Sự ra đời và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 39 - 41)

mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.1.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập từ ngày 01/04/1963 đã trưởng thành và tăng trưởng liên tục, hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, có nhiều đóng góp tích cực trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bước vào thời kì đổi mới, Vietcombank đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, thể hiện là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động có hiệu quả.

Trước năm 1990, Vietcombank là trung tâm t n dụng và thanh toán quốc tế, được giao quản lý toàn bộ ngoại tệ của quốc gia, không hình thành vốn điều lệ. Cũng trong thời gian này, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng vẫn còn ở mức đơn giản với những hoạt động giao dịch truyền thống. Tuy nhiên nhận thấy rõ sự cần thiết phải có một cơ sở hạ tầng hiện đại để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng; chính vì vậy, Vietcombank đã bắt đầu đầu tư vào trang thiết bị, đào tạo lại nhân viên ngân hàng để ngày càng tiếp cận với các trang thiết bị một cách có hiệu quả. Xây dựng chiến lược kinh doanh thời gian tới, ngân hàng đặt ra nhiệm vụ là phải cải tổ lại ngân hàng và đặc biệt là tiến hành hiện đại hoá toàn bộ ngân hàng, đưa đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mới, nhanh chóng và tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của ngân hàng.

về cơ sở vật chất kỹ thuật, Vietcombank có mạng lưới chi nhánh khắp cả nước, được trang bị hệ thống vi tính hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế: hệ thống máy rút tiền tự động ATM, hệ thống thẻ tín dụng quốc tế và trong nước, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia mạng SWIFT toàn cầu và mới đây là hệ

thống ngân hàng điện tử cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

về quan hệ đối ngoại, Vietcombank có mạng lưới 1300 ngân hàng đại lý trên 100 quốc gia, đảm bảo tốt các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng quốc tế một cách có hiệu quả. Ngân hàng Ngoại Thương có các văn phòng đại diện ở Paris, Stockhom, Moscow, NewYork, Singapore, Hồng Kông...

Có thể thấy rõ Vietcombank có những lợi thế về cơ sở vật chất kĩ thuật, quan hệ đối ngoại, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao sau 40 năm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Ngoài những lợi thế đó, Vietcombank còn có một tiềm năng tài ch nh tốt, nguồn vốn dồi dào, liên tục tăng trưởng qua các năm. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi, lãi năm sau cao hơn năm trước và ngân hàng luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong những thời gian nhất định, có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển vượt bậc của ngành ngân hàng và sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước.

2.1.2.2. Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Các ngân hàng trên thế giới từ lâu đã đưa ra những giải pháp làm sao áp dụng công nghệ thông tin tốt nhất để đảm bảo tính cạnh trạnh của ngân hàng. Do đó, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các ngân hàng Việt Nam dù muốn hay không cũng phải năng động, tự đổi mới mình bằng cách nâng cao trình độ nghiệp vụ ngân hàng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng hơn với chất lượng cạnh hơn.

Bên cạnh Vietcombank đã có nhiều ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, HSBC. đã áp dụng những hệ thống cho phép theo dõi số tài khoản qua internet và đưa vào áp dụng một số dịch vụ của E-banking. Các sản phẩm dịch vụ E-banking mà các ngân hàng trên đưa ra ngày một hoàn thiện, chất lượng cao. Do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh thì Vietcombank không thể đi ngoài xu thế phát triển này.

dụng công nghệ thông tin vào ngành ngân hàng ngày một nhanh chóng và rộng khắp. Nen kinh tế nước ta đã mở rộng cánh cửa với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sớm đưa nước ta thoát khỏi nghèo đói. Nghiêm túc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, với sự chỉ đạo đường lối phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank đã thay đổi một cách toàn diện về tổ chức điều hành, tài chính, công nghệ để mau chóng đưa hoạt động của Vietcombank ngang tầm các ngân hàng khu vực và quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

Luôn đi đầu trong các ngân hàng thương mại nhà nước về đổi mới phương thức kinh doanh và ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động, Ngân hàng Ngoại Thương đã có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vào hoạt động của mình để nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Vào năm 1994, Vietcombank đã chính thức ứng dụng một số sản phẩm của E- banking, nhưng vẫn ở mức độ đơn giản như: kiểm tra số dư tài khoản cho khách hàng, thông báo về lãi suất và tỷ giá. Tiếp theo, để mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này, Vietcombank đã cho ra những sản phẩm mới mà đặc biệt là mở đầu cho việc phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam.Vietcombank là đơn vị đầu tiên làm một đại lý thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam từ năm 1990.

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w