Xã hội lớp Ba đề tài đã thiết kế
Do giới hạn thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã lựa chọn 31 đơn vị bài học trong tổng số 61 đơn vị bài học của môn TN & XH lớp Ba (chương trình hiện hành) đã đề xuất có thể lựa chọn để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Theo đó, tác giả luận văn đã thiết kế được 29 hoạt động trải nghiệm để tổ chức dạy học 31 bài học trên, cụ thể ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba đề tài đã thiết kế
Tên hoạt động Bài
1. Hoạt động: “Khắc nhập! Khắc nhập!”
- Trò chơi: Ghép lá
- Trò chơi: Ai nhanh hơn? - Trò chơi: Ích lợi của lá 2. Hoạt động: Nét vẽ xanh
3. Hoạt động: Bộ sưu tập thời trang lá cây
Bài 45: Lá cây
Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây
4. Hoạt động: Bí mật của quả 5. Hoạt động: Họa sĩ nhí
6. Hoạt động: “Hạt ơi! Lớn lên đi!”
Bài 48: Quả
7. Du hành Hệ Mặt Trời Bài 61: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
Dự án: Sức khỏe là vàng
8. Chủ đề: Chuyên gia sức khỏe 9. Chủ đề: Tuyên truyền viên sức khỏe: Họa sĩ nhí; Lá thư sức khỏe 10. Chủ đề: Nhật kí sức khỏe
Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp Bài 2: Nên thở như thế nào?
Bài 3: Vệ sinh hô hấp
Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp Bài 5: Bệnh lao phổi
11. Ngày hội vui khỏe Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp Bài 2: Nên thở như thế nào?
Bài 3: Vệ sinh hô hấp
Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp Bài 5: Bệnh lao phổi
Chủ đề: những người thân của tôi 12. Hoạt động: Album gia đình tôi 13. Hoạt động: Họ hàng của tôi
Bài 19: Các thế hệ trong một gia đình Bài 20: Họ nội, họ ngoại
Tên hoạt động Bài
14. Hoạt động: Cây họ hàng 15. Trò chơi “là gì? Của ai ?” 16. Hoạt động: Lá thư yêu thương
Bài 21 – 22: Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
Chủ đề: Mái trường mến yêu
17. Hoạt động: Phóng viên nhỏ tuổi 18. Hoạt động: Lá thư tình bạn 19. Hoạt động: Quản trò nhí
Bài 24: Một số hoạt động ở trường Bài 25: Một số hoạt động ở trường (tt) Bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
Chủ đề: quê hương tôi
20. Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng? 21. Hoạt động: Hướng dẫn viên du lịch
22. Trò chơi “Khắc xuất, khắc nhập” 23. Hoạt động: Làng quê hay đô thị 24. Hoạt động: vẽ quê hương
Bài 27 – 28: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
Bài 29: Các hoạt động thông tin liên lạc
Bài 30: Hoạt động nông nghiệp
Bài 31: Hoạt động công nghiệp, thương mại
Bài 32: Làng quê và đô thị 25. Trò chơi: Tôi lái xe đạp an toàn Bài 33: An toàn khi đi xe đạp
Dự án: Thế giới động vật 26. Chủ đề: Nhà nghiên cứu động vật 27. Chủ đề: Vẻ đẹp của thế giới động vật 28. Chủ đề: Thế giới động vật trong mắt tôi Bài 49: Động vật Bài 50: Côn trùng Bài 51: Tôm, cua Bài 52: Cá
Bài 53: Chim Bài 54: Thú Bài 55: Thú (tt)
29. Làm cây thời gian Bài 64: Năm, tháng và mùa
Ví dụ minh họa hoạt động trải nghiệm dạy học môn TN & XH lớp Ba đã thiết kế:
* Nội dung dạy học được lựa chọn: bài 48 – QUẢ (bước 1 trong quy trình thiết kế)
* Đặc điểm tình hình HS lớp 3B (bước 2 trong quy trình thiết kế) Sĩ số: 37 HS
Sinh sống ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. HS được học tiếng Anh tăng cường.
