Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 66 - 68)

Năng lực tài chính là một chỉ tiêu cụ thể để đánh giá được sức mạnh nội tại của một ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh và bền vững sẽ tạo được sự tin tưởng nơi đối tác, giúp họ hoàn toàn có thể an tâm khi thiết lập quan hệ đại lý với nhau bởi điều này giúp họ tránh được những rủi ro tiềm tàng liên quan đến tài chính trong việc thanh toán, thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại,...

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề giải quyết trong một sớm một chiều, Techcombank sẽ cần một khoảng thời gian đủ dài để tích lũy và cải thiện dần các chỉ số tài chính của mình.

Cụ thể, Techcombank cần thực hiện những công việc sau đây:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Trước hết, cần nâng cao hiệu quả kinh doanh để làm tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó tăng lượng lợi nhuận giữ lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu, mở rộng quy mô vốn cho Ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi ngân hàng phải thông qua việc xây dựng những kế hoạch kinh doanh hợp lý, các chiến lược sản phẩm, phân phối đúng thị hiếu khách hàng; đồng thời với việc nâng cao chất lượng cán bộ nhân sự. Điều này không chỉ giúp gia

tăng lợi nhuận giữ lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu mà còn cải thiện các tỷ số tài chính như các tỷ số về thanh khoản, các tỷ số ROE, ROA...

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong ngân hàng bao gồm:

• Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán, ghi chép sổ sách, tổ chức hệ thống kế toán hiệu quả, phù hợp. Cần tiến hành ghi chép một cách chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đội ngũ kế toán phải thiết lập đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn các báo cáo tài chính của ngân hàng, cung cấp cho các nhà quản trị ngân hàng thông tin kịp thời và chính xác về tình hình ngân sách của ngân hàng.

• Nâng cao và phát huy năng lực của các giám đốc các phòng ban, đặc biệt là Khối Tài chính và Chiến lược. Giám đốc tài chính của ngân hàng là người dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính phải kiểm soát được ngân sách của ngân hàng, nắm rõ tình hình tài chính của mình nhằm nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu thông qua việc so sánh kết quả phân tích với kỳ trước hoặc với ngân hàng khác. Các nhà quản trị ngân hàng phải tăng cường khả năng đánh giá các chương trình hoạt động của ngân hàng trên phương diện tài chính. Ngân hàng phải phân tích chi tiết và đánh giá tính hiệu quả của các dự án đầu tư, các khoản huy động và hoạt động tín dụng,... Trên cơ sở đó, ngân hàng lựa chọn những phương án hành động tối ưu về mặt tài chính, tạo ra sự chủ động, giảm thiểu rủi ro và chi phí, hiệu quả sử dụng vốn tăng, năng lực tài chính của ngân hàng nhờ đó cũng tăng lên.

• Xây dựng chiến lược tài chính của mình với một cơ cấu vốn an toàn, phù hợp với quy định luật pháp. Hoạt động này bao gồm xem xét một các chi tiết các nhân tố tài chính có tác động quan trọng với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng; chủ yếu bao gồm chiến lược huy động vốn, chiến lược tín dụng, chiến lược tài trợ cho các dự án, đánh giá tính sinh lợi, Đồng thời, ngân hàng cần phải thiết lập một cơ cấu vốn của mình sau khi tiến hành những phân tích đặc trưng riêng của ngành ngân hàng, cùng với lợi nhuận, chi phí và những rủi ro của các loại ngân quỹ. Từ đó, ngân hàng đưa ra kế hoạch về cơ cấu các nguồn huy động. Ngoài ra, ngân hàng còn

phải có kế hoạch dự phòng rủi ro tín dụng, nợ xấu phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngân quỹ đột xuất. Khi đó, ngân hàng sẽ có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo khẳ năng thanh khoản và vẫn có đủ nguồn tài chính cho các hoạt động tín dụng cho vay, đầu tư, tài trợ của mình.

Một phần của tài liệu 040 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w