quốc tế
dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.3.1. Nhu cầu của khách hàng và tiềm năng của thị trường
Qua các xu hướng cập nhật của thế giới này càng hiện đại, người tiêu dùng cũng có xu hướng mở rộng và phát triển hơn vệc sử dụng thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt. Chẳng hạn, nhu cầu mua bán trực tuyến, hoặc các giao dịch đơn giản như quảng cáo của doanh nghiệp trên Facebook, Google,... Những chức năng này chỉ có dòng thẻ quốc tế mới đáp ứng, đem lại được dịch vụ cho chủ thẻ.
Riêng với các doanh nghiệp, việc sử dụng tiền mặt hoặc thẻ cá nhân cho các nhu cầu của DN là rất không hợp lý vì mất thời gian kiểm tra và theo dõi các giao dịch tiền mặt, không nhìn rõ được luân chuyển dòng tiền của DN, khó khăn khi đo lường thực lực tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu về một phương tiện thanh toán có thể giải quyết được các vấn đề này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thẻ thanh toán dành cho doanh nghiệp.
Tiềm năng của của dòng thẻ thanh toán quốc tế là rất lớn tại Việt Nam, khi cuộc sống ngày càng thay đổi, tùy theo thu nhập, hoàn cảnh và nhu cầu của người tiêu dùng mà nhà phát hành thẻ đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng từng phân khúc khách hàng. Theo số liệu của MasterCard, tỷ lệ khách hàng sử dụng thẻ debit để mua bán, giao dịch thanh toán trực tuyến chiếm khoảng 20% trên tổng số giao dịch. Trong khi đó, nếu so với sản phẩm thẻ nội địa, thì tỷ lệ giao dịch là bằng 2% và gần
như chỉ để sử dụng rút tiền mặt 98%. Năm 2015 doanh thu các mảng về thẻ tại thị trường Việt Nam đều đạt 2 con số trở lên. Số lượng thẻ phát hành tăng, đồng thời việc sử dụng thẻ của khách hàng cũng tăng đều. Như vậy, có thể thấy rằng xu hướng tiêu dùng của khách hàng và sự tăng trưởng của thị trường thẻ đang tạo điều kiện cho mảng dịch vụ này phát triển hơn nữa tại Việt Nam.
1.3.3.2. Đầu tư về công nghệ của ngân hàng
Sự phát triển của sản phẩm thẻ thanh toán đang bị thách thức do tình trạng gian lận thẻ có xu hướng gia tăng và ngày một tinh vi trong những năm gần đây. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư mạnh vào nền tảng công nghệ, cụ thể hơn là việc chuyển đổi từ dòng thẻ từ sang dòng thẻ chip. Có thể, chi phí đầu tư về công nghệ ban đầu vẫn là một trong những trở ngại để các ngân hàng đẩy mạnh phát triển dòng thẻ chip trên nền tảng bảo mật hiện đại. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổn thất mà ngân hàng và doanh nghiệp gặp phải do sự thiếu an toàn của dòng thẻ thanh toán, thì chắc chắn các ngân hàng phải chọn đầu tư cho công nghệ. An toàn và bảo mật là mối lo ngại chung không chỉ ở châu Á, mà còn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ rủi ro dù chưa bằng 1/3 so với các nước châu Á - Thái Bình Dương, và chưa bằng 1/5 so với thị trường Mỹ, nhưng không thể vì thế mà coi nhẹ việc phòng chống rủi ro. Thị trường thẻ Việt Nam phát triển sau, các ngân hàng Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước.