Mô tả quá trình phát triển ngân hàng ngữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngữ liệu về chủ điểm gia đình theo hướng dạy học tích hợp tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở lớp hai, lớp ba​ (Trang 69)

3.2.1. Sưu tầm ngữ liệu

3.2.1.1 Chọn văn bản

Dựa vào mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi tìm nguồn để phát triển ngữ liệu. Nguồn ngữ liệu chủ yếu dựa vào sách tham khảo, báo Nhi Đồng, truyện ngắn của nhà xuất bản Kim Đồng, Truyện dành cho thiếu nhi của nhà xuất bản Trẻ, một số nhà văn trẻ viết về thiếu nhi, nguồn Internet, …

Sau đó, chúng tôi tập trung chọn những tác phẩm trong truyện ngắn dành cho thiếu nhi và tác phẩm của các tác giả trẻ được đăng trên báo Nhi Đồng. Đây là những tác phẩm gần gũi với thiếu nhi, phản ánh chân thực cuộc sống về gia đình đang diễn ra trong thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi có sưu tầm những ngữ liệu do chính các em sáng tác. Ngữ liệu thuộc thể loại truyện, văn miêu tả, nhật dụng, thơ và hình

ảnh cũng được chọn và sắp xếp vào từng chủ điểm nhằm đa dạng thể loại ngữ liệu trong dạy học.

Sau quá trình sưu tầm tìm kiếm, các ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, theo chủ điểm phù hợp như Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà.

Sau khi sưu tầm được ngữ liệu, chúng tôi tiến hành xây dựng câu hỏi tìm hiểu bài để dạy tập đọc, giải thích từ khó (từ chú giải), xây dựng bài tập (đối với một số ngữ liệu), vẽ tranh minh họa cho dạy học Tập đọc, Kể chuyện và Tập làm văn.

3.2.1.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài

Quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi cho văn bản đọc được chúng tôi tiến hành qua các bước: Trước tiên, chúng tôi đọc kĩ và xác định ý chính của văn bản, ý chính của từng đoạn trong văn bản để từ đó xác định số lượng câu hỏi, xác định mức độ đọc hiểu, cách diễn đạt phù hợp; tiếp theo chúng tôi viết bản thảo; cuối cùng là sửa chữa, hoàn thiện.

3.2.1.3. Vẽ tranh ảnh minh họa

Quá trình vẽ tranh được chúng tôi thực hiện qua các giai đoạn: Trước tiên chúng tôi nghiên cứu nội dung ngữ liệu, xác định đoạn truyện, nội dung chính của ngữ liệu, của từng đoạn để vẽ tranh; tiếp theo chúng tôi tìm họa sĩ chuyên vẽ tranh thiếu nhi để lên ý tưởng cho việc vẽ tranh, chúng tôi bàn luận với họa sĩ về nội dung, chi tiết và màu sắc trong tranh sao cho màu sắc và chi tiết được đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo được nội dung truyền tải đến HS, phù hợp với nhận thức và lứa tuổi của các em; tiếp theo là họa sĩ lên bản thảo và cuối cùng chúng tôi cùng thống nhất để họa sĩ hoàn thiện tranh.

Đa phần tranh sử dụng trong luận văn là tranh vẽ của họa sĩ Gia Hội, họa sĩ chuyên vẽ tranh thiếu nhi của Báo Nhi Đồng và một số báo dành cho thiếu nhi khác.

3.2.1.3. Chọn giới thiệu từ chú giải

Các từ chú giải được đưa ra nhằm giải nghĩa cho một số từ khó hiểu có trong ngữ liệu. Chúng tôi dựa vào từ điển Tiếng Việt để giải nghĩa và có biên tập lại một số

Ngữ liệu sưu tầm - Lớp 2

Tập đọc

MÓN QUÀ HẠNH PHÚC (150 chữ)

Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ.

Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng mẹ. Sau khi bàn bạc, chúng thống nhất: món quà tặng mẹ mà chúng sẽ cùng làm là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ sắc màu lộng lẫy. Góc khăn là chữ Kính chúc mẹ vui, khỏe được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.

Tết đến, nhận được món quà của đàn con hiếu thảo, Thỏ Mẹ rất cảm động. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, những mệt nhọc như bay biến đâu hết.

Chú giải:

cộc:

quần quật: lao động nặng nhọc, vất vả và liên tục tựa như không có lúc nghỉ

lộng lẫy: đẹp rực rỡ và sang trọng

Câu hỏi tìm hiểu bài:

1.Đàn thỏ con sống với ai?

2.Nhân dịp Tết đến, đàn thỏ con bàn với nhau điều gì?

3.Trước món quà của đàn con yêu, Thỏ Mẹ cảm thấy thế nào? 4.Em học được từ Thỏ Con điều gì?

