Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 51 - 66)

động trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

* Đối với GV

Nhận thức của GV về khái niệm học tập bằng hoạt động trải nghiệm

Tác giả luận văn khảo sát quan niệm của GV về khái niệm học tập bằng hoạt động trải nghiệm. Kết quả thể hiện ở Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1 cho thấy, có 32/33 GV (96,97%) quan niệm đúng về khái niệm học tập bằng hoạt động trải nghiệm, thể hiện qua việc lựa chọn nội dung “Quá trình dạy học mà HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tiễn để chiếm lĩnh kiến thức, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV”. Còn lại, tỉ lệ rất nhỏ 1/33 GV

(3,03%) chọn quan niệm “Quá trình dạy học của GV và HS có sử dụng tranh ảnh, mẫu vật; HS học tập dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV”. Điều này cho thấy, hầu hết GV tiểu học hiện nay đều hiểu đúng về khái niệm khái niệm học tập bằng hoạt động trải nghiệm. Bởi lẽ, hiện nay, hoạt động trải nghiệm đang là xu thế, đã xuất hiện những tài liệu nghiên cứu về hoạt tập trải nghiệm và GV cũng đã được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn có tiến hành phỏng vấn một số GV về quan niệm học tập bằng hoạt động trải nghiệm, cô Phạm Nguyên Vân H. Cho biết “Tuy có tài liệu và một số GV cũng đã được trực tiếp tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhưng nội dung về hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm trong môn học vẫn là nội dung mới, GV phải trực tiếp dấn thân vào hoạt động mới hiểu rõ về nó, khái quát được khái niệm. Đồng thời, hiện nay, tài liệu về học tập bằng hoạt động trải nghiệm vẫn chưa phổ biến đối với GV tiểu học”. Một số GV khác khi được phỏng vấn cũng có cùng quan điểm như cô H. Qua đó, có thể nhận định, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số ít GV quan niệm chưa đầy đủ về khái niệm học tập bằng hoạt động trải nghiệm.

Mức độ cần thiết của việc dạy học bằng hoạt động trải nghiệm

Tiến hành khảo sát GV về mức độ cần thiết cả việc dạy học bằng hoạt động trải nghiệm, tác giả luận văn thu được kết quả, thể hiện ở Biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2. Mức độ cần thiết của việc dạy học bằng hoạt động trải nghiệm

Biểu đồ 2.2. cho thấy, có 93,94% GV cho rằng dạy học bằng hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết và cần thiết; có 6,06% GV cho rằng dạy học bằng hoạt động trải nghiệm là ít cần thiết đối với HS tiểu học. Điều này cho thấy, hầu hết GV tiểu học hiện nay đã nhận thức được mức độ quan trọng của việc dạy học bằng hoạt động trải nghiệm, theo định hướng giáo dục hiện nay mà nước ta đang hướng tới. Tuy nhiên, vẫn còn một ít GV chưa nhận thấy mức độ cần thiết của nó trong việc dạy học.

Môn học phù hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm

Thống kê kết quả khảo sát, tác giả luận văn thu được quan điểm của GV về môn học phù hợp để tổ chức dạy học bằng hoạt động trải nghiệm qua Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3. Môn học phù hợp để tổ chức dạy học bằng hoạt động trải nghiệm

Kết quả từ Biểu đồ 2.3. cho thấy, theo GV, môn học nào cũng có khả năng để tổ chức dạy học bằng hoạt động trải nghiệm (tỉ lệ thấp nhất là 33,33% đối với môn Toán và Âm nhạc). Trong đó, môn học mà GV đánh giá phù hợp nhất để tổ chức dạy học bằng hoạt động trải nghiệm là môn TN & XH (100%).

Mặt khác, tác giả luận văn tìm hiểu lí do để môn TN & XH, cụ thể là môn TN & XH lớp Ba thuận lợi triển khai dạy học bằng hoạt động trải nghiệm và thu được kết quả: có 75,76% GV cho rằng “Phương pháp đặc trưng của môn học là quan sát, rất phù hợp với đặc điểm của hoạt động trải nghiệm”, 42,42% GV cho rằng “Đối tượng học tập trực tiếp của môn học rất gần gũi với HS”, 57,58% GV cho rằng “Nội dung môn học liên quan đến nhiều các lĩnh vực kiến thức khác nhau nên GV dễ xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm” và 24,24% GV cho rằng “HS chuẩn bị bước qua giai đoạn 2 của bậc tiểu học nên đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động trải nghiệm”. Trong đó, có 7/33 GV (21,21%) đồng ý với cả 4 lí do trên.

