Quản lý hoạt động dạy học môn Toán của giáo viên theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 31 - 38)

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán của giáo viên theo hướng phát triển năng lực cho học sinh hướng phát triển năng lực cho học sinh

1.4.1.1. Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên

Kế hoạch dạy học môn Toán của mỗi GV phải dựa trên việc xác định mục tiêu dạy học môn Toán trong năm học, cụ thể là tình hình thực tế của từng khối/lớp mà họ được giao phụ trách dạy và KH chuyên môn của nhà trường. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Toán trong năm học, tình hình thực tế của từng khối/lớp, toàn trường; trình độ và năng lực dạy học của GV và kết quả khảo sát chất lượng môn Toán ở các lớp học được giao từ đầu năm; GV sẽ xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng lớp dạy mà mình phụ trách. Các chỉ tiêu này phải cao hơn mức độ nhận thức hiện có của HS để tạo được động lực cho hoạt động dạy và học môn Toán của GV và HS nhưng đồng thời cũng phải không quá cao để GV và HS có khả năng thực hiện được.

Chương trình dạy học môn Toán phải thể hiện mục tiêu, quan điểm, chuẩn kiến thức, kỹ năng, gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học môn Toán và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Quản lý chương trình dạy học môn Toán là nhiệm vụ của CBQL. HĐDH môn Toán phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình. CBQL cần quan tâm quản lý HĐDH môn Toán theo yêu cầu, nội dung và hướng dẫn của chương

trình môn Toán. Để GV Toán xây dựng tốt KH dạy học và thực hiện đúng chương trình dạy học môn Toán thì HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau:

Nắm vững kế hoạch, chương trình môn Toán. HT nhà trường cần nắm vững các quy định liên quan đến việc xây dựng KH, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS như: Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, kế hoạch chuyên môn theo từng năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường.

Phổ biến kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở GDĐT, nhà trường đến GV. HT phải quán triệt cho mỗi GV nắm vững các nội dung quan trọng của kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở GDĐT, nhà trường trong các cuộc họp đầu năm học. Các nội dung phổ biến cần cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường.

Hướng dẫn các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy của GV. HT nhà trường cần đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu thực hiện thật cụ thể, chi tiết, tránh tình trạng phổ biến chung chung gây khó khăn cho GV trong việc áp dụng; ban hành các quy chế làm việc làm việc của nhà trường trong đó có quy định, yêu cầu về việc lập kế hoạch bài dạy của GV.

Đảm bảo đủ SGK, tài liệu dạy học, các điều kiện CSVC, thời gian … cho GV. Đầu năm học, HT cùng với tổ chuyên môn thống nhất mục tiêu dạy học bộ môn năm học và các điều kiện hỗ trợ để đạt được mục tiêu đó. HT nhà trường cần bổ sung đầy đủ SGK, tài liệu dạy học môn Toán tại thư viện để GV dễ dàng nghiên cứu khi cần thiết theo nhu cầu của tổ chuyên môn và của GV.

Góp ý, phê duyệt kế hoạch dạy học của GV. Căn cứ vào kế hoạch dạy học chung của nhà trường, HT nhà trường xem xét, góp ý và phê duyệt KH dạy học của GV. Đây là căn cứ pháp lý để HT kiểm tra hoạt động dạy học của GV, đảm bảo chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và của nhà trường nói chung.

Phối hợp với Tổ trưởng để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình DH của GV. HT chỉ đạo TTCM kiểm tra việc thực hiện KH, chương trình dạy học của GV. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, GV phải báo cáo với TTCM về tiến độ thực hiện KH dạy học. Đồng thời, TTCM có trách nhiệm ký duyệt Sổ Báo giảng hàng tuần của GV. Qua đó, TTCM nắm được tiến độ thực hiện KH, chương trình DH của GV, đề xuất những biện pháp với HT để hỗ trợ GV thực hiện đúng KH, chương trình DH. HT nhà trường cũng có thể kiểm tra tiến độ thực hiện KH, chương trình DH môn Toán của GV thông qua kiểm tra sổ Báo giảng của GV, sổ họp tổ chuyên môn.

1.4.1.2. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Toán chủ yếu là qua giờ lên lớp của GV. “Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học, được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy–học, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.”