HS thích tham gia các hoạt động vẽ tranh.
HS biết soạn thảo văn bản, dùng internet để tìm kiếm và chọn lọc hình ảnh, thông tin.
Cơ sở vật chất: lớp khá rộng, bàn ghế có thể di chuyển; có TV, loa,...
BÀI 48: QUẢ (TUẦN 24)
1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1) Mô tả được hình dáng, kích thước hoặc mùi vị của một số loại quả. 2) Xác định được các bộ phận thường có của quả.
3) Trình bày được vai trò của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống con người.
4) Vẽ và chú thích được các bộ phận của quả thông qua quan sát. 5) Thực hiện được việc gieo hạt, chăm sóc cho hạt nảy mầm.
6) Báo cáo được quá trình chăm sóc hạt giống và sự phát triển của hạt giống
7) Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, làm báo cáo, thực hành, làm việc nhóm,… 8) Hình thành ý thức bảo vệ cây xanh, yêu thiên nhiên.
9) Hình thành niềm tin khoa học; óc tò mò, ham hiểu biết. (Bước 3 trong quy trình thiết kế)
2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (1 tiết) (bước 4, 5 trong quy trình thiết kế)
2.1. HOẠT ĐỘNG: “BÍ MẬT CỦA QUẢ”
(Nhằm đạt mục tiêu số 1, 2, 3, 7, 8, 9)
Thời gian: 15 phút
Địa điểm: lớp học
GV chuẩn bị đủ ĐDDH cho các nhóm HS trong lớp, có thể yêu cầu PHHS giúp đỡ thêm, nếu cần thiết. Ngoài sổ tay “Cuộc sống quanh em”, ĐDDH cần chuẩn bị là:
- Một số loại quả: táo, mận, dâu, thanh long, đậu bắp, đậu đũa, dưa leo, sơ ri, đậu xanh,… (Lưu ý khi chọn quả: đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích cỡ và
cấu tạo để phục vụ cho mục đích quan sát; dễ dàng cắt quả bằng dao nhựa).
- Rổ nhựa nhỏ để đựng quả, dao nhựa để cắt quả.
- Bao tay ni lông, khăn giấy lau tay, đĩa giấy đựng quả để cắt. - Bảng phụ, bút lông,…
- Phiếu học tập
- SGK Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.
Triển khai hoạt động:
Hs quan sát 1 số loại quả qua 1 số thao tác:
+ Nhìn bên ngoài, sờ, ngửi,… để nhận biết đặc điểm bên ngoài của quả. + Cắt quả để quan sát cấu tạo bên trong của quả; nếm quả (nếu có thể) để nhận biết mùi vị của quả.
Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập
- Chia nhóm học tập (nhóm 4 – 6 HS lớp đã có từ trước hay có thể chia ngẫu nhiên/ nhóm theo sở thích).
- Đặt tên nhóm (theo tên quả), cử nhóm trưởng, thư kí. - Giao phiếu học tập cho các nhóm.
- GV giới thiệu phiếu học tập, yêu cầu HS đọc kĩ phiếu và thực hiện quan sát theo hướng dẫn ghi trên phiếu (khổ A4):
(Trong phiếu có ví dụ minh họa nội dung mong đợi HS đạt được)
PHIẾU HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA BÀI 48: QUẢ (Lớp 3)
Tên quả Mô tả đặc điểm bên ngoài của quả Mô tả mùi vị và cấu tạo trong của quả Tiểu kết Kết luận chung Quả táo Tròn, vỏ nhẵn, màu xanh hoặc vàng. Thơm nhẹ, vị chua ngọt; có ba phần: vỏ, thịt và hạt. - Chúng có hình dạng, màu sắc, mùi vị khác nhau; - Quả táo, ... có ba phần: vỏ, thịt và hạt. - Đậu đũa có 2 phần: vỏ và hạt. Kết luận 1: Quả khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích cỡ, mùi vị; Kết luận 2: Quả thường có 3 phần: vỏ, thịt và hạt. Một số ít loại quả chỉ có 2 phần: vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. Quả ... Quả ... Quả ... Quả ... Bước 2: HS nhận ĐDDH
Bước 3: Tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm về - Tên quả.
