Đầu tư, hiện đại hóa công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83 - 85)

Muốn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thì vấn đề mà ngân hàng quan tâm hàng đầu là vốn và công nghệ, an toàn và bảo mật, quản trị và phòng ngừa rủi ro. Do đó, Vietcombank Hưng Yên cần có những giải pháp chiến lược nhằm thu hút vốn đầu tư, tăng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng để từ đó quay vòng vốn, tiếp tục đầu tư cho các dịch vụ ngân hàng truyền thống và đẩy mạnh đầu tư cho dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Việc đầu tư cho hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin là tất yếu và cần được thực hiện theo hướng:

- Xây dựng, củng cố và thường xuyên phát triển công nghệ ngân hàng tiến tới chính quy, hiện đại, thống nhất trên toàn hệ thống, tăng cường năng lực quản trị, điều hành hệ thống nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng đủ điều kiện về công nghệ để E-banking phát huy được tối đa tiện ích cho khách hàng và Ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng phục vụ công tác quản l , điều hành bằng việc thiết lập một trung tâm dữ liệu cho phép lưu trữ, quản lý thông tin một cách tập trung, an toàn và thuận tiện phòng những trường hợp có xảy ra tranh chấp, tạo điều kiện cho việc tra cứu được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, lưu giữ được những bằng chứng về nguồn gốc hoặc nơi phát ra thông tin điện tử để bảo vệ người gửi thông tin trước sự phủ nhận sai trái của người nhận về việc dữ liệu đã được nhận/gửi. Vấn đề này đặc biệt quan trọng với hoạt động ngân hàng điện tử vì tính phức tạp của việc xác minh nhận dạng và quyền của các bên trong giao dịch, nguy cơ biến đổi hoặc chiếm đoạt các thông tin giao dịch điện tử và nguy cơ người sử dụng ngân hàng điện tử quả quyết rằng giao dịch đ bị

sửa đổi một cách gian lận. Hệ thống đó bao gồm:

+ Cơ sở dữ liệu thông tin bên ngoài như môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, các quy định, văn bản pháp lý của Nhà nước về dịch vụ ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, thương mại điện tử...

+ Cơ sở dữ liệu thông tin nội bộ bao gồm các quy định, chính sách, quy trình, số liệu thống kê về tình hình cung ứng E-banking, số liệu điều tra thị trường do Ngân hàng thực hiện...

+ Cơ sở thông tin về khách hàng bao gồm: các thông tin cá nhân, thông tin về tài khoản, kết quả các lần tiếp xúc trực tiếp khách hàng, các điều tra, thẩm định về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng (đối với khách hàng doanh nghiệp)...

- Bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu trong giao dịch E-banking. Các giao dịch E- banking thường được truyền qua mạng công cộng, nên dễ gặp rủi ro; cho nên cần phải có các giải pháp bảo đảm tính chính xác, toàn vẹn và sự tin cậy của các giao dịch, bản ghi và thông tin như: các chính sách kiểm soát cần được thay đổi hợp lý nhằm ngăn chặn những thay đổi trái phép hệ thống E-banking, những thay đổi này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình kiểm soát hoặc độ tin cậy của dữ liệu...

- Nâng cấp các phần mềm, phát triển thêm nhiều tiện ích cho các dịch vụ. Các dịch vụ mới này là cơ sở để nâng cao tiện ích cho các sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp, giúp Ngân hàng mở rộng thị phần, gia tăng lợi thế cạnh tranh và tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng công nghệ mà Ngân hàng đã đầu tư. Qua đó, bức tranh hệ thống E- banking hoàn chỉnh cũng dần được hoàn thiện, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

-Thiết kế các chương trình phần mềm trên nền tảng công nghệ và nghiệp vụ một cách có trọng điểm: tránh tràn lan làm giảm hiệu quả hoạt động, gây lãng phí cho Ngân hàng, có chiến lược đầu tư một cách đồng bộ, có tính thống nhất cao, tốc độ xử lý cao, có khả năng chuyển đổi ở các giai đoạn tiếp theo phù hợp với năng lực hoạt động của toàn hệ thống công nghệ Ngân hàng đang nắm giữ. Trong điều kiện cụ thể hiện nay, Ngân hàng có thể không thể đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường nhưng đối với những dịch vụ đ và đang hoạt động cần phải duy trì tính

thường xuyên, đảm bảo phục vụ 24/7, tránh xảy ra tình trạng gián đoạn giao dịch của khách hàng. Qua gần 5 năm cung ứng các dịch vụ, Ngân hàng cần có các báo cáo, đánh giá về những hạn chế, sự cố của các thiết bị, máy móc. Qua đó Ngân hàng rút kinh nghiệm trong quản lý và yêu cầu Ngân hàng Hội sở lựa chọn những thiết bị có chất lượng cao, ổn định, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu nghiệp vụ của Ngân hàng.

- Hơn nữa cần phải phân bổ nguồn tài chính đó một cách hợp lý, tránh sử dụng lãng phí nguồn lực. Các loại chi phí để hiện đại hóa công nghệ là rất nhiều: chi phi nguyên vật liệu, chi phí thuê ngoài, chi phí nhân công, khấu hao, chi phí bảo trì, vận hành... do vậy ngân hàng nên phân bổ nguồn tài chính sử dụng cho từng loại chi phí cho phù hợp. Mặt khác, cũng phải có kế hoạch sử dụng nguồn tài chính cho từng vấn đề của quá trình hiên đại hóa công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu 032 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w