Kết quả thử nghiệm và bình luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 101 - 187)

* Kết quả thực hiện khảo sát

Đối với HS nhóm TN

Tác giả luận văn thực hiện khảo sát 37 HS lớp Ba đã tham gia học tập các hoạt động trải nghiệm mà đề tài thiết kế về hứng thú của các em đối với các hoạt động trải nghiệm và mong muốn đối với các hoạt động học tập sau này.

Kết quả thu được:

- 100% HS đều thích được tham gia học tập môn TN & XH lớp Ba bằng những hoạt động trải nghiệm mà đề tài đã thiết kế. Trong khi trước đó, khi khảo sát thực trạng dạy học tác giả luận văn nhận được kết quả 8/37 HS trong lớp không thích môn TN & XH lớp Ba với lí do “tiết học chán”.

- 100% HS đều mong muốn được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm trong quá trình học tập môn TN & XH và các môn học khác. Những lí do các em đưa ra để giải thích cho lựa chọn của mình là “các hoạt động rất thú vị”, “trải nghiệm rất vui và thú vị, đầy hứng thú hơn” hay “được làm việc hoài”,...

Từ những kết quả trên, có thể kết luận, các hoạt động trải nghiệm mà đề tài thiết kế đã tạo được hứng thú, thu hút, hấp dẫn được HS trong các hoạt động học tập.

Đối với GV

Tác giả luận văn khảo sát 09 GV (GV chủ nhiệm lớp Ba và Cán bộ quản lí của trường tiểu học D – nơi đã thử nghiệm các hoạt động mà đề tài thiết kế) về mức độ khả thi và mức độ hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba mà đề tài thực hiện; mong muốn của GV về việc HS tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môn học.

Mức độ khả thi của các hoạt động trải nghiệm đã tổ chức trong dạy học môn TN & XH lớp Ba

Kết quả thu được thể hiện ở Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. cho thấy: 100% GV được khảo sát nhận định rằng các hoạt động trải nghiệm đã thử nghiệm tại trường là khả thi và rất khả thi. Trong đó, 88,89% (8/9 GV) cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ khả thi của các hoạt động trải nghiệm đã thử nghiệm

môn TN & XH lớp Ba như đề tài đã thực hiện là rất khả thi. Như vậy có thể kết luận, các hoạt động trải nghiệm mà đề tài thực hiện là phù hợp và có thể tổ chức thành công ở nhà trường tiểu học.

Mức độ hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm đã tổ chức trong dạy học môn TN & XH lớp Ba

Biểu đồ 3.2. cho thấy: 100% GV được khảo sát nhận định rằng các hoạt động trải nghiệm đã thử nghiệm tại trường là hiệu quả và rất hiệu quả. Trong đó, 88,89% (8/9 GV) cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba như đề tài đã thực hiện là rất hiệu quả. Như vậy có thể kết luận, các hoạt động trải nghiệm mà đề tài thực hiện là phù hợp để dạy học môn TN & XH lớp Ba ở nhà trường tiểu học.

Mong muốn của GV về việc HS tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môn học

100 % GV mong muốn HS được tham gia các hoạt trải nghiệm trong môn học. Họ đưa ra những lí do như: “hoạt động trải nghiệm khơi gợi được hứng thú của HS lẫn GV trong dạy học”, “hoạt động trải nghiệm mang lại hiệu quả tốt hơn hoạt động dạy học truyền thống”,...

Biểu đồ 3.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm đã thử nghiệm

* Kết quả thực hiện bài kiểm tra

Nhóm Thử nghiệm có 37 HS làm bài kiểm tra, nhóm Đối chứng có 36 HS làm bài kiểm tra. Tổng hợp số liệu điểm làm bài của mỗi nhóm thể hiện ở Bảng

Bảng 3.3. Tổng hợp điểm làm bài kiểm tra của NTN và NĐC

Điểm 5 6 7 8 9 10

Số lượng các điểm

NĐC 4 15 8 4 5 0

Số lượng các điểm

NTN 0 4 6 18 7 2

Tác giả luận văn tính được:

- Điểm trung bình Nhóm Thử nghiệm:

𝑥̅ = 7,92

- Độ lệch chuẩn Nhóm Thử nghiệm:

𝜎 = 1,01

- Điểm trung bình Nhóm Đối chứng:

𝑥̅ = 6,75

- Độ lệch chuẩn Nhóm Đối chứng:

𝜎 = 1,23 Giá trị kiểm định P = 0.000 < 0.05 (Phụ lục 7)

Kết quả trên cho thấy, sau thực nghiệm, điểm trung bình kết quả làm bài của nhóm Thử nghiệm (7,92) cao hơn nhóm Đối chứng (6,75). Đồng thời, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P = 0.000 < 0.05).

