Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 79 - 85)

nhiên và Xã hội lớp Ba

Để thiết kế trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba đảm bảo các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn như đã trình bày, tác giả luận văn đề xuất quy trình thiết kế gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu chương trình môn học; chọn nội dung môn TN & XH lớp Ba và nội dung liên kết từ các môn học khác để tích hợp dạy học. Trong đó, môn

TN & XH lớp Ba được xác định là môn học trung tâm, các môn học khác như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật... là môn học “xoay quanh” để tích hợp các nội dung dạy học.

Bước 2: Xác định đặc điểm HS của lớp dạy học: đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức, vốn kinh nghiệm sống về nội dung sắp học.

Bước 3: Xác định và viết mục tiêu hoạt động trải nghiệm.

Mục tiêu của hoạt động là những mong muốn về kết quả của hoạt động. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động dạy học vì nó

giúp định hướng cho hoạt động, là nền tảng để chọn lựa, điều chỉnh nội dung và hình thức hoạt động; là cơ sở để đánh giá hoạt động;

Do vậy, mục tiêu phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

Để viết được mục tiêu hoạt động, người thiết kế cần trả lời được những câu hỏi cơ bản sau:

- HS đã có vốn kinh nghiệm gì về nội dung học tập?

- Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức nào? Và ở mức độ nào?

- Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kĩ năng nào? Và ở mức độ nào?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động?

Bước 4: Lập kế hoạch và thiết kế hoạt động

Ở bước này, người thiết kế lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu đề ra. Nói cách khác, đó là việc xác định nguồn lực, thời gian, không gian… cần thiết. Sau đó, lựa chọn phương án tối ưu cho mỗi mục tiêu đặt ra.

Người thiết kế cần cụ thể hóa mục tiêu thành từng nhiệm vụ cụ thể, chi tiết và lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp. Thực hiện điều này, người thiết kế phải trả lời được những câu hỏi chính sau đây:

- Những việc nào cần thực hiện?

- Mỗi việc cần thực hiện ứng với mục tiêu nào đặt ra? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? - Nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng là gì?

Trong phạm vi đề tài này, tác giả luận văn vận dụng Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb để thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba. Theo đó, nội hàm các hoạt động trải nghiệm để dạy một nội

dung dạy học sẽ bao gồm bốn giai đoạn: người học bắt đầu với kinh nghiệm cụ thể sẵn có (Concrete experience) sẽ quan sát, suy nghĩ và đưa ra những phản hồi (Observation and reflection) về tình huống học tập trong môi trường đó. Sau đó, họ rút ra những khái niệm, kiến thức trừu tượng (Forming abstract concepts) rồi vận dụng, thử nghiệm nó trong giải quyết những tình huống mới (Testing in new situations) trong học tập hay cuộc sống.

Bước 5: Đặt tên cho hoạt động.

Đặt tên cho hoạt động là một việc làm quan trọng vì nó thể hiện chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Bên cạnh đó, tên hoạt động cũng hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích tâm lí sẵn sàng tham gia hoạt động của HS.

Để đạt được những mong muốn trên, việc đặt tên cho hoạt động cần phải: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; thể hiện được chủ đề, nội dung của hoạt động; hấp dẫn HS.

Bước 6: Xây dựng các nội dung, tiêu chí đánh giá: cá nhân, nhóm.

GV cung cấp mẫu phiếu đánh giá, hướng dẫn HS cách đánh giá, điền các thông tin vào phiếu đánh giá. Đối với hoạt động đánh giá về nhóm, có thể cho HS thảo luận nhóm và điền thông tin vào phiếu hoặc HS đánh giá cá nhân sau đó tập hợp lại trong bảng tập hợp chung của nhóm. Đối với hoạt động đánh giá cá nhân, HS tự đánh giá.

Tác giả luận văn đề xuất việc đánh giá ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, tổ chức hướng dẫn HS đánh giá việc trình bày hoặc thuyết trình

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Tên hoạt động: Tên nhóm:

Họ và tên người đánh giá:

TIÊU CHÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ

(Lí do)

A B C D

1. Thời gian thể hiện 2. Đặt tên chủ đề 3. Nội dung Đúng chủ đề Đúng kiến thức khoa học (tùy hoạt động cụ thể) 4. Hình thức trình bày Tự tin, mạch lạc, truyền tải được nội dung

Sáng tạo 5. Trả lời phản biện

Tổng điểm

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... (Kí và ghi rõ họ tên người đánh giá) Thứ hai, tổ chức hướng dẫn HS đánh giá hoạt động nhóm. Ví dụ:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Tên hoạt động: ... Tên nhóm: ….

Họ và tên người đánh giá: …

TIÊU CHÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ (Lí do)

A B C D

1. Không khí hoạt động vui vẻ, đoàn kết 2. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng 3. Thành viên nhóm hoàn thành nhiệm vụ phân công 4. Thành viên nhóm tích cực góp ý, nhận xét 5. Thành viên nhóm tôn trọng ý kiến của nhau

Tổng điểm

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... (Kí và ghi rõ họ tên người đánh giá) Thứ ba, tổ chức hướng dẫn HS tự đánh giá hoạt động nhóm của bản thân.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN TRONG NHÓM Hoạt động: ….

Họ và tên: ... Nhóm: ….

TIÊU CHÍ

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ (Lí do)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ 1. Tôi tuân theo phân

công của nhóm 2. Tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao 3. Tôi chủ động thảo luận nhóm

4. Tôi lắng nghe ý kiến của bạn

5. Tôi đưa ý kiến của mình rõ ràng và có lí do để thuyết phục

Địa danh, ngày ... tháng ... năm 2018 (Kí và ghi rõ họ tên người đánh giá) Thứ tư, tổ chức hướng dẫn HS tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Bài: ... Họ và tên:.... Nhóm:... MỤC TIÊU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ (Lí do) Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1. Tôi (mục tiêu 1) 2. Tôi (mục tiêu 2) 3. ...

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ... (Kí và ghi rõ họ tên người đánh giá)

Lưu ý: khi thiết kế điểm đánh giá, GV cần phải cụ thể hóa từng mức điểm A, B, C, D thành các tiêu chí cụ thể gắn với nội dung dạy học.

Bước 7: Sau khi tiến hành dạy học, GV tổng hợp, rút kinh nghiệm và điều

chỉnh thiết kế ban đầu (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)