Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 28)

1.2.1. Hoạt động dạy học

Dạy học là quá trình tập hợp những hành động liên tiếp, thâm nhập vào nhau của người dạy và người học dưới sự hướng dẫn của người dạy nhằm làm cho người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn.

Theo Trần Thị Hương và cộng sự, “hoạt động dạy học là hoạt động tương tác, phối hợp và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của GV và hoạt động tự giác,

tích cực, chủ động của HS nhằm thực hiện mục tiêu dạy học” (Trần Thị Hương et al., 2014).

Từ những khái niệm trên, tác giả luận văn định nghĩa dạy học là quá trình song song, biện chứng giữa truyền đạt và lĩnh hội của người dạy và người học. Trong đó, người dạy giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, hướng dẫn người học phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân, còn người học thể hiện vai trò chủ động, sáng tạo trong việc tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội những năng lực và phẩm chất cần thiết cho chính mình.

1.2.2. Hoạt động trải nghiệm

Về trải nghiệm, theo Từ điển Tiếng Việt, “Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng” (Hoàng Phê, 1992).

Hay theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, theo nghĩa chung nhất, trải nghiệm là bất kì một trạng thái nào trong đời sống tâm lí chứa đựng xúc cảm của chủ thể thông qua việc cảm nhận, trải qua, đọng lại cùng với tri thức, ý thức,... Ở khía cạnh tâm lí học, nó là những tín hiệu nội tại của chủ thể. Thông qua đó, chủ thể tiếp nhận các sự việc, sự kiện và đưa ra phản hồi mang màu sắc cá nhân từ ý tưởng đến hành vi (Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2005).

Một cách hiểu khác theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trải nghiệm “là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp”. Hay trải nghiệm được xem là quá trình hoạt động tích cực của cá nhân để thu thập kinh nghiệm. Đó có thể là kinh nghiệm, nhận định tốt hoặc xấu, tích cực hay tiêu cực,... phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như môi trường sống và đặc điểm cá nhân mỗi người. (Wikipedia, 2018).

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục [...] tạo cơ hội cho HS: huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thể và các năng lực đặc thù của Hoạt động trải nghiệm (Đinh Thị Kim Thoa, 2017).

Từ những định nghĩa trên, trong phạm vi đề tài này, tác giả luận văn tiếp cận về Hoạt động trải nghiệm như sau: Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục có mục đích, được tiến hành dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục. Qua đó, HS được trực tiếp tham gia một sự kiện hay tương tác với các đối tượng một cách tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo. Nói cách khác, HS được trải nghiệm, bày tỏ và lựa chọn ý tưởng, thực hiện và đánh giá ý tưởng, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, cá nhân khác. Từ đó, HS được hình thành và phát triển những phẩm chất và các năng lực cần thiết.

1.2.3. Hoạt động dạy học trải nghiệm

Hoạt động dạy học trải nghiệm là hoạt động dạy học gắn liền với việc tổ chức của GV và việc tham gia các hoạt động trải nghiệm của HS. Trong đó, hoạt động của HS là trung tâm, tất cả HS đều trải nghiệm theo một tiến trình cụ thể. Hoạt động dạy học trải nghiệm yêu cầu HS huy động tất cả vốn kinh nghiệm sẵn

có, sử dụng nhiều giác quan để trải nghiệm. Qua đó, HS có thể phát huy khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và tư duy phản biện.

Trong luận văn này, tác giả xác định hoạt động dạy học trải nghiệm là hoạt động dạy học mà ở đó GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm; HS sử dụng kinh nghiệm sẵn có của mình tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức; hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất tương ứng.

1.2.4. Hoạt động dạy học trải nghiệm trong môn TN & XH lớp Ba lớp Ba

Hoạt động dạy học trải nghiệm trong môn TN & XH lớp Ba là hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong dạy học môn TN & XH lớp Ba. GV là người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn HS tham gia, thực hiện các hoạt động trải nghiệm để đạt được mục tiêu học tập môn TN & XH lớp Ba. Đối với HS, khi tham gia học tập môn học này, các em thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, liên hệ, vận dụng những gì học được gắn với thực tiễn, cuộc sống xung quanh. Từ đó, các em nhận ra cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử thích hợp liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường;... góp phần hình thành năng lực, rèn luyện những phẩm chất cần thiết trong môn TN & XH lớp Ba.

1.2.5. Thiết kế hoạt động trải nghiệm

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Thiết kế là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác giữa người với người có thể đo lường được.” (Wikipedia, 2018).

George Cox (trưởng khoa Đồ họa, ĐH Luân Đôn) cho rằng thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới nhằm định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng. Nó như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó. (Trần Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Kim Anh, 2015).

