Các nghiệp vụ TTQT thực hiện thông qua NHĐL của Techcombank

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 50 - 59)

Cũng như những ngân hàng khác, thông qua NHĐL, Techcombank đã thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều các nghiệp vụ của mình như thanh toán, chuyển tiền quốc tế, tín dụng, cho vay quốc tế và đặc biệt là nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.

a) Quy trình chuyển tiền quốc tế

2 TTTT của Techcombank

- Chuyên viên chuyển tiền quốc tế (CV CTQT) tiếp nhận bộ hồ sơ qua hệ thống ECM, kiểm tra và nhập liệu trên T24. - Kiểm soát viên phê duyệt và phát điện qua hệ thống SWIFT.

3

NHĐL của

Techcombank

- Tiếp nhận điện SWIFT, kiểm tra tình trạng điện.

- Cắt tiền từ tài khoản Nostro của Techcombank sang Tài khoản Ngân hàng hưởng hoặc thực hiện chuyển tiếp đến Ngân hàng trung gian tiếp theo.

Như vậy, trong quá trình chuyển tiền quốc tế đi, NHĐL đóng vai trò trong việc là khâu thanh toán cuối cùng. NHĐL sẽ thực hiện việc cắt tiền từ tài khoản Nostro của Techcombank và thực hiện thu phí. Mức phí sẽ dao động tùy theo giá trị món tiền chuyển và mức phí tối thiểu khoảng 10 USD/giao dịch. Tùy từng loại phí sẽ có những cách thu khác nhau.

• Phí OUR: Người gửi chịu toàn bộ phí trong quá trình chuyển, phí sẽ được tính riêng với món tiền chuyển.

• Phí SHA: Người gửi chịu phí trong phạm vi thực hiện tại Techcombank, người hưởng chịu toàn bộ phí còn lại trong quá trình chuyển.

• Phí BEN: Người hưởng chịu toàn bộ phí trong quá trình chuyển, phí sẽ được trích từ số tiền chuyển từ người gửi chuyển sang.

Khi có xảy ra sai sót cần tra soát sang Ngân hàng hưởng điều chỉnh thông tin, tra soát sẽ được lập và chuyển đi theo đúng đường đi của món tiền chuyển, NHĐL sẽ thu thêm phí tra soát tùy thuộc theo lỗi cần tra soát là của ai. Nếu sai sót của Ngân hàng thì Techcombank sẽ phải trả phí, nếu sai sót của người gửi thì chính người gửi phải chịu phí.

Tham gia vào quá trình chuyển tiền, Techcombank ngoài được hưởng phí chuyển tiền do khách hàng nộp, còn được trích hoa hồng từ phí mà NHĐL thu được từ khách hàng, rơi vào khoảng 5 - 10% phí NHĐL thu được.

1 NHĐL của Techcombank

người gửi tiền.

- Cắt tiền từ tài khoản Nostro của Ngân hàng gửi để ghi có cho tài khoản Nostro của Techcombank.

- Gửi điện chuyển tiền MT103 cho TTTT của Techcombank.

2 TTTT của

Techcombank

- Tiếp nhận, kiểm tra điện SWIFT MT103.

- Nếu không có dấu hiệu bất thường và sai sót sẽ ghi có trực tiếp vào Tài khoản của Khách hàng.

- Nếu có sai sót sẽ gửi thông báo về chi nhánh liên hệ với khách hàng chứng minh nhận tiền hợp pháp làm cam kết nhận tiền hoặc sẽ thực hiện yêu cầu tra soát đối với ngân hàng gửi thông qua NHĐL.

3 Chi nhánh của Techcombank

- Khi nhận được thông báo sai sót, liên hệ với khách hàng. - Kiểm tra hồ sơ nhận tiền, hướng dẫn khách hàng làm cam kết và gửi lên cho TTTT để ghi có.

1

Chi nhánh của Techcombank

- Chuyên viên khách hàng (CVKH) tiếp nhận, kiểm tra và thẩm định yêu cầu mở L/C của khách hàng.