Mức độ quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học TN & XH lớp Ba

Kết quả khảo sát cho thấy, 93,94% GV cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học TN & XH lớp Ba là rất quan trọng và quan trọng, 6,06% GV nhận định nó ở mức độ bình thường. Đối chiếu với kết quả khảo sát về mức

Biểu đồ 2.4. Mức độ quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp Ba

độ cần thiết của việc dạy học bằng hoạt động trải nghiệm, tác giả luận văn nhận thấy có sự trùng khớp ý kiến: 02 GV (6,06%) nhận định nó ở mức độ bình thường cũng là 02 (6,06%) GV cho rằng dạy học bằng hoạt động trải nghiệm là ít cần thiết. Qua đó, có thể nhận định rằng, chỉ khi GV thực sự hiểu về hoạt động trải nghiệm thì GV mới có thể thấy được tầm quan trọng của nó và vận dụng nó trong dạy học các môn học.

Mục tiêu của việc dạy học môn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm

Tác giả luận văn đưa ra 10 mục tiêu để khảo sát ý kiến của GV, cụ thể: -Mục tiêu 1: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức bài học;

-Mục tiêu 2: Thông qua hoạt động trải nghiệm trong môn TN&XH 3 HS có cơ hội kiểm nghiệm và điều chỉnh những kinh nghiệm vốn có của bản thân;

-Mục tiêu 3: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm sẽ phát huy tính tích cực của HS;

-Mục tiêu 4: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm sẽ tăng cường mối liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục HS;

-Mục tiêu 5: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm giúp HS nhận thức được môi trường TN & XH xung quanh;

-Mục tiêu 6: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm giúp HS hình thành và phát triển được năng lực tìm tòi, khám phá môi trường TN & XH xung quanh;

-Mục tiêu 7: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm giúp HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với TN & XH;

-Mục tiêu 8: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển năng lực giao tiếp;

-Mục tiêu 9: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề;

-Mục tiêu 10: Dạy học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.

Kết quả khảo sát cho thấy:

-100% GV đồng ý với mục tiêu 1, 2, 3, 5; 96,97% GV đồng ý với mục tiêu 6; 93,94% GV đồng ý với mục tiêu 7; 87,88% GV đồng ý với mục tiêu 10; 84,85% GV đồng ý với mục tiêu 9; 81,82% GV đồng ý với mục tiêu 4; 78,79% GV đồng ý với mục tiêu 8.

-21,21% GV phân vân với mục tiêu 8; 15,15% GV phân vân với mục tiêu 4, 9; 9,09% GV phân vân với mục tiêu 10; 6,06% GV phân vân với mục tiêu 7; 3,03% GV phân vân với mục tiêu 6.

-3,03% GV không đồng ý với mục tiêu 4. -3,03% GV không ý kiến với mục tiêu 10.

Qua kết quả trên, có thể nhận định rằng một số GV hiện nay vẫn còn phân vân về tính hiệu quả của hoạt động trải nghiệm trong việc giúp tăng cường mối liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục HS và giúp HS phát triển các kĩ năng, năng lực: giao tiếp, làm việc nhóm. Điều này cho thấy, hiện nay, một số GV vẫn chưa xác định đầy đủ hiệu quả của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba.

Biểu đồ 2.5. Nội dung môn TN & XH lớp Ba phù hợp để tổ chức dạy học bằng hoạt động trải nghiệm

Biểu đồ 2.5 cho thấy, đối với môn TN & XH lớp Ba, cả 3 chủ đề trong chương trình hiện hành đều thích hợp để tổ chức dạy học bằng hoạt động trải nghiệm. Trong đó, chủ đề Tự nhiên được GV lựa chọn nhiều nhất với 87,88%, tiếp đến là chủ đề Xã hội với 72,73% GV lựa chọn, chủ đề Con người và sức khỏe chiếm 51,52%. Qua đây, có thể nhận định rằng, GV hiện nay đã thấy được sự phù hợp của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học TN & XH lớp Ba ở tất cả các nội dung mà chương trình hiện hành đang có. Tuy nhiên, nội dung thuộc chủ đề Con người và sức khỏe là nội dung khó nhất để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học.

Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba

Tiến hành khảo sát hình thức phù hợp để tổ chức dạy học môn TN & XH lớp Ba, tác giả luận văn thu được kết quả lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp về mức độ phù hợp thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba TT Hình thức Số lượng Tỉ lệ (%) TT Hình thức Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Tham quan, dã

ngoại 33 100 7 Giao lưu 9 27,27

2 Trò chơi 26 78,79 8 Sân khấu tương

tác 8 24,24

3 Thực hành lao

động 15 45,45 9 Diễn đàn 5 15,15

4 Hội thi 11 33,33 10 Hoạt động tình

nguyện 5 15,15

5 Câu lạc bộ 10 30,30 11 Nhân đạo 4 12,12

6 Nghiên cứu khoa

học 9 27,27 12 Dự án 3 9,09

Kết quả từ Bảng 2.1. cho thấy, hình thức Tham quan, dã ngoại là hình thức được lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ 100%, kế đến là hình thức Trò chơi với 78,79%. Hình thức Dự án (9,09%) là hình thức có tỉ lệ lựa chọn thấp nhất. Tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn 06 GV của Trường TH TVD về nguyên nhân lựa chọn, 06 GV đều cho rằng chương trình môn học có nhiều bài phù hợp để tổ chức học tập, trải nghiệm bên ngoài lớp học và tiếp xúc môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, cô Phạm Nguyên Vân H. còn cho biết: “Hoạt động Tham quan, dã ngoại cũng là hoạt động ngoại khóa định kì của nhà trường nên khá dễ dàng thực hiện. Về Trò chơi, đây là hình thức phù hợp và dễ tổ chức nhất, GV cũng có kinh nghiệm tổ chức hình thức này. Còn hình thức Dự án là hình thức khó thực hiện từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức tổ chức, GV cũng không thường tổ chức Dự án”. Đây có lẽ là nguyên nhân dẫn đến kết quả lựa chọn của GV ở

