Mục đích hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 25 - 27)

1.3. Hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát

1.3.1. Mục đích hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học là hệ thống biện pháp tác động, là sự thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể quản lý trường học, (Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, GV) đến HĐDH môn Toán nhằm mục tiêu phát triển năng lực đa dạng của học sinh.

1.3. Hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực triển năng lực

1.3.1. Mục đích hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực theo hướng phát triển năng lực

Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lý,

Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

Môn Toán cùng với các môn học khác ở cấp tiểu học tham gia vào mục tiêu giáo dục của nhà trường, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị kiến thức cho học sinh tiếp tục học lên các cấp cao hơn, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với đặc điểm môn Toán và vai trò của bộ môn Toán đối với việc phát triển năng lực học sinh thì mục tiêu dạy học môn Toán ở cấp tiểu học là:

Về phẩm chất: Học sinh có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; có đức tính yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

Về năng lực: Học sinh có khả năng thực hiện các năng lực sau:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: thực hiện được các thao tác tư duy, biết đặt và trả lời câu hỏi, biết chỉ ra chứng cứ và lập luận cho một vấn đề cụ thể.

- Năng lực mô hình hóa toán học: sử dụng được các phép toán và công thức số học và vận dụng nó để giải quyết được các bài toán có lien quan.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết được các vấn đề toán học, nêu được cách thức giải quyết vấn đề, thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học, biết sử dụng ngôn ngữ toán học.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Biết tên gọi, tác dụng, cách sử dụng các công cụ và phương tiện học toán. Bước đầu nhận biết được một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)