Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển quanhệ đạilý

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 30 - 35)

Hoạt động NHĐL là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương giữa hai ngân hàng bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ pháp lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế. Một mạng lưới NHĐL rộng rãi mang lại cho bản thân mỗi ngân hàng nhiều tiện ích về năng lực thanh toán cũng như khả năng cạnh tranh. Bên cạnh liên kết với các ngân hàng địa phương trong nước, hầu hết các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay đều chú trọng mở rộng quan hệ đại lý với một số ngân hàng nước ngoài có uy tín. Đây cũng là một bước ngoặt tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng cao. Tuy nhiên, liên kết tài khoản

với NHĐL buộc các ngân hàng thương mại hiện nay phải duy trì một số dư tối thiểu - điều này phần nào đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản nhanh của các ngân hàng

a) Nhân tố khách quan

Hành lang pháp lý

Đây chính là khía cạnh ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động đại lý của các ngân hàng nói riêng. Khuôn khổ luật pháp sẽ quy định những điều kiện, chức năng và giới hạn cho các hoạt động riêng biệt trong lĩnh vực NHĐL. Cơ chế Luật siết chặt hay nới lỏng là tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh kinh tế khác nhau tạo ra những điểm thuận lợi, bất lợi và những thời cơ, thách thức khác nhau cho mỗi ngân hàng.

Trên quan điểm của nhà làm luật, những quy định này nhằm mục tiêu ổn định và cân bằng nền kinh tế; nhưng trên quan điểm của các ngân hàng, đây vừa có thể là rào cản, vừa có thể là cơ hội phát triển. Do đó, các hoạt động ngân hàng - ngành tài chính nhạy cảm - đều phải tuân theo quy định luật pháp và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi trong chính sách của Chính phủ.

Thiết lập quan hệ NHĐL được thực hiện trên cơ sở một Thỏa ước ngân hàng, gồm các nội dung chủ yếu:

• Các mẫu chữ ký có liên quan, khóa mã Telex, Swift (nếu có)

• Các điều kiện kinh doanh tổng quát: các nghiệp vụ mà các NHĐL có thể cung cấp cho nhau và cách thực hiện các giao dịch này.

• Các điều khoản và điều kiện khác

• Danh mục NHĐL

• Báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác

• Hợp đồng tín dụng (gồm thỏa thuận về hạn mức tín dụng trong thời gian luân chuyển chứng từ qua bưu điện, hạn mức tín dụng cho việc xác nhận chứng từ, đảm bảo cho các hối phiếu được xác nhận, tỷ lệ ký quỹ, phí thanh toán,...)

Mọi hoạt động, dịch vụ của ngân hàng đều được hình thành trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của khách hàng đi cùng với khả năng thâm nhập thi trường của Ngân hàng. Do đó nhu cầu của khách hàng là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc Ngân hàng có thiết lập quan hệ đại lý với một ngân hàng nào đó không.

Việc thiết lập quan hệ đại lý cũng như duy trì đều có tính phí vì vậy nếu không có nhu cầu phát sinh giao dịch thì số phí này sẽ hoàn toàn do ngân hàng phải chịu. Bên cạnh đó còn thường xuyên phải thực hiện các bộ câu hỏi trao đổi thông tin từ phía ngân hàng đối tác nên nếu không có nhu cầu của khách hàng làm động lực chính thì ngân hàng sẽ không thiết lập quan hệ đại lý với ngân hàng đó.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận nhu cầu của khách hàng còn là một công cụ hữu hiệu trong việc dự đoán và nắm bắt xu hướng của các giao dịch thương mại quốc tế. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng đón đầu trong việc thiết lập quan hệ và đưa ra những sản phẩm hấp dẫn, đánh đúng tâm lý sử dụng của khách hàng. Vừa mở rộng thị trường, mạng lưới hoạt động mà lại phục vụ được khách hàng một cách phù hợp.

b) Nhân tố chủ quan

Công nghệ

Hoạt động NHĐL giải quyết những giao dịch liên hàng giữa hai hoặc nhiều ngân hàng tại những quốc gia khác nhau nên đòi hỏi một nền tảng công nghệ tiên tiến và chuẩn xác. Mặt khác, công nghệ cũng chính là kênh truyền tải thông tin liên lạc giữa các NHĐL trong quá trình thực hiện và xử lý giao dịch. Trình độ công nghệ sẽ quyết định khả năng hội nhập của các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng đối tác nước ngoài.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ của các ngân hàng ở các mức độ khác nhau, tạo sự chênh lệch khá cao về trình độ công nghệ ở một số ngân hàng. Nói đến công nghệ thì phải đảm bảo được hai vấn đề. Một là công nghệ phải hiện đại, đảm bảo các yêu cầu quản lý nội bộ, đáp ứng các giao dịch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản, có khả năng kết nối thông suốt với các ngân hàng. Hai là, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở phải quản lý, phòng chống được rủi ro, bảo mật và an toàn trong hoạt động.