- Kiểm soát viên/ trưởng đơn vị phê duyệt hồ sơ.

- CVKH thông báo với khách hàng, mở tài khoản và bán ngoại tệ

2 TTTT

- Chuyên viên Tài trợ thương mại (CV TTTM) tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và nhập liệu.

- KSV phê duyệt và phát điện qua SWIFT.

STT ĐƠN VỊ CÔNG VIỆC

1 TTTT - CV TTTM tiếp nhận bộ chứng từ qua kênh chuyển phátnhanh, kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ. - KSV kiểm tra lại bộ chứng từ nếu không có lỗi sai sót sẽ

Đối với nghiệp vụ tiền về từ nước ngoài, NHĐL của Techcombank ngoài nhiệm vụ cắt tiền để ghi có vào tài khoản Nostro của Techcombank, nó còn thực hiện nhiệm vụ giúp Techcombank thực hiện tra soát thông tin với ngân hàng chuyển. Nghiệp vụ này Techcombank cũng như người nhận tiền không bị mất phí, phí sẽ tính cho bên gửi tiền.

b) Tài trợ Thương mại Nhập khẩu

Phát hành L/C nhập khẩu [8]

Trong nghiệp vụ mở L/C nhập khẩu sẽ phát sinh nội dung liên quan đến vấn đề NHĐL đóng vai trò là NHTB, NHXN hoặc NHĐCĐ theo yêu cầu của khách hàng.

- Nếu khách hàng yêu cầu đích danh NHXN mà ngân hàng này chưa có quan hệ đại lý với Techcombank thì TTTT phải đàm phán với ngân hàng được yêu cầu hoặc làm việc với Khách hàng để đưa ra phương án cuối cùng.

- Nếu khách hàng đề nghị Techcombank tìm ngân hàng làm NHXN thì TTTT sẽ đánh giá và thông báo cho Chi nhánh NHĐL phù hợp nhất.

Như vậy, việc thiết lập được mối quan hệ đại lý với mạng lưới ngân hàng rộng khắp sẽ giúp Techcombank tiết kiệm được thời gian giao dịch, đàm phán với ngân hàng mà khách hàng yêu cầu, đồng thời cũng tránh được rủi ro việc ngân hàng đó từ chối xác nhận trong quá trình thanh toán.

thông báo và chuyển BCT về chi nhánh.

- Nếu bộ chứng từ có lỗi, TTTT sẽ gửi điện báo qua SWIFT đến NHPH để có sự điều chỉnh.

2 Chi nhánh của Techcombank

- Tiếp nhận bộ hồ sơ, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thủ tục bổ sung vốn, tài sản đảm bảo, ký hậu,... và sẽ chuyển giao bộ chứng từ cho khách hàng để nhận hàng.

- KSV lập phiếu đề nghị thanh toán lên TTTT

3 TTTT

- Lập điện thanh toán MT202, MT740, MT747 gửi đến NHĐL của Techcombank để yêu cầu chuyển tiền cho người hưởng.

4

NHĐL của

Techcombank

- Tiếp nhận, kiểm tra điện thanh toán và thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

- Hỗ trợ Techcombank trong việc tra soát, xử lý sai lầm trong quá trình thanh toán.

1

Chi nhánh của Techcombank

Tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ và gửi lên TTTT kèm phiếu đề nghị.

2

TTTT - CV TTTM kiểm tra và tạo lập toàn diện BCT lần 1.

- KSV kiểm tra toàn diện trên kết quả tạo lập của CV TTTM.

- Cấp phê duyệt (trưởng, phó phòng) phê duyệt trên kết quả kiểm tra của KSV

- Thực hiện gửi Bộ chứng từ gốc đi đòi tiền thanh toán nếu phù hợp và thông báo đến khách hàng và Chi nhánh về kết quả kiểm tra bộ chứng từ, sửa đổi sai sót nếu có.

- Hạch toán tiền về theo bộ chứng từ

Trong nghiệp vụ Thanh toán L/C nhập, ngoài vai trò là khâu cuối cùng trong việc thanh toán với đơn vị hưởng cũng như hỗ trợ trong việc xử lý sai sót thì NHĐL còn thực hiện nghiệp vụ tài trợ L/C theo nguồn vốn vay của NHĐL.

Refinancing Bank: ngân hàng có quan hệ đại lý với Techcombank và cấp cho Techcombank hạn mức tín dụng với mục đích tài trợ các L/C nhập khẩu.

L/C Refinancing [9] (Tài trợ L/C nhập khẩu có sử dụng nguồn vốn vay của NHĐL) là việc Techcombank sử dụng hạn mức tín dụng của các Refinancing Bank cấp cho Techcombank để tài trợ L/C nhập khẩu cho khách hàng của Techcombank với loại tiền thanh toán là USD. Bao gồm hai loại:

Loại 1: Techcombank chỉ định Refinancing Bank là ngân hàng thanh toán (“pay through” bank) khi phát hành L/C. Khi đến hạn thanh toán, Refinancing Bank sẽ thanh toán theo chỉ dẫn của Techcombank. Thời điểm Techcombank nhận nợ Refinancing Bank chính là ngày thanh toán và trùng với thời điểm khách hàng nhận nợ Techcombank.

Loại 2: Khi phát hành L/C không có chỉ định Refinancing Bank là ngân hàng thanh toán (“pay through” bank). Khi đến hạn thanh toán, Refinancing Bank sẽ thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng theo ủy thác của Techcombank. Thời điểm Techcombank nhận nợ Refinancing Bank chính là ngày thanh toán và trùng với thời điểm khách hàng nhận nợ Techcombank.

được thể hiện rõ ràng trong khâu thanh toán tức cắt tiền ghi có vào tài khoản Nostro của Techcombank. Bên cạnh đó, nếu ngân hàng đại lý của Techcombank chính là Ngân hàng phát hành L/C thì việc chuyển giao bộ chứng từ giữa hai ngân hàng sẽ được diễn ra một cách nhánh chóng hơn, việc thông báo, kiểm tra và thanh toán sẽ được thực hiện trực tiếp giữa hai ngân hàng, giảm thiểu nguy cơ thất lạc chứng từ, giảm phí thanh toán,...

d) Đánh giá chung [4]

Với nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế, ngoài đồng tiền USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất với hơn 46% tổng số lượng giao dịch trong năm 2013 thì đồng Yên nhật cũng đang ngày càng tăng lên về tỷ trọng số lượng giao dịch với khoảng 22%. Tổng số lượng giao dịch cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm bởi theo đánh giá của các chuyên viên, thông tin về các đối tác cũng như uy tín của các doanh nghiệp đã dần được nâng cao, do đó việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu đang được thực hiện nhiều bằng cách chuyển tiền thay cho những phương thức tốn kém hơn như tín dụng chứng từ (L/C) hay nhờ thu.

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng các loại tiền trong giao dịch CTQT năm 2013

(Đơn vị: %)

Tỷ trọng các loại tiền trong giao dịch CTQT

3% 9% 14% 22% 46% ■ USD ■ JPY ■ EUR ■ CNY ■ GBP ■ Khác

(Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu nội bộ năm 2011, 2012 và 2013 của TTTT tại Techcombank)

Với nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, các NHĐL của Techcombank đóng vai trò chủ yếu trong việc thanh toán hoặc là ngân hàng được chỉ định trong việc thanh toán L/C do Techcombank phát hành và ngược lại.

Trong đó hơn 60% các giao dịch XNK là giữa Việt Nam với các nước khu vực Châu Á ( Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,...) và phần lớn đều thông qua hệ thống Ngân hàng Wells Fargo Bank đối với đồng tiền USD, Ngân hàng Mizuho Corporate Bank với đồng JPY hay Standard Chartered Bank với đồng EUR và GBP,.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu các giao dịch TTTM theo khu vực năm 2013

(Đơn vị: %)

Cơ câu các giao dịch TTTM

■ Châu Á

■ EUR

■ Mỹ

■ Khác

(Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu nội bộ năm 2011, 2012 và 2013 của TTTT tại Techcombank)

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w