Ngữ liệu sưu tầm - Lớp 2

Tập đọc CHÁU ÔNG CÙNG HỌC (100 chữ)

Trước kia ông dạy cháu Chữ cái và đánh vần Cháu của ông sáng dạ Chỉ cần nghe một lần.

Nay cháu dạy cho ông Chuột trái rồi chuột phải Phím chữ in, chữ thường Say mê cháu giảng giải.

Phím số một dấu sắc Phím số hai dấu huyền Ông chăm chú nghe mãi Quên cứ vẫn hoàn quên!

Cháu bảo ông phải cố Học phải ráng nhập tâm Chú ý từng con số Để khỏi sai khỏi lầm…

Đời đáng yêu là thế Tre già măng lại thay Phải tin vào lớp trẻ Đất nước cất cánh bay!

Chú giải:

chuột trái, chuột phải: chuột máy tính dùng để điều khiển và làm việc với chiếc máy tính haylaptop

phím: trên bàn phím máy tính

nhập tâm: nhớ rất rõ, rất kĩ như khắc sâu trong lòng

Câu hỏi tìm hiểu bài:

1) Ông dạy cháu điều gì? 2) Cháu dạy ông những gì?

3) Tìm những từ ngữ nói lên sự cố gắng dạy và học của cháu và ông? 4) Bài thơ nói lên điều gì?

Ngữ liệu sưu tầm - Lớp 3

Tập đọc CHIẾC GỐI (248 chữ)

Ngày ấy, gia đình tôi còn khó khăn nên ngoài hai buổi đi làm, mẹ tôi còn nhận thêm vải để may mong tăng thêm thu nhập cho gia đình .

Một hôm, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, tôi thấy mẹ nhìn cái hộp chứa đầy vải vụn và lẩm nhẩm:

- Cái này làm được gì nhỉ? Mình sẽ làm cho Mai một cái gối.

Nghe mẹ nói vậy, tôi hớn hở cùng mẹ bắt tay vào để làm gối. Đầu tiên mẹ lựa các mảnh vải xanh thật đẹp để riêng cùng với một vài mảnh vải màu khác. Còn bao nhiêu vải vụn mẹ cắt nhỏ ra để làm ruột gối. Tôi thắc mắc:

- Sao mẹ không để cả miếng vải cho đỡ mất công cắt ạ?

- Bởi vì như thế nó sẽ không mềm. Mẹ sợ con không ngủ được.

Cứ thế, tôi thức cùng mẹ để hoàn thành chiếc gối. Rồi đêm khuya tôi ngủ lúc nào không hay, chỉ biết rằng đôi lúc chập chờn, tôi vẫn cảm thấy có ánh điện. Chắc mẹ vẫn chưa ngủ.

Ba ngày sau, chiếc gối hoàn thành, một chiếc gối bằng vải màu xanh lẫn một vài miếng vải đỏ và vàng. Nhưng đối với tôi nó không chỉ có vậy. Bởi vì khi mẹ may cho tôi chiếc gối, mẹ đã như cho tôi một bầu trời xanh trong đầy mơ ước. Đó là tình yêu bao la của mẹ.

Chú giải:

ruột gối: là phần nằm bên trong cái gối

chập chờn: ở trạng thái nửa ngủ, nửa thức

thu nhập: số tiền thu được trong một khoảng thời gian nhất định

Câu hỏi tìm hiểu bài:

1.Ngoài hai buổi đi làm, mẹ Cún làm thêm công việc gì để tăng thêm thu nhập cho gia đình ?

2.Khi thấy hộp vải vụn, mẹ quyết định làm gì?

3.Những chi tiết nào cho thấy sự quan tâm, lòng yêu thương con của người mẹ khi làm cho con chiếc gối?

4a) Đặt mình vào vai Cún trong truyện, em hãy nói lên cảm nghĩ của mình khi nhận được chiếc gối từ tay mẹ.

4b) Đặt mình vào vai Cún trong truyện, em hãy viết 5 đến 6 câu nói lên cảm nghĩ của mình khi nhận được chiếc gối từ tay mẹ.

Ngữ liệu sưu tầm - Lớp 3:

Tập đọc YÊU MẸ (217 chữ)

Các bạn ơi, các bạn có yêu mẹ không? Chắc chắn câu trả lời là . Tớ cũng vậy, tớ yêu mẹ lắm, nhưng đôi khi tớ cũng tự hỏi: Mình làm gì để mẹ biết là mình yêu mẹ, ngoài câu nói “Con yêu mẹ”?

