Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 95 - 142)

Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát

Để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi các CBQL, tổ trưởng chuyên môn ở các trường Tiểu học tại Quận 10, TP. HCM. Tổng số ý kiến: 47 người.

Phiếu đánh giá cần thiết có 3 mức độ: cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết. Phiếu đánh giá khả thi có 3 mức độ: khả thi, ít khả thi và không khả thi

Bảng 3.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS

STT

Nội dung

Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS

1.1

Quán triệt cho CBQL, GV về yêu cầu, quan điểm đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3,00 0,000 1 3,00 0,000 1

1.2

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hiệu quả và tính tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

3,00 0,000 1 2,98 0,146 2

1.3

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL.

2,94 0,247 2 2,94 0,247 3

Điểm trung bình chung 2,98 2,97

Biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS được đánh giá là cần thiết (ĐTB 2,98) và khả thi (ĐTB 2,97).

Nội dung được đánh giá cần thiết nhất là: Quán triệt cho CBQL, GV và HS về yêu cầu, quan điểm đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay (ĐTB 3,00) và Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hiệu quả và tính tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay (ĐTB 3,00). Điều này cho thấy CBQL và tổ trưởng

chuyên môn cho rằng hai nội dung nói trên sẽ giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS. Các nội dung còn lại đều được đánh giá cần thiết và khả thi. Thứ hạng của hai phần đánh giá tương đồng nhau, chứng tỏ CBQL và và tổ trưởng chuyên môn đều có sự đồng thuận cao về thứ tự ưu tiên của các nội dung trong biện pháp này.

Bảng 3.2. Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

STT Nội dung Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

2

Biện pháp 2: Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.1

Đổi mới quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch DH. GV chủ động xây dựng kế hoạch bài học theo năng lực của HS lớp mình phụ trách.

3,00 0,000 1 2.94 3 0,247

2.2 Chỉ đạo đổi mới SHCM theo

hướng nghiên cứu bài học. 3,00 0,000 1 2.98 1 0,146

2.3

Nâng cao năng lực của TTCM; cử TTCM tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ trưởng; tạo điều kiện thuận lợi nhất để TTCM học tập nâng cao trình độ.

2,89 0,312 2 2.83 4 0,380

2.4

Thường xuyên kiểm tra-đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn trong giảng dạy môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

3,00 0,000 1 2.96 2 0,204

Biện pháp đổi mới quản lý hoạt động chuyên môn tổ Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh được đánh giá là cần thiết ( ĐTB 2,97) và khả thi (ĐTB 2,93). Tất cả các nội dung đều được đánh giá ở mức cần thiết và khả thi. Trong đó, nội dung đổi mới quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch DH. GV chủ động xây dựng kế hoạch bài học theo năng lực của HS lớp mình phụ trách; chỉ đạo đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học và Thường xuyên kiểm tra-đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn trong giảng dạy môn Toán theo định hướng PTNL cho HS được đánh giá cao nhất (hạng 1). Điều này chứng tỏ CBQL và tổ trưởng chuyên môn đều cho rằng các nội dung nêu ra rất phù hợp để nâng cao chất lượng DH bộ môn Toán của nhà trường mà quan trọng nhất là công tác đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học.

Bảng 3.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh

STT Nội dung Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

3

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, bồi dưỡng thường xuyên hằng năm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

2,94 0,297 3 2,94 0,247 1

3.2

Cử GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở GDĐT, Phòng GDĐT tổ chức; tham dự các tiết dạy thao giảng cấp cụm và cấp Quận.

2,96 0,204 2 2,83 0,380 2

3.3

Tổ chức cho CBQL, GV học tập những phương pháp dạy học tích cực trong việc tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng

PTNL cho HS tiểu học thông qua hình thức: nói chuyện chuyên đề, tọa đàm,…

3.4

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để GV tham gia học tập các lớp đào tạo sau đại học để nâng cao tay nghề chuyên môn.

2,72 0,452 5 2,74 0,441 4

3.5 Định kỳ tổ chức đánh giá công tác bồi dưỡng GV.

2,77 0,428 4 2,68 0,471 5

Điểm trung bình chung 2,87 2,79

Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh được đánh giá là cần thiết ( ĐTB 2,87) và khả thi (ĐTB 2,79). Tất cả các nội dung đều được đánh giá ở mức cần thiết và khả thi. Trong đó nội dung Tổ chức cho CBQL, GV học tập những phương pháp dạy học tích cực trong việc tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học thông qua hình thức: nói chuyện chuyên đề, tọa đàm; Cử GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở GDĐT, Phòng GDĐT tổ chức; tham dự các tiết dạy thao giảng cấp cụm và cấp Quận; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, bồi dưỡng thường xuyên hằng năm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị được đánh giá cần thiết và khả thi nhất. Qua đó cho thấy những nội dung đưa ra đều phù hợp trong việc tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nội dung: “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để GV tham gia học tập các lớp đào tạo sau đại học để nâng cao tay nghề chuyên môn” và “Định kỳ tổ chức đánh giá công tác bồi dưỡng GV” cũng được đánh giá cần thiết và khả thi. Tuy nhiên hai nội dung chưa được sự đồng ý cao của CBQL, tổ trưởng chuyên môn. Điều này do các nhà trường hiện nay đang tập trung vào công tác nâng cao chất lượng dạy học của GV theo định hướng PTNL HS trước còn việc tạo điều kiện để GV tham gia các lớp đào tạo nâng cao thì chưa thể thực hiện được ngay và đồng bộ được. Việc đánh giá

công tác bồi dưỡng GV quan trọng là chất lượng đầu ra của HS nên CBQL, tổ trưởng chuyên môn cho rằng việc kiểm tra nếu có cũng chỉ nói lên được phần nào thực tế của nó còn chất lượng và hiệu quả mới là quan trọng hơn cả.

Bảng 3.4. Chỉ đạo GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán

STT Nội dung Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐLC ĐTB TH

4

Biện pháp 4: Chỉ đạo GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.

4.1

Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

2,94 0,247 3 2,85 0,360 2

4.2

Tăng cường sử dụng PTDH hiện đại và UDCNTT trong DH cũng như trong QL.

2,98 0,146 1 2,85 0,360 2

4.3

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và UDCNTT trong giảng dạy cho GV.

2,96 0,204 2 2,87 0,337 1

4.4

Ban hành các quy định, tiêu chí đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH; đồng thời, có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với cá nhân tập thể có sáng kiến, đóng góp vào việc

làm đồ dùng DH và

UDCNTT trong nhà trường.

2,87 0,337 4 2,77 0,428 3

Biện pháp chỉ đạoGV tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán đánh giá là cần thiết (ĐTB 2,94) và khả thi (ĐTB 2,84). Tất cả các nội dung đều được đánh giá ở mức cần thiết và khả thi. Trong đó nội dung Tăng cường sử dụng PTDH hiện đại và UDCNTT trong DH cũng như trong QL và Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và UDCNTT trong giảng dạy cho GV được đánh giá là cần

thiết nhất. Điều này chứng tỏ CBQL và tổ trưởng chuyên môn đều cho rằng

cần phải thực hiện tốt các nội dung của biện pháp này để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS. Vì nếu không có phương tiện dạy học hiện đại hoặc không thực hiện UDCNTT trong giảng dạy thì không thể thực hiện được các hoạt động dạy học theo hướng PTNL HS. Nếu tiếp cận được CNTT và các phương tiện dạy học một cách thành thạo và ứng dụng được nó vào thực tế giảng dạy một cách đồng bộ thì chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên và đạt được những kết quả cao. Đồng thời, các nội dung này cũng rất phù hợp với điều kiện thực tế của các trường hiện nay.

Bảng 3.5. Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL

STT Nội dung Mức cần thiết Mức khả thi

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

5

Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL.

5.1

Tập huấn cho GV kỹ năng sử dụng hệ thống cổng thông tin điện tử về nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo Thông tư 22.

3,00 0,000 1 3,00 0,000 1

5.2

Tổ chức kiểm tra định kỳ việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng

PTNL. 5.3

Sử dụng có hiệu quả cổng thông tin điện tử của nhà trường trong quản lý kết quả học tập của HS.

3,00 0,000 1 2,91 0,282 3

Điểm trung bình chung 3,00 2,96

Biện pháp tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL đánh giá là cần thiết (ĐTB 3,00) và khả thi (ĐTB 2,96). Tất cả các nội dung đều được đánh giá ở mức cần thiết và khả thi. Trong đó các nội dung nêu ra ở biện pháp này đều được đánh giá ở mức cần thiết cao nhất. Điều này chứng tỏ hoạt động đổi mới KT- ĐG là hết sức cần thiết và quan trọng đối với HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS. Nếu thực hiện tốt công tác KT-ĐG kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL của HS, chú trọng những lời khen bên cạnh những lời động viên mang tính tích cực thì sẽ tạo hứng thú và động lực học tập của HS ngày càng nhiều hơn, các em sẽ yêu thích hơn bộ môn Toán tạo nên bầu không khí học tập tích cực, nhẹ nhàng, thoải mái.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học bộ môn Toán theo định hướng PTNL, tác giả đưa ra các biện pháp quản lý là:

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Chỉ đạo GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.

- Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL.

Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi.

Trong phạm vi khả năng, điều kiện hiện có của mỗi nhà trường, nếu người CBQL vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp mà tác giả đã xây dựng trong Luận văn này thì việc quản lý hoạt động dạy học bộ môn Toán sẽ đạt được thành công tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận 10 hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường Tiểu học và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường Tiểu học tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh; từ đó, đề xuất những biện pháp quản lý cần thiết và có tính khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường Tiểu học tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động dạy học theo định hướng PTNL cho HS đã được nghiên cứu trên những vấn đề: phương pháp dạy học môn Toán nhằm PTNL HS, cách thức tổ chức các hoạt động học tập, các tiết học hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất cho người học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực... Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng PTNL cho HS đã được phân tích qua các phương diện:quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy, giờ lên lớp của GV, quản lý đổi mới phương pháp dạy học của GV, quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, …Những vấn đề trên là cơ sở để tác giả thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS ở các trường Tiểu học tại Quận 10, TP.HCM.

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường Tiểu học tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy CBQL và GV đã có nhận thức đúng đắn về việc thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS, quan tâm đến việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn cũng như đổi mới phương pháp dạy học của GV. Tuy nhiên hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng PTNL cho HS vẫn

còn thực hiện chưa tốt, chưa đúng với yêu cầu của định hướng PTNL cho HS. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS, đề tài đã đưa ra 5 biện pháp như sau:

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 95 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)