Biểu đồ 2.6. Mức độ cần thiết của quy trình thiết kế

trong thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học môn TN & XH lớp Ba

trên.

Quy trình thiết kế trong thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba

Khảo sát về mức độ cần thiết của quy trình thiết kế trong thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học môn TN & XH lớp Ba, tác giả thu được kết quả thể hiện ở Biểu đồ 2.6.

Biểu đồ 2.6 cho thấy 100 % GV được khảo sát cho rằng quy trình thiết kế là rất cần thiết và cần thiết để có thể thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba. Trong đó, 97,97% GV cho rằng quy trình thiết kế là rất cần thiết và 3,03% GV xác định là cần thiết có quy trình thiết kể để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học này.

Mặt khác, tác giả đã khảo sát GV về tình hình áp dụng quy trình thiết kế trong thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học môn TN & XH lớp Ba, kết quả cho thấy, 100% GV được khảo sát cho biết chưa có quy trình thiết kế này.

Những kết quả này cho thấy, GV đã xác định được mức độ cần thiết của quy trình thiết kế trong thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học môn TN & XH

lớp Ba. Tuy nhiên hiện nay, họ vẫn chưa có quy trình cụ thể nào để áp dụng thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học môn học này.

Mức độ biểu hiện và kết quả thực hiện của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba ở nhà trường Tiểu học hiện nay

Tác giả luận văn tìm hiểu mức độ biểu hiện và kết quả thực hiện của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba ở nhà trường Tiểu học hiện nay. Kết quả được biểu thị qua Biểu đồ 2.6.

Biểu đồ 2.7. Mức độ biểu hiện và kết quả thực hiện của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba

(Biểu hiện: Mức 4: Rất thường xuyên, Mức 3: Thường xuyên; Mức 2: Thỉnh thoảng, Mức 1: Không bao giờ. Kết quả: Mức 4: Tốt, Mức 3: Khá; Mức 2: Trung bình, Mức 1: Yếu)

Biểu đồ 2.6. cho thấy, hiện nay, GV đã có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba, cụ thể: Thường xuyên tổ chức chiếm tỉ lệ cao nhất (51,52%), kế đến là mức độ Thỉnh thoảng tổ

chức (45,45%) và cuối cùng là mức Rất thường xuyên (3,03%). Từ đó, có thể kết luận, hiện nay, không ít GV vẫn còn e dè trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học TN & XH lớp Ba dù hầu hết họ vẫn cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học TN & XH lớp Ba là rất quan trọng và quan trọng (93,94% – Biểu đồ 2.4.)

Về đánh giá kết quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba của GV hiện nay, mức Khá chiếm tỉ lệ cao nhất (54,55%), kế đến là mức Tốt (36,36%), cuối cùng là mức Trung bình (9,09%). Đối chiếu với mức độ tổ chức, có thể nhận thấy rằng không ít GV thường xuyên (51,52%) tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhưng kết quả thực hiện vẫn chưa tốt (63,64% đạt mức Khá và Trung bình).

Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba

Tác giả luận văn đưa ra 12 yếu tố để khảo sát về những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba, Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba

TT Yếu tố

Thuận lợi Khó khăn Số

lượng Tỉ lệ (%) Số

lượng Tỉ lệ (%)

1 Hứng thú của HS đối với hoạt động học tập 31 93,94 2 6,06 2 Vốn kinh nghiệm của HS đối với nội dung bài học 23 69,70 10 30,30 3 Kinh nghiệm, hiểu biết của GV trong dạy

học TN&XH 3 bằng hoạt động trải nghiệm 9 27,27 24 72,73 4 Ý tưởng tổ chức hoạt động của GV 10 30,30 23 69,70 5 Việc đảm bảo mục tiêu dạy học của GV 23 69,70 10 30,30 6 Việc đảm bảo thời gian dạy học của GV 13 39,40 20 60,60 7 Việc quản lí HS khi HS tham gia hoạt động 8 24,25 25 75,75 8 Diện tích, không gian lớp học 6 18,19 27 81,81 9 Kinh phí tổ chức hoạt động 8 24,25 25 75,75

TT Yếu tố

Thuận lợi Khó khăn Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

10 Tài liệu tham khảo về dạy học TN&XH 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)