yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ NHĐT. Ở Việt Nam, phần lớn dân chúng vẫn có thói quen và thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hay mua bán. Họ thuờng mang tâm lý e dè khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng điện tử hay có tu tuởng bảo thủ, không chú ý đến sự xuất hiện của các dịch vụ hiện đại này. KH e ngại về tính an toàn bảo mật khi sử dụng các dịch vụ NHĐT. Vì vậy mà các NHTM cần tìm cách tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo các dịch vụ ngân hàng điện tử qua nhiều kênh nhu: Các phuơng tiện truyền thông nhu báo giấy, truyền hình, internet,...và nhờ sự kết hợp của các cơ quan địa phuơng, chứng minh cho khách hàng thấy đuợc các tiện ích của dịch vụ, thay đổi tu tuởng, nhận thức và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cũng là điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ NHĐT. Tại các nuớc phát triển thành công dịch vụ này, họ chú trọng tới nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để không chỉ phát triển dịch vụ NHĐT tại các thành thị mà còn mở rộng mạng luới phát triển tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; cho nên cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của họ rất hiện đại, vững chắc. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm này của họ đồng thời xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ năm, các NHTM Việt Nam cần tích cực đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của mình, tạo ra sự khác biệt bởi hiện nay các NHTM đều đ và đang triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là giữa các ngân hàng thuơng mại trong nuớc và các ngân hàng nuớc ngoài. Các ngân hàng nuớc ngoài có uu thế về công nghệ, dịch vụ, quản lý và sự hỗ trợ lớn từ các ngân
hàng mẹ ở nước ngoài nên các NHTM trong nước phải không ngừng nỗ lực đổi mới, cung cấp các dịch vụ hiện đại và nhiều tiện ích hơn để thu hút khách hàng.
Cuối cùng, một bài học nữa cho các NHTM Việt Nam đó là phát triển nguồn nhân lực. Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn phát triển tốt phải có sự kết hợp hài hòa giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao để vận hành hệ thống tốt nhất và luôn làm khách hàng hài lòng. Do đó, các ngân hàng phải luôn tích cực đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Những kinh nghiệm trên đây đều rất đáng chú ý đối với các nước, nhất là những quốc gia bắt đầu tiếp cận ngân hàng điện tử. Chính vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn của đất nước mình thì các nước mới phát triển được ngân hàng điện tử một cách có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kết thúc chương 1 đã giúp chúng ta hiểu được phần nào những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử trong các ngân hàng thương mại, đồng thời cũng đưa ra khái niệm, tiêu chí đánh giá sự phát triển, phân tích lợi ích và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam- Chi nhánh Hưng Yên nói riêng.
Để có cái nhìn thực tiễn hơn về hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hưng Yên nói riêng thì việc tìm hiểu thực hiện, triển khai hình thức dịch vụ này hiện nay như thế nào, cụ thể hơn là xác định trong khoảng thời gian là một việc nên làm. Đó cũng là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong Chương 2: “ Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên (Vietcombank Hưng Yên) ”.
CHƯƠNG2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.1. SỰ RA ĐỜI CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1. Bối cảnh chi phối sự ra đời và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung cơ bản của quá trình này là việc Việt Nam nhất trí thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế trong khuôn khổ các hiệp định, mà nổi bật là Việt Nam đã kí kết với các tổ chức quốc tế là: Hiệp định về chuơng trình uu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Duơng (APEC), hiệp định thuơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ và tổ chức thuơng mại thế giới (WTO). Các cam kết trên đã tác động tới mọi ngành, trong đó có ngành ngân hàng. Các cam kết trên cho thấy, hội nhập sẽ mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng Việt Nam, đồng thời cũng đặt cho ngành này những thách thức to lớn của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là với những ngân hàng mở chi nhánh ở Việt Nam. Đứng truớc nguy cơ này, các ngân hàng Việt Nam đã buộc phải có chiến luợc phát triển phù hợp để có thể tăng khả năng cạnh tranh và ngân hàng điện tử chính là sự lựa chọn thích hợp.
Đến năm 2002, công nghệ thông tin Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khai loại hình dịch vụ này. Vì vậy, có thể khẳng định thuơng mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng vẫn là lĩnh vực tuơng đối mới mẻ ở Việt Nam. Những năm gần đây, khi sự cạnh tranh của thị truờng ngày càng gay gắt, các ngân hàng đều rất chú trọng đến việc phát triển theo chiều sâu, tăng cuờng hiện đại hóa ngân hàng. Các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc phát triển, mở rộng các sản phẩm ngân hàng điện tử.
• về máy rút tiền tự động, thẻ, máy POS
Đây là dịch vụ nền tảng và gần như cốt lõi trong việc phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử tại các giai đoạn đầu tiên do tính đa dạng về tiện ích sử dụng cũng như phương thức sử dụng dễ dàng, dễ tiếp cận hơn so với các sản phẩm ngân hàng điện tử khác. Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2014 đã có gần 16.200 máy ATM và hơn 138.100 máy quẹt thẻ POS/EDC trên toàn quốc. Các ngân hàng thương mại ngày càng quan tâm đến việc mở rộng dịch vụ bán lẻ, theo đó tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân liên tục tăng lên, đến tháng 3/2014 đã có trên 48 triệu tài khoản cá nhân được mở tại các ngân hàng thương mại. Thẻ ngân hàng tiếp tục là phương tiện thanh toán đa dụng, tiện ích, được các ngân hàng chú trọng phát triển. Đến nay, số lượng thẻ phát hành đạt trên 76 triệu thẻ.