Việc chuẩn bị bài soạn của GV có kết quả hay không được thể hiện qua giờ lên lớp. Giờ lên lớp đóng vai trò quyết định chất lượng dạy học, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhà trường. Qua giờ dạy của GV, sẽ bộc lộ những ưu khuyết điểm về năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn của mình. Trong mỗi giờ lên lớp, người giữ vai trò chính, quan trọng nhất là GV. Tuy nhiên, công tác quản lý cũng góp phần tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên

lớp của GV. Vì vậy, HT phải tạo điều kiện phát huy khả năng và nhiệt tình của GV, đồng thời phải có những biện pháp tác động đến giờ lên lớp của GV. Để quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Toán, CBQL phải chú ý đến một số công việc sau:

- Quản lý việc chuẩn bị của GV như: kế hoạch bài học, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. HT cần kiểm tra thường xuyên kế hoạch bài học của GV. Kế hoạch bài học cần thể hiện đầy đủ các nhân tố cấu trúc của hoạt động dạy học. Các nhân tố này phải có sự thống nhất để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi lớp học phải có KH bài học riêng phù hợp với năng lực và mục tiêu cụ thể của lớp đó. HT nhà trường có thể kiểm tra kế hoạch bài học của GV định kỳ (1 lần/tháng), kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ được công bố từ đầu năm học và kiểm tra đột xuất khi cần. HT cần lập sổ theo dõi việc mượn trả đồ dùng dạy học của GV để quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy của GV.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng kế hoạch chuyên môn của cá nhân GV, dự giờ GV… HT kiểm tra hoặc ủy quyền cho TTCM kiểm tra việc thực hiện KH dạy học, sổ báo giảng (1 lần/tháng), HT kiểm tra theo từng tháng, học kỳ sổ báo giảng, kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Ngoài ra HT còn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua việc dự giờ GV được thực hiện theo KH với hai hình thức báo trước và không báo trước. Việc kiểm tra thường xuyên kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng, kế hoạch chuyên môn của cá nhân GV, dự giờ GV nhằm mục đích quản lý tốt việc thực hiện tốt phân phối chương trình của GV, tránh tình trạng GV dạy dồn tiết, ép tiết gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS.

- Kiểm tra việc sử dụng PTDH thông qua: sổ theo dõi mượn sách giáo khoa, PTDH, dự giờ GV. HT cần theo dõi thường xuyên sổ mượn SGK, PTDH để kiểm tra tần suất sử dụng đồ dùng dạy học của GV; song song đó, HT nhà

trường cũng phải thường xuyên dự giờ GV để đánh giá mức độ và hiệu quả sử dụng PTDH của GV, tránh tình trạng sử dụng PTDH không hợp lý gây lãng phí.

- Kiểm tra việc đổi mới PPDH thông qua: thao giảng, dự giờ GV. Việc đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc của HĐDH theo định hướng PTNL HS. Vì vậy, HT cần tăng cường dự giờ GV để nắm được việc đổi mới PPDH của GV. Việc đổi mới PPDH phải phù hợp với nội dung bài học, sử dụng PTDH hợp lý, hiệu quả, phù hợp với với năng lực nhận thức của HS, kích thích tư duy của HS, làm cho HS yêu thích môn học.

1.4.1.3. Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Toán của GV

Với triết lý giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, dạy học PTNL HS hướng đến mỗi HS phải được phát triển toàn diện. Chính vì thể, GV phải bắt buộc phải thay đổi PPDH dạy học từ việc lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung tâm. Để hoạt động đổi mới PPDH được thực hiện đầy đủ và mang lại hiệu quả cao nhất, HT nhà trường cần phải chú ý đến một số công việc sau đây: - Việc vận dụng, sử dụng phối hợp các PPDH tích cực khác nhau như: PPDH làm việc theo nhóm, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm thông qua các tiết thao giảng, thực hiện chuyên đề, các tiết dự giờ GV. Việc vận dụng phối hợp các PPDH tích cực với nhau hoặc phối hợp các PPDH tích cực với PPDH truyền thống rất quan trọng đối với sự thành công của tiết dạy. Chính vì vậy, HT cần tăng cường chỉ đạo GV vận dụng các PPDH tích cực trong các tiết dạy thao giảng, dạy tốt, thi GV dạy giỏi các cấp; quy định bắt buộc các tiết dạy không được xếp loại tốt nếu không vận dụng các PPDH tích cực.

- Sử dụng các phần mềm toán học, dạy giáo án điện tử thông qua: thao giảng, dự giờ GV, việc đăng ký các tiết dạy giáo án điện tử. Hiện nay có rất nhiều phần mềm Toán học hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL như: Phần mềm Brad’s Free Science Software 2.1 của website

Scienceshareware, hỗ trợ dạy học các môn toán, phần mềm Hình học Không gian Cabri 3D, phần mềm ActivInspire. Vì vậy, HT cần có những chính sách khuyến khích GV Toán vận dụng các phần mềm toán học vào HĐDH môn Toán.