- Công dụng của các đồ dùng sẽ sử dụng: Dao nhựa, rổ nhựa nhỏ, bao tay, khăn giấy, đĩa giấy.
- Các bước tiến hành quan sát.
- Trình bày bảng phụ, báo cáo nhóm. - Ghi chép vào sổ tay.
Bước 4: HS quan sát quả theo nhóm, ghi chép vào sổ tay và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 5: Các nhóm HS báo cáo trước lớp (nếu không đủ thời gian, chỉ cho một vài nhóm báo cáo, các nhóm khác đặt câu hỏi, bổ sung,…). Các nhóm nhận xét.
Bước 7: GV nhận xét và chốt ý: Trong tự nhiên quả đa dạng về màu sắc,
hình dạng, kích cỡ. Quả thường gồm có 3 phần: phần vỏ, thịt và hạt.
2.2. HOẠT ĐỘNG: HỌA SĨ NHÍ
(Nhằm thực hiện mục tiêu số 2 và 4)
Thời gian: 10 phút
Địa điểm: lớp học
Hình thức tổ chức: Vẽ tranh
Đồ dùng dạy học: Bút chì, bút màu, gôm, sổ tay, quả đã quan sát ở hoạt động 2.1
Triển khai hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cá nhân, công bố tiêu chí đánh giá (nội dung khoa học và thẩm mĩ).
- HS lựa chọn và vẽ quả mình yêu thích, chú thích các bộ phận. - GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm và nhận xét.
2.3 HOẠT ĐỘNG: “HẠT ƠI! LỚN LÊN ĐI!”
(Nhằm thực hiện mục tiêu 5 và 6)
Thời gian: 10 phút.
Địa điểm: lớp học
Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng để trang trí ly nhựa
- Ly nhựa trong suốt (có dán tên nhóm của HS). - Một xô đựng đất trồng tơi xốp, có độ ẩm vừa phải. - Xẻng nhỏ (để xúc đất).
- Bình phun sương nhỏ để tưới nước cho hạt. - Xô đựng nước.
- Hạt đậu xanh, hạt lúa.
HS ươm hạt từ 1 số loại quả nói trên vào đất đã được làm tơi xốp, tưới nước, để vào chỗ mát để theo dõi sự phát triển của hạt mọc thành cây mới.
Lưu ý: Có thể chuẩn bị góc lớp, bệ cửa sổ hay một góc râm mát trong vườn trường để HS cất giữ các hũ đã gieo hạt, chăm sóc và theo dõi chúng. Đối với những trường Tiểu học có vườn trường, HS có thể gieo hạt trực tiếp xuống đất.
Triển khai hoạt động:
HS tìm hiểu vai trò của quả đối với cây xanh: quả là cơ quan sinh sản của
cây. Khi gặp điều kiện thuận lợi, từ quả/hạt sẽ mọc lên cây mới.
- Cho HS đọc thầm phần “Bóng đèn tỏa sáng” trong SGK.
- Một vài HS nhắc lại kết luận.
- GV chốt ý, gợi ý hoạt động tiếp theo: Vậy để kiểm tra xem từ quả/hạt có thể mọc lên thành cây mới hay không, chúng ta phải làm gì?
- Ý kiến của HS: Chúng ta thử gieo hạt xuống đất, ngâm quả vào nước,…
Giới thiệu hoạt động “Gieo hạt”.