Một hôm, tớ muốn tìm ít chai, lọ để làm đồ chơi, nên tớ lục trong tủ bếp và phát hiện có mấy con gián đang rượt đuổi nhau như thể tủ bếp là vương quốc của nó vậy! Tớ liền lấy chai thuốc xịt côn trùng, xịt cho mấy cái, chúng nó ngo ngoe không bò lung tung nữa. Tớ liền quét sạch tủ, rồi lấy ki gom chúng đổ vào thùng rác. Tớ làm vậy vì một bí mật: mẹ tớ rất sợ gián! (hi hi …) Mẹ thấy gián sẽ la toáng, có khi khi mẹ sợ đến nỗi ngất xỉu, nếu chẳng may bị con gián bò lên chân!

Mẹ biết chuyện, cứ ôm tớ vào lòng, còn thơm tớ nữa chứ: “Cảm ơn con đã yêu mẹ!” Ôi, như thế là yêu mẹ sao? Mẹ bảo đúng rồi, yêu thương đồng nghĩa với sự quan tâm, chăm sóc chân thành, con ạ!

Vậy là tớ đã có câu trả lời!

BÁO NGÔI SAO NHỎ

Chú giải:

côn trùng: động vật chân đố, có ba đôi chân, phần lớn có cánh

ngo ngoe: cử động một cách nhẹ nhàng, yếu ớt

Câu hỏi tìm hiểu bài:

1)Cậu bé tìm gì trong tủ?

2)Cậu bé phát hiện điều gì bên trong tủ?

3)Cậu bé xử lí thế nào khi nhìn thấy mấy con gián? 4)Vì sao cậu lại làm thế?

5)Câu chuyện nói lên điều gì?

3.2.2. Ngữ liệu được biên tập

Trong quá trình sưu tầm ngữ liệu, chúng tôi thực hiện biên tập lại một số ngữ liệu theo đúng với yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT mới và dự thảo chương trình môn Ngữ văn của Bộ GDĐT, sao cho độ dài văn bản, nội dung văn bản phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình. Ngữ liệu được biên tập phải đảm bảo tính văn chương, các từ ngữ và cấu trúc câu được sử dung phù hợp với nội dung giáo dục ở lứa tuổi của các em. Sau đó, chúng tôi tiến hành xây dựng các từ ngữ cần giải thích, câu hỏi tìm hiểu bài và vẽ tranh minh họa cho dạy học Tập đọc; xây dựng hệ thống câu gợi ý và tranh minh họa cho dạy học kể chuyện; xây dựng đề bài và câu hỏi gợi ý cho dạy học Tập làm văn.

3.2.2.2. Đảm bảo mối quan hệ về nội dung chủ điểm gia đình và kĩ năng giữa các tuần, lớp

Ngữ liệu được biên tập được xây dựng xung quanh chủ điểm Gia đình, thể hiện tình cảm, vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, hướng đến giáo dục tình cảm gia đình, bộc lộ qua những việc làm trong nội dung bài gắn với đời sống hằng ngày của các em. Bên cạnh đó, ngữ liệu được biên tập còn gắn với việc dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV, rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đó phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và học tập của các em.

Các ngữ liệu thuộc thể loại văn bản truyện, thơ tự sự để có thể tích hợp dạy học tập đọc với kể chuyện. Ngữ liệu gắn với hoạt động thực của các em để tích hợp dạy tập làm văn, độ khó của ngữ liệu được nâng dần theo từng chủ điểm tuần và theo lớp học.

Khi lựa chọn những ngữ liệu để dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV, chúng tôi lựa chọn những ngữ liệu có nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của các em lớp Hai, lớp Ba.

Văn bản gốc: TRUYỆN NGẮN

CÁNH VÕNG BÊN HÈ (832 chữ)

Ngoại ở quê lên, cũng như mọi khi, Ngoại mang theo cả núi quà, nào là khoai lang ruột đỏ, ruột vàng, ruột tím, mà khi luộc xong, vừa cắn vào một cái, vị bột mịn ngọt lịm cứ tan đi trong miệng. Cả quầy dừa xiêm, hơn chục trái ổi đào, giống ổi chỉ to hơn nắm tay trẻ nhỏ, tỏa hương thơm lừng, mùi thơm ngào ngạt ngay cả khi chưa kịp xắt ra. Ngoài ra, còn them một túi bắp nếp, dăm bó rau xanh, mấy bao đọt bí, đọt bầu mới hái non mướt, phô những tay quấn xíu xíu lông tơ, mịn mịn, xoắn xoắn, nhìn đã thấy phát them…Để rồi lần nào cũng như lần nấy, nghe Má càm ràm Ngoại:

“Mèn đéc ơi! Sức vóc bao nhiêu mà Má xách dữ vầy nè, Má lên, tụi con mừng bao xiết, tay xách nách mang mà chi? Kỳ này, Má phải ở chơi với tụi con lâu thiệt lâu mới đặng à nhen!” Rồi lại thấy Ngoại cười móm mém, buông mấy lời mắng yêu.

