Nguyên tắc thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 73 - 76)

Thiết kế và dạy học môn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo các nguyên tắc dạy học môn TN & XH lớp Ba, ngoài ra, khi cần thực hiện các nguyên tắc sau:

Bảo đảm mục tiêu, nội dung môn TN & XH lớp Ba

Nguyên tắc này yêu cầu việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba phải đảm bảo tính hệ thống, thống nhất với chương trình môn TN & XH lớp Ba. Nói cách khác, đó là đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học môn TN & XH lớp Ba về kiến thức, kĩ năng và thái độ. GV cần xác định đúng và phù hợp mục tiêu của các hoạt động trải nghiệm gắn với từng nội dung học tập cụ thể để tránh việc làm nặng nề hay hời hợt các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, khi tổ chức dạy học, GV cần chú ý bám sát mục tiêu bài học vì các hoạt động trải nghiệm đôi khi quá cuốn hút, làm GV và HS đi lệch mục tiêu dạy học đã đề ra trước đó. Đảm bảo nguyên tắc này, không chỉ thực hiện được nội dung và mục tiêu dạy học mà GV còn có thể giúp HS nhớ lâu hơn các kiến thức thu nhận được.

Khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của cá nhân HS

Theo Patrick Geddes, giáo dục không chỉ giúp hình thành các kĩ năng cơ bản như đọc, viết, tính mà phải tác động vào trí óc, trái tim, cánh tay của người học. Do đó, GV phải tạo điều kiện để HS huy động tối đa vốn kinh nghiệm sẵn có để tham gia trải nghiệm, khám phá và phát hiện tri thức, hình thành các biểu tượng, khái niệm một cách sinh động, chân thật, rồi điều chỉnh những kinh nghiệm trước đó cho đúng đắn, phù hợp. Muốn làm được điều này, các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH phải mang tính thực tiễn, gần gũi với cuộc sống của các em. Bên cạnh đó, xuất phát từ HS, dạy học bằng hoạt động trải nghiệm sẽ giúp cho các em có những cảm xúc, tình cảm thật với sự vật, hiện tượng, môi trường sống, từ đó các em có những kĩ năng, thái độ và hành vi đúng đắn với cuộc sống xung quanh. Đây cũng chính là giá trị của việc trải nghiệm về cảm xúc mà các hoạt động trải nghiệm mang lại trong dạy học các môn học.

Nội dung môn TN & XH lớp Ba đề cập đến các sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống của HS. Vì thế, GV phải lưu ý đến vốn kinh nghiệm sẵn có của các em đối với các nội dung học tập để giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lí khi thiết kế hay tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học này.

Tôn trọng tính cá nhân của HS

Mỗi HS có một vốn kinh nghiệm sống, hoàn cảnh sống, sở thích,... khác nhau. Do vậy, đối với cùng một sự vật, hiện tượng, mỗi em sẽ có cách thức tiếp cận khác nhau. Trong dạy học TN & XH lớp Ba, GV cần tạo điều kiện để HS được thể hiện ý tưởng, lựa chọn phương án, phản biện ý kiến, đưa ra nhận xét trong nhóm hay trước tập thể lớp. Điều này, giúp HS phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, ... và thoải mái, tự tin trong học tập.

Để đảm bảo nguyên tắc này, GV cần đa dạng các hoạt động trải nghiệm trong thiết kế và tổ chức dạy học môn học. Điều này, giúp HS hứng thú với

hoạt động học tập và giúp các em phát huy những năng khiếu vốn có, góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai. Mặt khác, GV cần lưu ý để HS trình bày, báo cáo kết quả làm việc nhóm, nhận xét trong nhóm và trước lớp trong quá trình học tập.

Huy động tối đa các giác quan của HS vào quá trình học tập

Khi dạy học TN & XH lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm, HS được tiếp xúc trực tiếp, thao tác với sự vật, hiện tượng, môi trường học tập. Vì thế, huy động tối đa các giác quan của HS vào quá trình học tập là phù hợp và cần thiết. Điều này giúp HS cảm nhận từ nhiều góc độ, đặc điểm khác nhau của sự vật, hiện tượng đến mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Nói cách khác, nó giúp hình thành khái niệm, biểu tượng mang tính khái quát, đặc trưng về sự vật, hiện tượng. Qua hình thức học tập này, HS có niềm tin vào bản thân, tin vào khoa học khi tri thức được bản thân các em khám phá, kiểm nghiệm và định hướng cho những thái độ, hành vi sau này.

Để đảm bảo nguyên tắc này, khi thiết kế và tổ chức dạy học, GV cần tính đến yếu tố trực quan, phù hợp với đặc điểm của HS lớp Ba; kết hợp tối đa những hoạt động: sờ mó, cầm nắm, nhìn, ngửi, nghe, nếm các sự vật, hiện tượng trong phạm vi an toàn cho phép. Đồng thời, GV cần tạo điều kiện để HS ứng dụng những điều vừa tri nhận được vào giải quyết vấn đề thực tiễn và kiểm nghiệm tính đúng đắn của chúng.

Đảm bảo vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV và vai trò chủ thể tự giác, tích cực học tập, sáng tạo của HS

Khác với cách dạy học truyền thống, GV chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập để truyền đạt kiến thức, HS tiếp nhận, trong dạy học bằng hoạt động trải nghiệm, GV chỉ là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS trực tiếp trải nghiệm một cách độc lập hay theo nhóm học tập để các em chủ động khám phá và thu nhận tri thức, đạt các mục tiêu học tập.

Để đảm bảo nguyên tắc này, GV phải lưu ý trong việc xác định nhiệm vụ của mình, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho HS trong khi thiết kế hay tổ chức các hoạt động. Mặt khác, GV cần chú ý đến kinh nghiệm của HS để các nhiệm vụ học tập vừa mang tính thách thức vừa thể hiện tính vừa sức đối với các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)