Bước 1: Giới thiệu dụng cụ, cho HS chọn dụng cụ thích hợp: + Hũ nhựa, cho HS trang trí và dán tên nhóm lên hũ.
+ Xẻng xúc đất. + Đất trồng.
+ Bình phun sương.
+ Hạt giống: hạt lúa, hạt đậu xanh.
Bước 2: Hướng dẫn thực hiện:
GV hướng dẫn HS sử dụng hạt đã chuẩn bị; lựa chọn phương tiện cần thiết cho việc gieo hạt.
Bước 3: HS thảo luận nhóm, lựa chọn dụng cụ cần thiết, phương án gieo hạt.
Bước 4: HS thực hành gieo hạt: đổ vào hũ một ít đất, dùng bình phun sương làm ẩm đất hoặc tưới 1 ít nước, gieo hạt vào, sau đó lấp 1 lớp đất mỏng,…
Bước 5: GV hướng dẫn HS để hũ đất vào góc lớp hay bệ cửa sổ, ghi chép lại toàn bộ quá trình hoạt động vào sổ tay.
lên thành cây mới (ngày gieo hạt, ngày cây mọc lên,…).
Lưu ý: GV theo dõi, tổ chức cho HS báo cáo kết quả vào thời gian thích hợp (có thể sau 1 tuần khi cây con đã mọc lên, GV theo dõi để đảm bảo cây của các nhóm đều mọc tốt);
Nội dung báo cáo: (hoàn thành phiếu học tập) HS có thể kết hợp vẽ Quá trình phát triển của hạt
PHIẾU HỌC TẬP BÀI: QUẢ
HOẠT ĐỘNG: HẠT ƠI! LỚN LÊN ĐI!
Nhóm: ...
Hạt đậu xanh Hạt lúa
Ngày gieo Quá trình chăm sóc
Ngày 1 Ngày 2 Ngày ... Ngày 1 Ngày 2 Ngày ...
Việc làm Kết quả quan sát Cảm nhận của em
Ngày cây mọc lên khỏi mặt đất
Tiểu kết
Kết luận (Quả/hạt chính là cơ quan sinh sản của cây vì khi gieo vào đất ẩm, quả/hạt sẽ mọc thành cây mới)
3. ĐÁNH GIÁ (10 phút) (bước 6 trong quy trình thiết kế)
3.1. Tổ chức hướng dẫn HS đánh giá việc thuyết trình, trình bày sản phẩm
GV cung cấp mẫu phiếu đánh giá, hướng dẫn HS cách đánh giá, điền các thông tin vào phiếu đánh giá. Hoạt động này có thể cho HS thảo luận nhóm và điền thông tin vào phiếu. Hoặc HS đánh giá cá nhân sau đó tập hợp lại trong bảng tập hợp chung của nhóm.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM - Tên nhóm: .... Tên hoạt động: BÍ MẬT CỦA QUẢ
(HẠT ƠI! LỚN LÊN ĐI)
Họ và tên người đánh giá:
TIÊU CHÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHÚ GHI
A B C D 1. Thời gian thể hiện (1p) Sớm/ đúng thời gian Quá thời gian 30s Quá thời gian 1p Quá thời gian 1p30s 2. Nội dung thuyế t trình Gieo hạt Hạt sớm nảy mầm thành cây con Hạt nảy mầm Hạt nảy mầm trễ Hạt không nảy mẩm Trình bày quá trình chăm sóc Trình bày rõ ràng theo các bước, dễ hiểu Trình bày dễ hiểu Trình bày không Trình bày chưa rõ ràng Giải thích hiện tượng khi quan sát Rõ, chính xác Đúng nhưng còn chưa mạch lạc Chưa đầy đủ Chưa giải thích được 3. Hình thức
Giọng nói To, rõ,
truyền cảm To, rõ Rõ ràng, giọng nhỏ Nhỏ, khó theo dõi Thuyết trình tự tin, hấp dẫn Mạch lạc, dùng ánh mắt và điệu bộ Mạc lạc Chưa mạch lạc Còn vấp nhiều, run khi trình bày
Sáng tạo đồ, hình vẽ, Kết hợp sơ Kết hợp sơ đồ, Kết hợp sơ đồ, Chỉ dùng
TIÊU CHÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHÚ GHI A B C D kịch,... hấp dẫn hình vẽ, kịch,... phù hợp hình vẽ, kịch,... chưa phù hợp 4. Trả lời phản biện Rõ ràng, chính xác, dễ hiểu Đúng nhưng chưa mạch lạc Trả lời chưa đủ ý Chưa trả lời được Tổng điểm
3.2. Tổ chức hướng dẫn HS đánh giá hoạt động nhóm
GV cung cấp mẫu Phiếu đánh giá, hướng dẫn HS cách đánh giá, điền thông tin vào phiếu (cụ thể các tiêu chí đánh giá thành những biểu hiện cụ thể).