Tác giả Kumaragamage, D. Y. cho rằng “Thiết kế là một lộ trình hoặc phương pháp tiếp cận chiến lược để một người đạt được một kỳ vọng duy nhất. Nó xác định các đặc điểm kĩ thuật, kế hoạch, thông số, chi phí, hoạt động, quy trình, cách thức và mục tiêu trong những ràng buộc pháp lí, chính trị, xã hội, môi trường, an toàn và kinh tế nhằm đạt được mục tiêu” (Kumaragamage, D. Y., 2011)

Trong phạm vi đề tài này, thiết kế hoạt động trải nghiệm được hiểu là việc tạo ra một kế hoạch dạy học bằng hoạt động trải nghiệm nhằm định hình những ý tưởng dạy học và biến chúng thành các hoạt động dạy học thực tế.

1.2.6. Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba Xã hội lớp Ba

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba được hiểu là việc tạo ra một kế hoạch dạy học sử dụng các hoạt động trải nghiệm để tiến hành dạy học các nội dung, bài học của môn TN & XH lớp Ba (chương trình hiện hành).

1.3. Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba và Xã hội lớp Ba

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của HS lớp Ba * Đặc điểm về thể chất * Đặc điểm về thể chất

Ở giai đoạn lớp Ba, hệ cơ và hệ xương của HS đã phát triển hơn so với lớp Một, Hai và tương đối hoàn thiện. Các em có thể thực hiện những vận động cơ bản như đi, đứng, chạy nhảy, bò, giữ thăng bằng, dùng kéo, dùng bút để viết, vẽ... một cách khá linh hoạt. Do đó, các em rất thích tham gia vào những hoạt động đòi hỏi sự thử thách và khéo léo.

Hệ tuần hoàn của HS lớp Ba chưa hoàn thiện như người lớn. Do đó, nhịp tim của các em nhanh và dễ có những xúc động trước sự vật, hiện tượng. Còn đối với hệ thần kinh, chúng bước vào giai đoạn phát triển mạnh, thể hiện ở sự hoàn thiện của não bộ từ khối lượng, trọng lượng đến cấu trúc. Trong giai đoạn

này, những phản xạ có điều kiện hình thành ngày càng nhiều và nhanh chóng. Thế nhưng, với HS lớp Ba, quá trình hưng phấn diễn ra mạnh hơn quá trình ức chế. Vì thế, khả năng tự chủ, kiên trì, kiềm chế bản thân trước những kích thích còn hạn chế.

Tất cả các đặc điểm trên tạo điều kiện cho HS lớp Ba bước đầu chuyển từ tư duy trực quan hình ảnh sang tư duy trừu tượng. Do vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm để dạy học các môn học nói chung và dạy học môn TN & XH lớp Ba nói riêng là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, nó vừa tạo hứng thú cho HS vừa thúc đẩy sự phát triển về tư duy sáng tạo và cảm xúc của các em trong quá trình học tập.

* Đặc điểm tâm lí, nhận thức

Tri giác

Về tri giác, HS lớp Ba có tính tỉ mỉ, chủ định cao hơn so với HS lớp Một, Hai. Tri giác của các em có mục đích, định hướng rõ ràng và dần mang tính xúc cảm. Các em thích quan sát những gì có màu sắc rực rỡ, chuyển động, mới lạ, trực tiếp gây xúc cảm cho các em. Đồng thời, tri giác của các em thường gắn với hành động, tức là các em phải làm một hoạt động gì đó với sự vật, hiện tượng như nhìn ngắm, sờ mó, cầm nắm, ngửi, nếm,... Do đó, việc dạy học kết hợp đa giác quan là biện pháp hiệu quả để giúp các em có được biểu tượng chính xác về sự vật, hiện tượng và thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan ở trẻ. Nói một cách khác, để tri giác của HS lớp Ba chính xác và đầy đủ hơn, phân hóa rõ ràng và có chọn lọc về những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS lớp Ba, để các em trực tiếp tiếp xúc với các dụng cụ học tập, các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh là một hình thức phù hợp.

Chú ý

Về chú ý, chú ý của HS lớp Ba bắt đầu ổn định hơn so với trước đó. Chú ý có chủ định dần phát triển và chiếm ưu thế. Đồng thời, các em bắt đầu có sự điều

chỉnh chú ý của mình, nỗ lực thực hiện các hoạt động học tập. Tuy nhiên, hiệu quả của việc chú ý còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ hấp dẫn của các hoạt động học tập, tình cảm, hứng thú của các em, sự rực rỡ, mới mẻ, bất ngờ,... Các em hầu như chỉ tập trung và duy trì chú ý đối với những hoạt động mà các em trực tiếp tham gia, làm ra sản phẩm của riêng mình. Do vậy, GV cần biết tạo hứng thú, động cơ cho HS trong quá trình học tập bằng việc tổ chức các hoạt động hấp dẫn nhằm duy trì sự tập trung và chú ý của HS. Đặc biệt, ở giai đoạn lớp Ba, HS bắt đầu có ý thức về giới hạn thời gian trong việc nỗ lực hoàn thành một nhiệm vụ học tập.