Tác giả luận văn tiến hành phân tích kết quả xếp loại điểm sau thử nghiệm của 02 nhóm và thu được kết quả thể hiện ở Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.3.

Bảng 3.4. Kết quả xếp loại điểm bài kiểm tra của NTN và NĐC

Kết quả Nhóm Đối chứng Nhóm Thử nhiệm

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Giỏi 5 13,89 9 24,33

Khá 12 33,33 24 64,86

Trung bình 19 52,78 4 10,81

Biểu đồ 3.3 cho thấy, ở NĐC có 13,89% HS xếp loại giỏi, 33,33% HS xếp loại khá và tỉ lệ HS xếp loại trung bình là chủ yếu với 52,78%. Trong khi đó, ở nhóm Thử nghiệm, có 24,33% HS xếp loại giỏi, 10,81% và tỉ lệ HS xếp loại khá chiếm chủ yếu với 64,86%. Như vậy, kết quả này có thể khẳng định được hiệu quả bước đầu của các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba mà đề tài thiết kế.

Kết luận chương 3

Từ cơ sở lí luận của việc dạy học môn TN & XH bằng hoạt động trải nghiệm ở chương 1 và thực trạng dạy học môn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm ở Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2, tác giả luận văn đã đề xuất quy trình thiết kế, tiến hành thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học này ở nhà trường tiểu học.

Tác giả luận văn đã xác định mục đích thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba là để cung cấp tài liệu tham khảo cho GV về ý tưởng dạy học môn học này bằng hoạt động trải nghiệm và tạo hứng thú học tập cho các em HS. Từ đó, hướng đến việc nâng cao chất lượng dạy học môn TN & XH lớp Ba ở trường tiểu học. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất 05 nguyên tắc khi thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba, cụ thể: bảo đảm mục tiêu, nội dung môn TN & XH lớp Ba; khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của cá nhân HS; tôn trọng tính cá nhân của HS; huy động tối đa các giác quan của HS vào quá trình học tập; đảm bảo vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV và vai trò chủ thể tự giác, tích cực học tập, sáng tạo của HS. Thêm nữa, tác giả luận văn cũng đã đề xuất những tiêu chí lựa chọn nội dung và hình thức; quy trình khi thiết kế các hoạt động trải nghiệm này và đã thiết kế 29 hoạt động trải nghiệm để dạy học 31 bài cụ thể trong môn TN & XH lớp Ba.

Do giới hạn về thời gian thực hiện đề tài, tác giả luận văn chỉ tiến hành thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả bước đầu của các hoạt động trải nghiệm trong môi trường thực tiễn ở 04 bài học: Lá cây, Khả năng kì diệu của lá cây, Quả và Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Sau thử nghiệm, tác giả đã tiến thành tìm hiểu kết quả thử nghiệm thông qua phiếu khảo sát (khảo sát hứng thú của HS lớp thử nghiệm, đánh giá của GV về tính hiệu quả và khả thi của các hoạt động thử nghiệm) và bài kiểm tra (dành cho HS nhóm Thử nghiệm và nhóm Đối chứng). Kết quả thu được cho thấy, HS lớp thử nghiệm yêu thích và mong muốn tham gia các hoạt động trong học tập môn TN & XH; GV cho rằng các

hoạt động mà đề tài thiết kế là khả thi và có thể tổ chức thành công ở trường tiểu học; kết quả bài kiểm tra nhóm Thử nghiệm tốt hơn hơn nhóm Đối chứng. Từ đó, có thể thấy rằng các hoạt động trải nghiệm mà đề tài thiết kế là khả thi và có thể thực hiện hiệu quả bước đầu ở nhà trường tiểu học. Kết quả này là sự động viên cho tác giả luận văn trong việc phát triển tiếp tục đề tài này.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Dạy học trải nghiệm là vấn đề giáo dục được sự quan tâm của thế giới lẫn Việt Nam. Điều đó thể hiện qua những công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước. Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề: thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba.

Đề tài đã xác định tổng quan cho vấn đề nghiên cứu, tổng thuật và xác định những khái niệm chủ yếu: hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động dạy học trải nghiệm, hoạt động dạy học trải nghiệm trong môn TN & XH lớp Ba, thiết kế hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã tập trung xác lập cơ sở lí luận về: đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của HS lớp Ba, đặc điểm của môn Tự nhiên - Xã hội trong chương trình Giáo dục Tiểu học Việt Nam hiện hành, hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học. Trong đó, tác giả chỉ ra sự phù hợp và thuận lợi của những về đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của HS lớp Ba; đặc điểm của môn Tự nhiên - Xã hội trong chương trình Giáo dục Tiểu học Việt Nam hiện hành, để tổ chức dạy học bằng hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, đề tài cũng xác định mục tiêu, phương pháp, hình thức và quy trình tổ chức và vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học.