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Tên hoạt động: BÍ MẬT CỦA QUẢ (HẠT ƠI! LỚN LÊN ĐI)
Tên nhóm: ….
Họ và tên người đánh giá: …
TIÊU CHÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ (Lí do)
A B C D
1. Không khí hoạt động vui vẻ, đoàn kết
2. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng
3. Thành viên nhóm hoàn thành nhiệm vụ phân công
4. Thành viên nhóm tích cực góp ý, nhận xét
5. Thành viên nhóm tôn trọng ý kiến của nhau
Tổng điểm
Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... (Kí và ghi rõ họ tên người đánh giá)
3.3. Tổ chức hướng dẫn HS tự đánh giá hoạt động nhóm của bản thân GV cung cấp mẫu Phiếu đánh giá, hướng dẫn HS cách đánh giá, điền thông tin vào phiếu (cụ thể các tiêu chí đánh giá thành những biểu hiện cụ thể).
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN Hoạt động: BÍ MẬT CỦA QUẢ (HẠT ƠI! LỚN LÊN ĐI)
Họ và tên: ... Nhóm: ….
TIÊU CHÍ
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GHI
CHÚ (Lí do) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ 1. Tôi tuân theo phân công
của nhóm
2. Tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao
3. Tôi chủ động thảo luận nhóm
4. Tôi lắng nghe ý kiến của bạn
5. Tôi đưa ý kiến của mình rõ ràng, có lí do để thuyết phục
Địa danh, ngày ... tháng ... năm 2018 (Kí và ghi rõ họ tên người đánh giá)
3.4. Tổ chức hướng dẫn HS tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu bài học sau khi thực hiện bài học
GV cung cấp mẫu Phiếu đánh giá, hướng dẫn HS cách đánh giá, điền thông tin vào phiếu (cụ thể các tiêu chí đánh giá thành những biểu hiện cụ thể).
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Bài: QUẢ
Họ và tên: .... Nhóm: ...
MỤC TIÊU
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GHI
CHÚ (Lí do) Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tôi mô tả được hình dáng, kích thước hoặc
mùi vị của một số loại quả.
Tôi xác định được các bộ phận thường có của quả.
Tôi trình bày được vai trò của quả đối với đời sống của thực vật, đời sống con người. Tôi vẽ và chú thích được các bộ phận của quả thông qua quan sát.
Tôi thực hiện được việc gieo hạt, chăm sóc cho hạt nảy mầm
Tôi báo cáo được quá trình chăm sóc hạt giống và sự phát triển của hạt giống.
Tôi rèn luyện được kĩ năng diễn đạt, làm báo cáo, thực hành, làm việc nhóm,…
Tôi có ý thức bảo vệ cây xanh, yêu thiên nhiên.
Tôi có niềm tin khoa học; óc tò mò, ham hiểu biết.
Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... (Kí và ghi rõ họ tên người đánh giá)
3.3. Thử nghiệm một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba