Phương pháp dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 28 - 31)

1.3. Hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát

1.3.4. Phương pháp dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng

hướng phát triển năng lực

1.3.4.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là kiểu dạy học mà người thầy tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác nhau.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp giảm lối học thụ động và sách vở của HS, khuyến khích HS tham gia hoạt động xây dựng kiến thức bài học mới, tăng cường tính chủ động, sáng

tạo trong học tập. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp học nhóm, thảo luận, vấn đáp…

1.3.4.2. Phương pháp dạy học thảo luận nhóm

Dạy học dựa trên làm việc nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó lớp được chia thành nhiều hơn một nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn,

kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày trước lớp để thảo luận chung trước

khi GV đi đến kết luận cuối cùng.

1.3.4.3. Phương pháp thực hành luyện tập, trải nghiệm

Việc cho HS hoạt động thực hành là một phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động độc lập tích cực của bản thân mỗi HS nhằm luyện tập các kiến thức, kỹ năng của môn học cũng là khắc sâu củng cố các kiến thức đã được học đồng thời đánh giá khả năng vận dụng và sáng tạo của HS.

Phương pháp thực hành luyện tập thường được sử dụng ngay sau khi hình thành kiến thức mới hoặc trong các tiết luyện tập, ôn tập. Điểm nổi bật của phương pháp này là HS phải được hoạt động. Và trước khi hoạt động thực hành, HS đã được thông báo kiến thức mới nhưng các em chưa nắm kiến thức một cách sâu sắc. Việc HS được hoạt động thực hành luyện tập là một hoạt động làm cho các em nắm kiến thức một cách chắc chắn, sâu sắc hơn.

1.3.4.4. Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán

Dạy học toán bằng phương pháp trò chơi là hoạt động GV tổ chức các trò chơi toán học chứa đựng trong nó một phần hoặc toàn bộ nội dung dạy toán để HS tham gia hoạt động chơi, qua đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức của bài học.

Dạy học bằng phương pháp trò chơi giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức bài học và nhớ lâu; huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, phát triển năng lực chú ý, quan sát gây chú ý và sự tò mò khoa học; tạo điều kiện để HS liên hệ học tập với đời sống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn

chế như: Tốn thời gian, nếu không khéo điều khiển thì sẽ không thu được kết quả; GV dễ rơi vào bị động.

1.3.4.5. Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích hợp liên môn

Môn Toán là môn khoa học cơ bản, là môn công cụ của rất nhiều môn học trong chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, môn Toán có thể dễ dàng tích hợp với các môn học khác. Khi trong bài dạy môn Toán có tích hợp nội dung của các môn khác thì môn Toán sẽ sử dụng phối hợp các PPDH nâng cao tính thực tiễn và vận dụng các kiến thức Toán học vào đời sống.

1.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học là một nhân tố quan trọng của hoạt động dạy học, phản ánh kết quả vận động và phát triển tổng hợp của các nhân tố trong hoạt động dạy học, trong đó phản ánh tập trung nhất ở kết quả người học (Trần Thị Hương, 2017).

Mục tiêu của việc đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học; điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm ghi nhận sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Hình thức kiểm tra đánh giá: Vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các sản phẩm học tập, học sinh đánh giá lẫn nhau) vào những thời điểm thích hợp. Kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng kết quả của học sinh đúng với năng lực của học sinh cuối mỗi gia đoạn học tập theo định hướng PTNL HS.

dạng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. Đảm bảo việc đánh giá một cách toàn diện, kiểm tra được các mức độ nhận thức của học sinh; cần chú trọng kiểm tra khả năng thực hành, ứng dụng vào các tình huống, đặc biệt là tình huống thực tế… Tạo điều kiện để học sinh tự giác tham gia đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. Thực hiện công khai hóa các kết quả đánh giá; đảm bảo phát huy tác dụng điều chỉnh của hoạt động đánh giá đối với việc dạy học toán của học sinh và giáo viên.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một (Trang 28 - 31)