Môn Tự nhiê n Xã hội trong chương trình Giáo dục Tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 35 - 37)

Việt Nam hiện hành (chương trình năm 2000)

* Đặc điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên – Xã hội

Tính tích hợp: Là sự thống nhất, kết hợp các nội dung giáo dục có liên quan

với nhau; sử dụng kiến thức, kĩ năng của môn học này như những công cụ để học tập những môn học khác.

Hình thức tích hợp trong môn Tự nhiên – Xã hội là hình thức tích hợp xuyên môn, trong đó nhiều môn học có liên quan được kết lại thành một môn học với một hệ thống các chủ đề xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.

Giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3): chương trình được cấu trúc dưới 3 chủ đề: Con người và Sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.

Giai đoạn 2 (lớp 4, 5): cấu trúc chương trình mang tính độc lập cao hơn: Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

Tính đồng tâm: Kiến thức môn học được trình bày từ xa đến gần, từ dễ đến

khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát. Cùng một vấn đề nhưng sẽ có sự khác biệt về dung lượng và độ khó ở các khối lớp. Tính chất này giúp cho việc dạy học môn Tự nhiên – Xã hội trở nên có hệ thống.

Tính mở: Chương trình cho phép bổ sung, cập nhật kiến thức đối với một

số nội dung:

Về HS: đặc điểm phát triển tâm, sinh lí, đặc điểm nhận thức, các vấn đề sức khỏe của HS,...

Về xã hội: hệ thống giao thông; nghề nghiệp của người dân địa phương; phong tục, tập quán, lễ hội, di tích lịch sử địa phương, danh nhân văn hóa...

Về tự nhiên: cây trồng, vật nuôi chính ở địa phương, đặc điểm thời tiết, địa hình, môi trường,... của địa phương.

Tính mở tạo điều kiện để GV khai thác tối đa vốn kinh nghiệm sống của HS. Từ đó, HS có cảm nhận gần gũi hơn với nội dung bài học và phát huy được tính tích cực của bản thân trong học tập.

* Quan điểm xây dựng chương trình

Tính hệ thống: Coi con người, TN & XH là một thể thống nhất với mối

quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại.

Tính vừa sức: tri thức được thể hiện từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của HS. Ngoài ra, tính vừa sức còn thể hiện qua việc lựa chọn phương pháp phù hợp đối với từng nội dung cụ thể.

Tính thiết thực: nội dung học tập đều có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống

như bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tai nạn; hiểu biết và ứng xử phù hợp với cuộc sống xung quanh; áp dụng khoa học, kĩ thuật vào đời sống,... hay ứng dụng để học tập ở các bậc học cao hơn.

* Nội dung và mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba

Mục tiêu của chương trình môn TN & XH lớp Ba là giúp HS đạt được một số kiến thức ban đầu về: con người và sức khỏe (cơ thể người, giữ vệ sinh cơ

thể, phòng tránh một số bệnh, tai nạn thường gặp); một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

Chương trình môn TN & XH lớp Ba được dạy mỗi tuần 2 tiết, dạy trong 35 tuần và được chia thành 03 chủ đề: Con người và sức khỏe (18 bài), Xã hội (31 bài), Tự nhiên (31 bài). Trong đó:

Ở chủ đề Con người và sức khỏe, HS được tìm hiểu về một số cơ quan của cơ thể người (cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thần kinh), cách giữ vệ sinh các cơ quan này, một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh chúng.

Ở chủ đề Xã hội, có 03 nội dung nhỏ là Gia đình, Trường học và Quê hương. Cụ thể, đối với nội dung Gia đình, HS được tìm hiểu về các thế hệ trong gia đình, quan hệ họ hàng; cách phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Đối với nội dung Trường học, HS học về một số hoạt động chính ở trường và vai trò của các thành viên trong nhà trường đối với mỗi hoạt động, học cách bảo vệ bản thân trước những trò chơi nguy hiểm ở trường. Còn đối với nội dung Quê hương, HS được tìm hiểu về nơi các em đang sinh sống – tỉnh (thành phố), các hoạt động lao động sản xuất chính, những đặc điểm của làng quê và đô thị; giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ an toàn khi đi xe đạp.

Ở chủ đề Tự nhiên, HS tìm hiểu về Thực vật, Động vật, Bầu trời và mặt đất. Trong đó, ở phần Thực vật, HS tìm hiểu đặc điểm và chức năng các bộ phận của thực vật: rễ, thân, lá, hoa và quả. Đối với phần Động vật, HS học về những đặc điểm chung về cấu tạo của cơ thể động vật, những đặc điểm nổi bật của một số nhóm động vật: côn trùng, tôm, cua, cá, chim và thú. Ở nội dung Bầu Trời và Trái Đất, HS tìm hiểu vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất, đặc điểm của Trái Đất (hình dạng, sự chuyển động, bề mặt lục địa), mối quan hệ giữa Mặt Trời và Trái Đất (các hiện tượng ngày và đêm; mùa, năm và tháng), Mặt Trăng và mối quan hệ giữa Mặt Trăng với Trái Đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)