Ngoài các kiến nghị về điều hành vĩ mô với chính phủ, đối với chính quyền địa phuơng cũng có một số kiến nghị nhằm gia tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại địa phuơng sở tại nhu sau:
- Các ban ngành, chính quyền địa phuơng có thể tham gia, phối hợp với các ngân hàng trong việc tuyên truyền các sản phẩm ngân hàng điện tử nói riêng cũng nhu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung qua các kênh thông tin địa phuơng nhu báo, đài phát thanh, đài truyền hình địa phuơng, các bảng tin của làng, xã..v.v.
- Các cấp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh sẽ là những nguời sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thuờng xuyên để có thể am hiểu và giới thiệu các sản phẩm đến dân chúng cũng nhu tăng niềm tin vào các dịch vụ này đối với dân cu.
- Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các ngân hàng trên địa bàn có cơ hội mở rộng mạng lưới, gia tăng điểm bán hàng qua việc tạo điều kiện cho mở phòng giao dịch, đặt cây ATM và đảm bảo an ninh trật tự tại các địa điểm này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những phân tích đánh giá thực trạng về cơ chế, chính sách cũng như kết quả và hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015 tại chương 2, qua đó đề xuất các cấp các ngành cơ quan chức năng một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó, đ kiến nghị chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam một số vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên nói riêng, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử, góp phần vào thực hiện thắng lợi chủ trương kích cầu của chính phủ, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, các NHTM trong đó có Vietcombank đã cung cấp cho thị trường nhiều dịch vụ hữu ích có hàm lượng công nghệ cao thông qua các kênh phân phối điện tử. Những dịch vụ này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, đầu tư của toàn xã hội và thông qua đó đời sống của người dân cũng được nâng cao. Đối với Vietcombank Hưng Yên, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ giúp ngân hàng tận dụng nguồn vốn rỗi rãi trong dân cư với chi phí thấp mà còn gia tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, dần thực hiện được mục tiêu phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tuy vẫn còn nhiều khó khăn và rủi ro nhưng nhìn vào những lợi ích to lớn mà dịch vụ NHDT đem lại, các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương nói riêng không ngừng tìm tòi đưa ra các giải pháp tốt hơn cung cấp dịch vụ NHĐT, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ kinh tế, đề tài "Giuipháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên” đã tập trung làm rõ những nội dung sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ NHĐT như: Dịch vụ NHĐT là gì? Các nhân tố ảnh hưởng, ưu nhược điểm và quá trình phát triển của dịch vụ NHĐT tại Việt Nam.
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ NHĐT, những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên.
Ba là, trên cơ sở đưa ra những quan điểm, định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hưng Yên nói riêng.
Qua việc phân tích tiềm lực của Vietcombank Hưng Yên và các yếu tố kinh tế, xã hội của địa phương, kết quả cho thấy đây là một thị trường rất có tiềm năng
và hiện tại còn đang bỏ ngõ. Do vậy, để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, các giải pháp và kiến nghị được nêu ra cần được thực thi một cách đồng bộ và có hiệu quả, trong đó việc nâng cao nhận thức và thói quen của người dân về ngân hàng điện tử chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, chắc chắn trong tương lai gần, dịch vụ NHĐT của các NHTM nước ta nói chung, của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên nói riêng sẽ ngày càng hiện đại và phát triển vững chắc, đảm bảo sự nhanh chóng, chính xác và an toàn trong thanh toán.
Do thời gian giới hạn, tính phức tạp và lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ, mặt khác với khả năng và trình độ nghiên cứu khoa học bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi chân thành mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, trường Học viện Ngân hàng đã truyền thụ kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn ban l nh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên, đồng nghiệp, bạn bè cùng lớp đ tạo điều kiện và dành cho tôi sự động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập và viết Luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Thanh- Giảm đốc thương hiệu truyển thông Ngân hàng TMCP Bảo Việt đ nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong việc nghiện cứu đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
đại”, NXB Tài Chính
2. Vũ Lê Quỳnh Dao; Nguyễn Thị Hiền Chi ( 2004), “ Quản lý rủi ro đối với hoạt động ngân hàng điện tử “, Tạp chí phát triển kinh tế
3. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), “Marketing Ngân hàng”, NXB Thống Kê, Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Minh Hiền (1999), “Marketing dịch vụ tài chính”, NXB Thống kê, Hà Nội
5. Đỗ Văn Hữu (2005), “Thúc đẩy phát triển Ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin ngân hàng - số 3
6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại”, NXB Thống kê
7. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản tài chính,. NXB Hà nội.
8. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến- Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam- Giáo trình tài chính- Tiền tệ Ngân hàng. Học viện Ngân hàng
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, kỷ yếu hội thảo khoa học - Nhà xuất bản Phương Đông Hà Nội
10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 35/2006/ QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của NHNN quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử .
11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 457/2003/ QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 của NHNN về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 23/2010/ TT-NHNN ngày 09/11/2010 của NHNN về việc quy định quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
14. Luật các tổ chức tín dụng (1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Tạp chí ngân hàng Ngoại thương
16. Các trang web:
17. NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam: hup: www.vιelcombank.com.vn
18. NH Đầu Tư và Phát triển: http://www.bidv.com.vn
19. NHNN Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn
20. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: http://vnba.org.vn
21. NH Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn: www.agribank.com. vn
22. Saga Communications: www.saga.vn
23. Thời báo kinh tế Việt Nam: www.economy.com.vn