Thứ nhất, Techcombank xác định thị trường tiềm năng cần được đầu tư tập trung phát triển là các nước khu vực Châu Á. Với hơn 60% tổng số giao dịch trong mảng Tài trợ thương mại và một tỷ trọng khá lớn trong nghiệp vụ chuyển tiền, khu vực Châu Á đang là một thị trường rất cần thiết có sự đầu tư thích đáng. Tuy nhiên xét trên thực trạng về mạng lưới các NHĐL của Techcombank thì số lượng NHĐL tại khu vực Châu Á còn khá khiêm tốn so với khu vực Mỹ hay Châu Âu. Phần lớn Techcombank đều thực hiện nghiệp vụ thông qua một vài ngân hàng trung gian chủ yếu như Wells Fargo, Mizuho Bank, Standard Chartered Bank,... Điều này có nghĩa Techcombank chưa thực sự nắm được thế chủ động trong các giao dịch. Do đó, trong tương lai, Techcombank sẽ đẩy mạnh việt thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp với các ngân hàng đối tác trong khu vực Châu Á. Do đó, Techcombank trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động với các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt là một số nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ như Hàn Quốc, Ản Độ, Hồng Kông,. Song, bên cạnh đó, một số quốc gia Châu á, đặc biệt là khu vực Trung Đông hoặc ở Đông Á như Triều Tiên có những dấu hiệu bất ổn về chính trị hoặc liên quan tới những vấn đề khủng bố, tội phạm tài chính,. là một điều đáng lưu ý. Bởi khi thực hiện những giao dịch với những quốc gia này hoặc là sẽ không thực hiện thành công hoặc sẽ bị theo dõi rất chặt chẽ. Nếu không cẩn thận sẽ gây ra tổn thất không đáng có cho ngân hàng.
Thứ hai, duy trì danh mục ngoại tệ thanh toán. Hiện nay, Techcombank đang duy trì giao dịch những đồng tiền như USD, JPY, CNY, EUR, GBP,. đây là các đồng tiền mạnh, có tính chuyển đổi linh hoạt, không chịu tác động quá nhiều của sự trượt giá và là đồng tiền được nhiều người chấp nhận. Đây cũng là giải pháp nhằm bảo vệ
Techcombank tránh được rủi ro về tỷ giá và rủi ro thanh khoản nhanh. Bênh cạnh đó, Techcombank cũng đang cân nhắc thêm về việc kinh doanh thêm một số loại tiền tệ phổ biến hơn ở khu vực Châu Á để hỗ trợ việc thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp với các Ngân hàng trong khu vực.
Thứ ba, quản lý các ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý hiệu quả hơn. Điều này được thực hiện qua việc định kỳ gửi và đề nghị ngân hàng bạn trả lời bộ câu hỏi KYC và có biện pháp kiểm tra và đánh giá độ chính xác của thông tin. Từ đó đưa ra những định hướng chiến lược cũng như quyết định tiếp tục hay hủy bỏ quan hệ đại lý phòng tránh những rủi ro không đáng có. Ngược lại, Techcombank cũng sẽ tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân song song với năng lực tài chính lành mạnh để đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn của các ngân hàng đối tác.