Sau khi xác lập cơ sở lí luận, đề tài đã tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy học môn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua phiếu khảo sát đối với 33 GV, 400 HS lớp 3 và phỏng vấn 06 GV thuộc 05 trường TH trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát thực hiện về những nội dung: nhận thức của GV về khái niệm học tập bằng hoạt động trải nghiệm; mức độ cần thiết của việc dạy học bằng hoạt động trải nghiệm; môn học phù hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm, lí do để môn TN & XH thuận lợi triển khai dạy học bằng hoạt động trải nghiệm; mức độ quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba; mục tiêu của việc dạy học môn TN & XH

lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm, nội dung trong chương trình môn học và hình thức phù hợp để tổ chức dạy học trải nghiệm, quy trình thiết kế để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba; mức độ biểu hiện và kết quả thực hiện của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba ở nhà trường Tiểu học hiện nay; những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy những ưu điểm và hạn chế của việc dạy học môn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm ở nhà trường tiểu học hiện nay: GV đã có sự tiếp cận với hoạt động trải nghiệm, đa số họ có nhận thức đầy đủ về khái niệm, tầm quan trọng, mức độ cần thiết của hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học. Bên cạnh đó, GV đã tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba, tuy nhiên họ tự đánh giá mức độ biểu hiện và kết quả thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. GV cũng đã xác định được những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức dạy học môn này bằng hoạt động trải nghiệm. Theo đó, đa số GV cho rằng ý tưởng dạy học, tài liệu tham khảo là vần đề gây khó khăn khi thực hiện dạy học môn học này bằng hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, một điều đáng lưu ý là 100% GV xác định quy trình thiết kế quan trọng để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba nhưng 100% GV này cũng cho biết họ chưa có một quy trình khoa học nào để thiết kế. Qua đó, thực trạng cho thấy sự cần thiết phải có nguồn tài liệu tham khảo, quy trình thiết kế, các mẫu hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba.

Từ cơ sở lí luận và thực trạng dạy học môn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm ở Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luận văn đã xác định mục đích, nguyên tắc thiết kế; tiêu chí lựa chọn nội dung và hình thức thiết kế. Đặc biệt, đề tài đã đề xuất quy trình thiết kế, tiến hành thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học này ở nhà trường tiểu học. Cụ thể, luận văn đã thiết kế 29 hoạt động trải nghiệm để dạy

học 31 bài cụ thể trong môn TN & XH lớp Ba. Đồng thời, tác giả luận văn đã tiến hành thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả bước đầu của các hoạt động trải nghiệm ở 04 bài học: Lá cây, Khả năng kì diệu của lá cây, Quả và Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Việc thử nghiệm này được tiến hành ở 01 lớp Ba của trường tiểu học D, Quận Bình Thạnh trên 02 nhóm đối tượng: Đối chứng và Thử nghiệm. Thông qua thực hiện phiếu khảo sát và bài kiểm tra, kết quả cho thấy các hoạt động trải nghiệm mà đề tài thiết kế là khả thi và có thể thực hiện hiệu quả bước đầu ở nhà trường tiểu học.

2. Khuyến nghị

Để việc dạy học các môn học bằng hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Bình Thạnh và ở các trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, tác giả luận văn khuyến nghị:

2.1. Đối với các cấp quản lí trường tiểu học tại Quận Bình Thạnh

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho tất cả GV về thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học. Trong đó, chú trọng tính thực hành, vận dụng của GV.

Cần cung cấp cho GV tài liệu tham khảo trong việc thiết kế và tổ chức dạy học các môn học bằng hoạt động trải nghiệm.

2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV về thời gian, cơ sở vật chất trong dạy học. Đồng thời, nhà trường cần khuyến khích, động viên GV nghiên cứu, thiết kế và áp dụng các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các môn học khác nhau; tạo lập một tài liệu tham khảo hay sổ tay dạy học.

Tăng cường mối liên kết với phụ huynh, gia đình các lực lượng giáo dục khác để nhận được sự đồng tình, hỗ trợ trong tổ chức dạy học trải nghiệm.

2.3. Đối với giáo viên các trường tiểu học Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm hiểu và tự bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức dạy học các môn học bằng hoạt động trải nghiệm.

Tích cực tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm trọng dạy học các môn học.

3. Hướng phát triển của đề tài

Tiếp tục thực nghiệm những hoạt động trải nghiệm mà đề tài thiết kế để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của nó trong môi trường thực tiễn ở Quận Bình Thạnh và một số địa bàn khác của Thành phố Hồ Chí Minh.

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học các bài còn lại của chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 101 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)