Trong năm 2013, NHNN cũng đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống máy ATM/POS trên toàn quốc và giúp chủ thẻ ngân hàng này có thể sử dụng thẻ để rút tiền hay thanh toán tại các ATM/POS của các ngân hàng khác. Từ đó, doanh số thanh toán thẻ ngân hàng qua ATM, POS đã tăng đột biến, cụ thể 9 tháng đầu năm 2014, doanh số giao dịch qua ATM đạt gần 917.000 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ năm 2013)
Nhìn vào số lượng thẻ được phát hành, có thể thấy lượng thẻ phát hành tại Việt Nam rất lớn, tuy nhiên tỷ trọng thẻ nội địa chiếm gần 90%, phân loại theo nguồn tài chính thì thẻ ghi nợ chiếm ưu thế với 69,8 triệu thẻ. Tuy nhiên thể tín dụng cũng tăng trưởng rất mạnh khi tăng 25% so với năm 2013, so với mức tăng chỉ 14% của thẻ ghi nợ. Mặt khác, tuy số lượng thẻ phát hành lớn, nhưng tỷ lệ dân số có tài khoản ngân hàng mới có 22%, điều này chứng tỏ để chạy đua về thị phần, các ngân hàng ra sức phát hành thẻ cho khách hàng, 1 khách hàng có thể có từ 1 đến nhiều thẻ của các ngân hàng khác nhau, điều này là điều không thể tránh trong việc cạnh tranh của các ngân hàng, tuy nhiên xét về quản lý vĩ mô đây là một động thái gây lãng phí rất lớn.
Theo đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, đến cuối năm 2015, cả nước phấn đấu đưa tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán về 11%. Đến cuối tháng 7, tỷ lệ này đ gần đạt được khi thanh toán bằng tiền mặt đã giảm về mức 11,9% so với mức 14,8% hồi đầu năm.
• về dịch vụ Internet banking và ngân hàng qua điện thoại di động
Việt Nam với cơ cấu dân số trẻ, năng động vì vậy hơn 40% dân số sử dụng Internet. Đây là tiềm năng để các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khai thác mảng dịch vụ InternetBanking. Do đối tượng sử dụng Internet hầu hết là những lứa tuổi trẻ và có trình độ tiếp cận công nghệ cao vì vậy việc triển khai dịch vụ này đã có những bước tiến vượt bậc. Theo ước tính, chỉ trong 3 năm từ 2010 đến cuối năm 2013, số người sử dụng Internet Banking đã tăng 45%. Số doanh nghiệp hợp tác thanh toán bằng Internet Banking với các ngân hàng cũng gia tăng chóng mặt trong những năm gần đây: Tổng công ty Điện Lực hiện tại đã triển khai thanh toán trực tuyến hóa đơn tiền điện theo mã số khách hàng trên toàn quốc, đầu năm 2014, tổng cục Thuế cũng cho hay đã có 366.000 doanh nghiệp khai thuế qua mạng Internet, tổng cục thuế đã hợp tác với các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, MB, VPbank để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Ba tập đoàn viễn thông lớn VNPT, Mobifone và Viettel cũng đều đã liên kết với các ngân hàng lớn để triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến....
Đối với người tiêu dùng, dịch vụ Internetbanking cũng được đón nhận và có hiệu ứng nhân rộng rất tốt, do thay vì phải đến tận điểm giao dịch, điền tờ khai và mất công chờ đợi, khách hàng sử dụng Internet banking chỉ cần ngồi tại nhà, bấm chuột và thao tác qua máy tính, dịch vụ này đã thu hút đông đảo người dùng, nhất là giới trẻ và giới công sở - những người có nhu cầu mua sắm lớn.
Cùng với sự phổ biến của Smart Phone, chiếc điện thoại từ một thiết bị liên lạc đã dần trở thành một trung tâm giải trí, thông tin và tiện ích đối với mọi người dân. Theo số liệu nghiên cứu từ Nghiên cứu hành vi trực tuyến của người tiêu dùng Việt 2014 do công ty TNS thực hiện cho tỷ lệ sử dụng Smartphone tại Việt Nam tăng gần gấp đôi so với năm 2013, cụ thể từ 20% lên đến 36%. Tuy tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ trung bình của thế giới (49%) nhưng mức tăng trưởng này cũng cho thấy Smartphone đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Theo Google, người Việt rất lạc quan và cởi mở với công nghệ mới.
trọng việc phát triển các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại từ đơn giản như SMS Banking - sử dụng mạng điện thoại thông thường và có thể sử dụng được trên cả các điện thoại đời cũ, đến các dịch vụ cao cấp hơn, đòi hỏi phải sử dụng SmartPhone như Phone Banking (Vietcombank), ứng dụng Ipay Mobile (Vietinbank), Bank Plus dùng để thanh toán cước di động cho nhà mạng Viettel ...