Mỗi đứa trẻ khi sinh ra như một trang giấy trắng, những biểu hiện về hành vi của trẻ cũng như tâm lí và thái độ chưa được hình thành. Nếp sống của gia đình là những nét vẽ đầu tiên lên trang giấy đó, điều đó có thể sẽ quyết định cả cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Vậy nên, môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc, gia đình, sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ. Lứa tuổi Tiểu học, các em hay “bắt chước” người lớn, đặc biệt là trong hành vi và lời nói, nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi giáo dục từ gia đình. Điều này cho thấy, vai trò của gia đình rất quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách, nhận thức của các em. Vai trò này được thể hiện một cách hết sức tự nhiên trong cách ứng xử, cách giáo dục cũng như sự quan tâm, chăm sóc, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Đối với HSTH, đặc điểm tâm sinh lý, tư duy của trẻ dễ bắt chước, nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị tác động, tư duy cụ thể, trực quan.
Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng về nhân cách của HSTH là tính hồn nhiên, là khả năng phát triển. Ở lứa tuổi Tiểu học, trẻ có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối
tượng và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em. Bên cạnh đó, các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể. Chính vì thế trẻ lớp Hai, lớp Ba rất dễ tiếp thu về dạy học chủ điểm Gia đình.
Trẻ được sống trong một môi trường gia đình luôn gắn bó, gần gũi sẽ tác động trực tiếp đến tình cảm củ trẻ. Những hành vi, đối xử, tư tưởng, nhận thức, nếp sống, cách sinh hoạt của các thành viên trong gia đình là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Các biểu hiện cụ thể về ứng xử của gia đình làm trẻ dễ bắt chước, dễ bi tác động. Ví dụ một gia đình các thành viên luôn sống có trách nhiệm với nhau sẽ hình thành ở trẻ tính cách tốt về vai trò trách nhiệm của bản thân. Gia đình sống chuẩn mực, đảm bảo nét văn hóa của gia đình Việt Nam sẽ là một môi trường tốt giúp trẻ trở thành một người sống tốt, có văn hóa và hòa nhập vào văn hóa chung của xã hội. Gia đình có các thành viên luôn yêu thương nhau giúp trẻ dễ bộc lộ tình cảm tốt, tích cực với người khác.
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về nhận thức của trẻ. Trước khi bước vào trường học, trẻ đã qua giáo dục từ gia đình, ngôn ngữ của trẻ được hình thành từ hoạt động và giao lưu với người khác, qua đó hình thành năng lực và phẩm chất ngôn ngữ thông qua hoạt động giao tiếp. Ở HS lớp Hai, lớp Ba, từ 7 đến 9 tuổi, các em đều có tính hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, các hoạt động của các em gắn liền với những hoạt động hằng ngày của thành viên trong gia đình. Chính vì thế, gia đình là một chỗ dựa rất quan trọng trong đời sống tâm lý nhằm giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của các em, là nơi hình thành nên nhân cách của mỗi người. Đối với HSTH, tình cảm gia đình có vị trí đặc biệt vì nó tác động sâu sắc đến nhận thức và hoạt động của các em. Tình cảm tích cực được tạo ra từ gia đình sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Ở lứa tuổi này khi tiếp nhận những bài học về chủ điểm Gia đình giúp các các em rất dễ nắm bắt kiến thức và hứng thú khi được hỏi về những vấn đề xung quanh gia đình mình.
bè. Con rất tự hào về gia đình, bố mẹ. Ở lứa tuổi này, các em có xu hướng nội tâm và suy nghĩ nhiều hơn những năm trước đó.
Quá trình hình thành năng lực của trẻ thông qua hoạt động giao tiếp, chúng ta thấy rằng sự phát triển ngôn ngữ và tâm lý của trẻ ở lứa tuổi lớp Hai, lớp Ba có sự gắn liền với giáo dục gia đình và cũng đang bắt đầu hướng ra ngoài xã hội. Với đặc điểm ngôn ngữ và tâm lí của trẻ lớp Hai, lớp Ba trong việc học về chủ điểm Gia đình là một thuận lợi vì các em có đủ kinh nghiệm để tiếp thu tình cảm, sự giáo dục về gia đình và có mối tương tác lại với những hoạt động, những mối quan hệ của họ hàng trong dòng tộc một cách chủ động hơn.
Tứ đó, để phát triển ngữ liệu dạy học về chủ điểm Gia đình, chúng tôi nhận thấy cần đề cập những vấn đề tình cảm, trách nhiệm và chuẩn mực văn hóa gia đình nhằm tác động đến mặt nhận thức của HS.