Xác định đúng tầm quan trọng của công nghệ và việc hiện đại hoá công nghệ là một trong những điều kiện cơ bản để hướng tới việc đảm bảo các chuẩn mực quốc tế của các NHTM Việt nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là điều tất yếu phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng chung về công nghệ của đất nước, đảm bảo xu thế chung của khu vực và quốc tế. Do đó có thể nói sự phát triển về công nghệ là điều kiện cần đối với việc mở rộng quan hệ đại lý của các ngân hàng Việt Nam.

Nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là vấn đề trung tâm trong mọi chiếc lược quản lý và phát triển. Bên cạnh sự phát triển công nghệ, vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được xem là một “hệ thống băng chuyền” có nhiệm vụ chuyển tải chính sách tiền tệ đến với thị trường và hiệu quả của chính sách phần lớn do con người của ngân hàng tạo ra. Một khi khách hàng bắt đầu cho rằng giao dịch với con người trong ngân hàng là yếu tố quan trọng để họ tiếp tục giao dịch với ngân hàng thì hệ thống ngân hàng và từng ngân hàng cũng sẽ phải nhanh chóng đáp ứng lại bằng cách nhìn lại và nhìn khác hơn về vấn đề con người.

Xây dựng và có được đội ngũ nhân viên ngân hàng giỏi sẽ tăng khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng, đồng thời sẽ tạo được vị trí và hình ảnh của ngân hàng qua sự hài lòng của khách hàng. Chính vì vậy, nếu vấn đề công nghệ là điều kiện cần thì vấn đề con người chính là điều kiện đủ cho việc phát triển và mở rộng quan hệ đại lý của các ngân hàng Việt Nam

Lựa chọn NHĐL

Tiêu chí lựa chọn các NHĐL thực hiện giao dịch liên hàng - nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng quốc tế như sau:

• Là ngân hàng không nằm trong danh sách cấm vận, tài trợ khủng bố, rửa tiền theo tiêu chuẩn AMLOCK quốc tế.

• Là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp trong nước và nước ngoài.

• Là ngân hàng có quan hệ đại lý rộng với nhiều ngân hàng tại các quốc gia khác nhau và có kế hoạch quản lý và sử dụng tốt các tài khoản Nostro.

• Là ngân hàng có quy mô lớn, nền tảng công nghệ tiên tiến và là thành viên tham gia SWIFT.

• Là ngân hàng có uy tín và có kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Trong các tiêu chí trên, tiêu chí đầu tiên, không nằm trong danh sách cấm vận, tài trợ khủng bố, rửa tiền theo tiêu chuẩn AMLOCK quốc tế là tiêu chí quan trọng nhất để quyết định có nên thiết lập quan hệ đại lý hay không. Bởi việc trở thành NHĐL không chỉ nhằm phục vụ mục đích của khách hàng mà còn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó nếu có các yêu tố dính tới pháp luật, phạm tội sẽ gây nên những tổn thất lớn cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ khóa luận, chương 1 đã tập hơp những lý luận cơ bản nhất về ngân hàng đại lý trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Những nội dung đã được giải quyết trong chương 1 gồm có:

Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm, vai trò của Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và với chính bản thân ngân hàng.

Thứ hai, khái niệm, đặc điểm, các loại tài khoản dùng trong hoạt động ngân hàng đại lý và bốn phương thức liên lạc của các ngân hàng đại lý được sử dụng trên thế giới.

Từ những lý luận cơ bản trên, khóa luận đã tiếp tục làm rõ được các nghiệp vụ của ngân hàng đại lý trong thanh toán quốc tế bao gồm tín dụng quốc tế, cho vay hợp vốn, tài trợ xuất nhập khẩu và phân tích được hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển quan hệ đại lý. Nhóm nhân tố khách quan có hành lang pháp lý, nhu cầu của khách hàng còn nhóm nhân tố chủ quan bao gồm công nghệ, nguồn nhân lực và tiêu chí lựa chọn ngân hàng đại lý.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w