Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 60 - 64)

Thứ nhất, năng lực tài chính của Techcombank còn thấp so với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn pháp định áp dụng cho các ngân hàng TMCP Việt Nam đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ của Techcombank đã tăng lên 8878 tỷ đồng và tổng tài sản là 158.897 tỉ đồng, cao hơn mức quy định của NHNN khá nhiều nhưng so với các đây vẫn là mức vốn rất khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Điều này không còn là vấn đề mới mẻ đối với Techcombank nói riêng và hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam nói chung. Việt Nam là một nước đang phát triển, kinh tế đã có sự hội nhập nhất định với khu vực và thế giới, chính vì vậy Techcombank không chỉ phải cạnh tranh với các Ngân hàng nội địa mà còn phải cạnh

tranh trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, việc mở rộng quy mô về mặt tài chính không phải là điều đơn giản. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài còn là những ngân hàng lâu đời, có uy tín trên thị trường. Đây sẽ là vấn đề Techcombank cần nỗ lực cải thiện trong một thời gian dài, không chỉ nhằm phát triển quan hệ đại lý mà còn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ngay trong những mảng nghiệp vụ truyền thống như huy động và cho vay.

Thứ hai, việc xử lý theo mô hình tập trung cũng phần nào gây ra áp lực lớn với bộ phận xử lý nghiệp vụ tại Trung tâm Thanh toán khi có quá nhiều công việc cần giải quyết trong khi công tác truyền thông, tư vấn nghiệp vụ đến các chi nhánh còn chưa thực sự hiệu quả đã khiến chất lượng dịch vụ của Techcombank chưa đạt được hiệu quả cao nhất.

Như đã đề cập, công việc thiết lập và duy trì quan hệ đại lý của Techcombank được thực hiện tập trung tại bộ phận Kiều hối và Dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất hai chuyên viên đảm nhận toàn bộ công việc này. Đây là một số lượng quá ít ỏi so với hệ thống NHĐL của Techcombank rộng khắp trên toàn thế giới. Khối lượng công việc thường xuyên quá tải, đặc biệt là vào những dịp tổng kết cuối quý hoặc cuối năm, khi các NHĐL liên tục gửi những bộ câu hỏi đánh giá lại chất lượng ngân hàng (KYC) [22] để đánh giá việc tiếp tục duy trì quan hệ đại lý. Điều này dẫn tới tình trạng áp lực về công việc và thời gian, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của các chuyên viên.

Thêm vào đó, việc truyền thông, hướng dẫn về vai trò cũng như mạng lưới NHĐL tới các chi nhánh, phòng giao dịch của Techcombank chưa thực sự hiệu quả bởi thời gian đào tạo gần như không có. Việc truyền thông qua hòm thư, các bản tin nội bộ chưa khiến cho các nhân viên của Techcombank hiểu rõ vấn đề. Bộ phận Dịch vụ khách hàng thường xuyên nhận được điện thoại từ các Chi nhánh để xin tư vấn về một số công việc như chọn NHĐL nào, tại sao đi qua NHĐL lại bị thu phí, giải thích thông tin trên điện SWIFT do NHĐL gửi ve,... Khi chính những nhân viên của ngân hàng còn chưa hiểu rõ được những nghiệp vụ có liên quan tới NHĐL thì rất khó nắm bắt được chính xác nhu cầu của khách hàng và từ đó có hướng phát triển và mở rộng phù hợp.

Thứ ba, Techcombank hiện nay chỉ sử dụng duy nhất một kênh để thiết lập và duy trì quan hệ đại lý là qua hệ thống SWIFT, tuy nhiên không phải ngân hàng của các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ đối tác trong kinh doanh đều là thành viên của SWIFT. SWIFT cũng không phải hình thức liên lạc có thể thay thế cho các phương tiện truyền tin trước đó. Điều này tạo nên một trở ngại quan trọng đối với việc thanh toán qua ngân hàng. Ví dụ: khi chuyển bộ chứng từ TTQT vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển được.