Kỳ này, có điểm đặc biệt hơn mọi khi, trong núi quà của Ngoại có them một cái võng thắt nút lưới do Ngoại tự làm bằng những sợi vải đủ màu xin được bên Cô Tám thợ may, kế bên nhà Ngoại.

Cái võng êm ái to cộ, lớn gấp đôi mấy cái võng mua ngoài chợ, tha hồ nằm xoay dọc xoay ngang, tụi nó thích quá, cứ chốc chốc lại chạy ra, chạy vào, trông sao cho ông mặt trời mau xuống núi để Ba mau chóng đi làm về, Ba giỏi lắm, Ba sẽ biết làm cách nào để mắc cái võng lên.

Giấc trưa, dù đã nằm yên vị kế bên Ngoại, bốn cánh tay nhỏ bé đã vòng qua, vòng lại trên bụng ngoại, tụi nó vẫn không ngủ được, mắt lúc lúc lại liếc ra ngoài sân, thầm trách sao mấy con ngựa kéo cỗ xe của ông mặt trời, chắc sớm mai này thức dậy trễ nên chưa kịp cho ăn cỏ hay sao mà cứ chậm rì rì, sốt ruột ghê mà bong nắng mãi vẫn không chịu bò lên tường nhà hang xóm…

Kỳ trước về thăm Ngoại, mê sao cái võng mắc ngoài vườn, một đầu cuốn quanh than cây dừa cao vút, một đầu cột vô chạc ba cây trứng cá già, tán xòe rộng cả một góc vườn, tỏa bong râm suốt cả ngày dài, an hem nó tha hồ tòn teng ca hát cho tới khi ngủ vùi, rồi lại ngơ ngác tỉnh giấc trong bốn bề ri ri tiếng dế, tiếng lích chích chuyền cành của lũ chim sâu…

Nằm từ đầu này cánh võng nhìn lên đọt dừa, thấy mây trời bị chia nhỏ thuôn thuôn dài xếp hình ngang dọc, nhớ sao “tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, còn nằm đầu bên kia dưới tàn trứng cá, mây trời lấp lóa như dát bạc, lọt qua mắt lá, rung rinh cười.

Chiều muộn Ba mới về tới, Ba giỏi thật, chỉ bằng mấy nhát đinh, ba đã mắc được cái võng ra đầu hè. Mặt trời bây giờ đã sụt xuống cả quãng dài, nhe mấy cái răng sún, cười toe, hắt những tia lấp lóa đỏ ối huy hoàng cuối cùng trước khi đi ngủ, từng đám mây đều được viền mép bằng hào quang sáng rực trước khi bong tối nhuộm màu. Cánh võng chao tới chao lui, làm vòm trời và khung cửa cùng chơi trò bập bênh. Chao một cái, an hem nó đích thị là những con chim đang vội vã chở ngày đi trốn, chao cái nữa, những con chim đã về bình yên dưới sự chở che của mái hiên nhà…

Cơm tối xong, chúng lại vội vã ùa ra ngoài hè, cùng nằm ghếch đầu ra mé hiên ngoài, đòng đưa võng nghiêng lên xuống, chợt nhỏ em nói:

- Anh Hai coi, mấy ngôi sao trên kia đang chơi ú òa với mình kìa, này nhé, khi võng trú vào hiên, lũ sao vội khép tay che mắt, khi võng nhoài ra sân, chúng vội vã xòa tay nhoẻn cười, nào ú òa che… nào ú òa cười… nào ú òa che… nào ú òa cười…

Ừ, đúng vậy thiệt, nhỏ em lúc nào cũng ngộ nghĩnh và hay quá xá, tiếng cười giòn tan thả rơi theo nhịp ú òa. Đêm càng khuya hơi sương xuống càng lành lạnh, bất giác thằng anh lòn tay đỡ dưới cổ nhỏ em, nhỏ em cũng nép sát vào anh như tìm hơi ấm, mắt hai đứa đã ríu lại, cánh võng bây giờ cứ lững lờ trôi tựa như một con thuyền lớn, chở an hem nó xuôi bềnh bồng giữa dòng song sao băng…

PHAN THANH TÂM * Quá trình biên tập ngữ liệu được chúng tôi thực hiện như sau:

- Xác định ý chính của truyện, lược bỏ những câu không quan trọng.

- Bỏ bớt chi tiết nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên ý lớn, nội dung của văn bản. - Đảm bảo về số lượng chữ trong văn bản được biên tập phù hợp với tiêu chí đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngữ liệu về chủ điểm gia đình theo hướng dạy học tích hợp tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở lớp hai, lớp ba​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)