Trí nhớ

Về trí nhớ, HS lớp Ba chủ yếu vẫn là trí nhớ trực quan – hình tượng. Các em ghi nhớ, nhớ lại kiến thức thông qua trực quan tốt hơn bằng lời và ghi nhớ, nhớ lại những gì đã trực tiếp làm tốt hơn những gì được nghe giảng. Như vậy, nếu HS lớp Ba được học tập trải nghiệm thì trẻ sẽ dễ dàng nhớ và nhớ lâu hơn về khái niệm, đặc điểm, tính chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã tiếp xúc.

Tưởng tượng

Về tưởng tượng, HS lớp Ba thường gắn liền với những hình tượng tri giác trước đó và có thể tạo ra những hình tượng khác mang màu sắc cá nhân thông qua các hoạt động vẽ, cắt dán, làm mô hình,... Vốn kinh nghiệm sống càng phong phú thì tưởng tượng của các em càng đa dạng. Bên cạnh đó, tưởng tượng của các em cũng bị yếu tố cảm xúc chi phối. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm chính là môi trường để các em phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo của bản thân.

Tư duy

Về tư duy của HS lớp Ba, các em bước đầu biết phân tích tổng hợp dù các em vẫn chưa chú trọng nhiều đến những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên ở giai đoạn này, HS bắt đầu chuyển dần từ tư duy trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, nghĩa là bắt đầu nhận thức những đặc điểm về

thuộc tính và tính chất của sự vật, hiện tượng. Khi suy luận và tiếp thu các khái niệm, HS thường dựa vào quan sát hoặc lấy các đối tượng cụ thể thay cho định nghĩa. Bên cạnh đó, kĩ năng phân biệt các dấu hiệu và chỉ ra các thuộc tính, tính chất của đối tượng không dễ dàng thực hiện. Điều này dẫn đến những sai lầm khi các em lĩnh hội các khái niệm, thuộc tính. Như vậy, học tập dựa vào trải nghiệm giúp các em phát triển tư duy, các em sẽ suy luận được sự vật, hiện tượng một cách chính xác hơn, cụ thể hơn; hình thành được khái niệm về sự vật, hiện tượng đầy đủ, sâu sắc hơn. Do đó, GV cần lưu tâm đến việc dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá tri thức thông qua những hoạt động có cảm xúc, hoạt động tập thể, phát huy tính sáng tạo cá nhân.

Qua những phân tích trên, việc tổ chức cho HS lớp Ba trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trong học tập môn TN & XH là việc làm cần thiết và phù hợp đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của các em. Điều này giúp cho hoạt động nhận thức của HS về sự vật, hiện tượng diễn ra dễ dàng, đúng đắn và đầy đủ hơn.

1.3.2. Môn Tự nhiên - Xã hội trong chương trình Giáo dục Tiểu học Việt Nam hiện hành (chương trình năm 2000) Việt Nam hiện hành (chương trình năm 2000)

* Đặc điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên – Xã hội

Tính tích hợp: Là sự thống nhất, kết hợp các nội dung giáo dục có liên quan

với nhau; sử dụng kiến thức, kĩ năng của môn học này như những công cụ để học tập những môn học khác.

Hình thức tích hợp trong môn Tự nhiên – Xã hội là hình thức tích hợp xuyên môn, trong đó nhiều môn học có liên quan được kết lại thành một môn học với một hệ thống các chủ đề xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.

Giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3): chương trình được cấu trúc dưới 3 chủ đề: Con người và Sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.

Giai đoạn 2 (lớp 4, 5): cấu trúc chương trình mang tính độc lập cao hơn: Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

Tính đồng tâm: Kiến thức môn học được trình bày từ xa đến gần, từ dễ đến

khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát. Cùng một vấn đề nhưng sẽ có sự khác biệt về dung lượng và độ khó ở các khối lớp. Tính chất này giúp cho việc dạy học môn Tự nhiên – Xã hội trở nên có hệ thống.

Tính mở: Chương trình cho phép bổ sung, cập nhật kiến thức đối với một

số nội dung:

Về HS: đặc điểm phát triển tâm, sinh lí, đặc điểm nhận thức, các vấn đề sức khỏe của HS,...

Về xã hội: hệ thống giao thông; nghề nghiệp của người dân địa phương; phong tục, tập quán, lễ hội, di tích lịch sử địa phương, danh nhân văn hóa...

Về tự nhiên: cây trồng, vật nuôi chính ở địa phương, đặc điểm thời tiết, địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)