Thứ tư, số lượng NHĐL của Techcombank đã tăng lên theo từng năm, tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hầu hết các giao dịch vẫn thực hiện chuyển tiếp qua những ngân hàng lớn như Wells Fargo Bank đối với đồng tiền USD, ngân hàng Mizuho Corporate Bank với đồng JPY hay Standard Chartered Bank với đồng EUR và GBP,...

Việc thực hiện chuyển tiếp qua những NHĐL lớn cũng là một điều dễ hiểu bởi khi thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán qua NHĐL thì Techcombank không chỉ được nhận phí từ phía khách hàng mà còn được nhận hoa hồng từ chính NHĐL trên mỗi giao dịch. Với khối lượng giao dịch càng lớn thì hoa hồng của NHĐL dành cho Techcombank lại càng cao. Do đó nếu việc chuyển tiếp không gây ra quá nhiều phiền phức và tốn thời gian thì Techcombank sẽ thực hiện qua những NHĐL quen thuộc của mình để có thêm doanh thu.

Thứ năm, việc quản lý và duy trì quan hệ đại lý với các ngân hàng đối tác còn nhiều hạn chế. Mạng lưới hoạt động quá rộng trong khi nhân sự phụ trách lại có hạn khiến cho Techcombank chưa thể quản lý một cách toàn diện hay kiểm tra lại độ chính xác của thông tin được cung cấp bởi NHĐL. Bên cạnh đó, phí duy trì đại lý với từng ngân hàng không cao nhưng với một mạng lưới rộng mà lại chưa tận dụng được hết để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng đã làm đẩy chi phí của Techcombank trong lĩnh vực này.

Việc duy trì quan hệ đại lý với các Ngân hàng đối tác là một công việc đòi hỏi sự thường xuyên cập nhật và theo dõi. Xét trên cả hai phía, NHĐL của Techcombank luôn phải đáp ứng đủ ba tiêu chí đã đề cập phần trên để tiếp tục là một NHĐL của Techcombank và ngược lại, Techcombank cũng phải hội tụ đủ những tiêu chí cần thiết

để được coi là NHĐL của ngân hàng đối tác. Để nắm bắt được điều này, hai bên phải thường xuyên tìm hiểu, đối chiếu thông tin của nhau, cách thức sử dụng phổ biến nhất đó là thông qua bộ câu hỏi KYC đã được chuẩn hóa sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng với hơn 900 NHĐL, Techcombank phải đối mặt với công việc hết sức nặng nề trong khi lại chưa có kế hoạch chi tiết về việc phân bổ thời gian để cập nhật thông tin các NHĐL của mình một cách khoa học.

Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú, đôi khi xét thấy việc thiết lập quan hệ đại lý với một số ngân hàng là không cần thiết vì phí thu được từ khách hàng qua một vài giao dịch chưa đủ bù đắp cho phí duy trì quan hệ đại lý với ngân hàng đó, do vậy thay vì thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp với ngân hàng đối tác để giao dịch thì Techcombank sẽ thực hiện thông qua NHĐL trung gian. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn và cũng giảm bớt gánh nặng cho chuyên viên phụ trách NHĐL.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua phân tích thực trạng về việc thiết lập quan hệ đại lý của Techcombank

trong thanh toán quốc tế, chương 2 đã giải quyết được những vấn đề sau:

Đầu tiên, nêu bật được hoạt động kinh doanh của Techcombank trong giai đoạn 2011 - 2013 vừa qua, cho thấy được sự phát triển ổn định của Techcombank qua từng năm.

Cụ thể hơn, khóa luận đã chỉ ra được mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp của Techcombank, giới thiệu được quy trình thiết lập quan hệ đại lý của ngân hàng và vai trò của ngân hàng đại lý trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà Techcombank thực hiện như chuyển tiền quốc tế, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu,..

Từ đó phản ánh được kết quả đáng ghi nhận của Techcombank với mạng lưới rộng, các dịch vụ ngày một chuyên nghiệp hơn với khối lượng giao dịch tăng lên và ổn định qua từng năm. Ngoài ra, chương 2 cũng chỉ ra được một số vấn đề cần khắc phục đó là năng lực tài chính, nhân sự, việc khai thác và quản lý hiệu quả hơn hệ thống ngân hàng đại lý của Techcombank.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w