Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 049 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM THẺ THANH TOÁN QUỐC tế DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 79 - 83)

- 1,187 18,828 16,570 8,931 Chênh lệch doanh số huy động vốn

2011 2012 2013 2014 2015 Cho vay Cá

3.3.2. Đối với Chính phủ

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị

kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng không phải là vấn đề riêng của ngành Ngân hàng mà nó còn là của cả nước ta, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Do vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ Ngân hàng. Riêng đối với lĩnh vực thẻ, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các Ngân hàng đầu tư phát triển và trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho thanh toán, phát hành thẻ mà nếu chỉ có ngành Ngân hàng thì không thể đáp ứng nổi.

Đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm về thẻ: Sự phát triển của dịch vụ

sản phẩm thẻ đi lên thì số tội phạm liên quan đến thẻ cũng tăng cao. Ở Việt Nam, pháp luật còn nhiều sơ hở, trang bị kỹ thuật còn thiếu sẽ là một “địa bàn” thuận lợi cho các đường dây tội phạm hoạt động. Vì vậy, hệ thống pháp luật cần tiếp tục được đẩy mạnh. Ngoài ra, các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Công an, cảnh sát quốc tế cũng cần có những biện pháp phối hợp với Ngân hàng trong phát hiện và xử lý tội phạm thuộc lĩnh vực này.

Chính sách ưu đãi thuế: Ngoài ra, Chính phủ cần xem xét xây dựng và ban

hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biệt pháp tương tự 61

như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ; khắc phục các rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS.

Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định: Môi trường kinh tế - xã hội ổn định

luôn là một nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển và phát triển thẻ thanh toán quốc tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của người dân và các chủ thể kinh tế mới được cải thiện. quan hệ quốc tế mới được mở rộng, có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của hệ thống Ngân hàng toàn cầu, và từ đó các Ngân hàng Việt Nam mới có thể mở rộng đối tượng phục vụ mình.

Tích cực hội nhập kinh tế thế giới: Đây sẽ là một chất xúc tác tốt cho các

doanh nghiệp trong việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây, bởi lẽ, có hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam mới có cơ hội đi ra nước ngoài, thực hiện các hoạt động giao thương mua bán, và từ đó nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán quốc tế mới tăng cao.

Đầu tư cho hệ thống giáo dục: Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát

triển nhân tố con người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Do đó, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, kiến thức chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một ngành có áp dụng công nghệ tiên tiến bậc nhất trên thế giới như Ngân hàng thì cần có một đường lối chiến lược chỉ đạo của Nhà nước. Nhà nước cần khuyến khích các trường học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thẻ - công nghệ thẻ trong khối ngành kinh tế nói chung.

Tóm lại, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước là vô cùng cần thiết đối với mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp của Chính phủ để các Ngân hàng thương mại có định hướng triển khai dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội lâu dài thì nhất định dịch vụ này sẽ thu về những kết quả khả quan.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong những năm tới, nhiệm vụ trọng tâm của khối Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đối với hoạt động phát triển sản phẩm thẻ là phải đẩy mạnh sự lan tỏa cũng như hiệu quả sử dụng “bộ đôi” sản phẩm VPBiz Card, mà thể hiện qua sự cải cách, nâng cấp nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cũng như về mặt công nghệ, kỹ thuật.

Dựa vào định hướng phát triển của Ngân hàng VPBank đối với hoạt động sử dụng thẻ doanh nghiệp VPBiz Card và các hạn chế mà bản thân Ngân hàng đang vướng mắc, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm đầy tiềm năng này, đó là: VPBank cần đầu tư mạnh hơn nữa cho mảng hệ thống, trang bị kỹ thuật phục vụ thanh toán thẻ; hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình sản phẩm; đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ. Hơn nữa, Ngân hàng còn phải thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình tới mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước, cũng như tăng cường liên kết với các chủ thể khác trong thị trường.

Cuối cùng, không chỉ bản thân VPBank mà Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cũng cần có những động thái cần thiết và hợp lý để hỗ trợ cho sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng.

KẾT LUẬN

Thẻ thanh toán quốc tế ra đời như một kết quả của cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính cá nhân, và giờ đây, sức lan tỏa của nó còn ảnh hưởng tới cả các doanh nghiệp. Sự phát triển của thẻ thanh toán quốc tế là thành quả của sự đổi mới và khả năng marketing của các chuyên gia Ngân hàng thế giới.

Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ không phải là dịch vụ mới đối với ngành Ngân hàng thế giới, nhưng với Việt Nam thì quy mô và mức độ phát triển của hoạt động này vẫn chưa thực sự được khai thác triệt để. Thông qua thực trạng hoạt động sử dụng sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, một Ngân hàng được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển đặc biệt là đối với các gói sản phẩm dành cho phân khúc SME, chúng ta có thể nhìn thấy, dù còn nhiều khó khăn và vướng mắc cần phải giải quyết, nhưng hoàn toàn có thể tin tưởng vào hoạt động sử dụng sản phẩm VPBiz Card hoàn hảo, với sức lan tỏa rộng rãi trên thị trường trong một tương lai không xa.

Để thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thẻ thanh toán quốc tế như một phương thức thanh toán thường xuyên, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng sẽ còn nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các Ngân hàng trong việc có cơ sở pháp lý ổn định và nền tảng xã hội vững chắc thì từ đó, hoạt động sử dụng thẻ thanh toán trong nước, và cả quốc tế mới dần được nâng cao, hướng tới một “xã hội không sử dụng tiền mặt”.

Với những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian, bài khóa luận tốt nghiệp còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ các thầy cô giảng viên để đề tài có thể hoàn thiện và đi vào thực tế hơn.

Một phần của tài liệu 049 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM THẺ THANH TOÁN QUỐC tế DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 79 - 83)