- Sử dụng các mô hình học tập, làm đồ dùng dạy học thông qua: sổ theo dõi mượn mô hình toán học, đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ GV. HT cần ban hành quy định nội dung “mượn, trả đồ dùng dạy học” trong quy chế làm việc ở cơ quan được ban hành sau Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm học. HT cần bố trí nhân viên trực phòng thiết bị dạy học thường xuyên để tạo điều kiện thuân lợi cho GV mượn, trả thiết bị dạy học, ghi và ký tên vào sổ theo dõi đầy đủ. Hàng tháng, HT phải kiểm tra sổ theo dõi mượn mô hình toán học, đồ dùng dạy học của GV.

1.4.1.4. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Đầu năm học, HT phổ biến cho tổ chuyên môn các quy định, yêu cầu về việc xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo các quy định của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học cần khuyến khích các tổ tự xây dựng các chủ đề, chuyên đề bám sát vào kế hoạch bài dạy. Trong KH hoạt động của tổ chuyên môn, HT cần quan tâm chỉ đạo TTCM xây dựng các nội dung đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG, đổi mới SH tổ chuyên môn thật cụ thể, chi tiết, có tính khả thi cao. Mỗi năm học, HT cần chỉ đạo TTCM đánh giá lại việc thực hiện các nội dung đổi mới đã đề ra của năm học trước, trên cơ sở đó đề ra những nội dung đổi mới để thực hiện trong năm học mới.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, HT nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ. HT có thể kiểm tra, đánh giá đột xuất hoặc định kỳ hàng tháng, hàng quý. Nội dung kiểm tra bao gồm: Sổ sinh hoạt tổ chuyên môn, việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa,

dạy theo chủ đề, chuyên đề; sổ báo giảng, việc đánh giá kết quả học tập HS, hướng dẫn HS tự học,…. Các nội dung kiểm tra cần đối chiếu với kế hoạch chuyên môn của tổ để kịp thời khen thưởng hoặc nhắc nhở. Bên cạnh đó, HT cũng cần chỉ đạo TTCM thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ hoạt động của tổ để TTCM rà soát lại những công việc đã thực hiện, từ đó TTCM có những biện pháp nhắc nhở GV cùng thực hiện đúng KH chuyên môn của tổ.

1.4.1.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học

HT cần phải quản lý công tác kiểm tra của GV đối với HS, để đánh giá đúng kết quả học tập môn Toán của HS và kết quả giảng dạy của GV. Khuyến khích đưa hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận vào kiểm tra kết quả học tập môn Toán của HS để nhằm hạn chế tác động của yếu tố chủ quan trong quá trình đánh giá; đồng thời, HT cũng cần chỉ đạo GV đánh giá HS theo kết quả đầu ra nhằm khuyến khích học sinh học tập tốt hơn và đánh giá đúng năng lực của HS sau mỗi học kỳ. Để quản lý tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học, HT cần phải thực hiện tốt các công việc sau đây:

- HT tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo để tuyên truyền, cho GV về ý nghĩa của việc đánh giá kết quả học sinh đối với việc nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng PTNL HS, nâng cao kỹ năng đáng giá học sinh trong quá trình học tập của HS, đánh giá HS theo kết quả đầu ra của HS; phổ biến cho GV về quy định, quy chế kiểm tra theo Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT, các văn bản hướng dẫn về đổi mới KT-ĐG của Bộ, Sở GDĐT và các quy định của nhà trường để GV thực hiện trong suốt năm học. Bên cạnh đó, HT cũng cần quy định về thời hạn GV chấm, trả bài cho HS, tránh tình trạng GV chậm hoặc không trả bài cho học sinh làm cho HS không thể rút kinh nghiệm về nội dung học tập hoặc không tạo tâm lý hưng phấn cho HS

gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HS. Để đảm bảo việc chấm, trả bài đúng quy định, HT cần quy định và thường xuyên kiểm tra việc vào sổ điểm cá nhân và nhập điểm vào trang web www.c1.hcm.edu.vn

- HT nhà trường cần tăng cường UDCNTT trong quản lý kết quả học tập của HS. Hàng tháng, GV nhập nhận xét thường xuyên và từng học kỳ nhập điểm kiểm tra và nhận xét lên trang www.c1.hcm.edu.vn.

1.4.2. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)