Những GV lớn tuổi chưa được đạo tạo dạy học tích hợp từ trường sư phạm, sự bất ổn từ nội dung SGK làm cho kĩ năng dạy học tích hợp của GV còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó thời lượng lên lớp hạn hẹp, áp lực từ hồ sơ sổ sách của GV cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế cho GV trau dồi thêm kĩ năng của mình.
Theo tác giả Vũ Thị Ân (2012), khẳng định “Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục tích cực đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường và trong việc xây dựng chương trình trong nhiều năm nay”.
Bên cạnh những kết quả khả quan từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp. Tuy nhiên còn khá mới lạ đối với những GV thuộc vùng ven, vùng sâu. Để nâng cao kĩ năng cho GV về việc tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học, lãnh đạo ngành giáo dục và Ban giám hiệu cần thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng về chuyên môn, về phương pháp dạy học mới. Ý thức của từng GV trong việc tiếp nhân thông tin mới luôn được cập nhật thường xuyên. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng đạt chất lượng tốt hơn. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tích hợp được lãnh đạo ngành giáo dục và hội phụ huynh quan tâm hỗ trợ.
Hiện nay, nhiều GV đã nỗ lực học hỏi, đổi mới phương pháp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để người học được phát huy tính chủ động tiếp nhận bài học. Bên cạnh đó, nhiều GV còn quan điểm và cách thực hiện chưa nhất quán về tích hợp
2.5. Đánh giá HS
Khác với GV, việc khảo sát và đánh giá HS rất khó, vì các em còn nhỏ, việc sử dụng các bảng hỏi là khó thực hiện. Vì vậy, chúng tôi đã dùng các hình thức: phỏng vấn HS, xem xét các kết quả học tập của các em (vở ghi bài, bài kiểm tra,…), dự giờ,…
Kết quả khảo sát cho thấy, các em dễ dàng nhớ câu chuyện khi ngữ liệu đã được học ở Tập đọc. Vì vậy, trong giờ Kể chuyện, việc thực hiện các bài tập sắp xếp tranh theo thứ tự cốt truyện thì hầu hết các em đều làm tốt, làm nhanh.
Tuy nhiên, cũng có những HS khá giỏi không hứng thú với việc kể lại truyện đã được học ở giờ Tập đọc. Điều này là tất yếu, vì trong kể chuyện, truyện mới, li kì, bất ngờ sẽ gây hứng thú hơn truyện cũ. GV cần nắm được điều này để “làm mới” truyện bằng cách “viết lại truyện” theo vai, thêm các tình tiết phụ,…
Trong giờ Tập đọc, nếu ngữ liệu là văn bản truyện có cốt truyện sẽ được chia ra nhiều đoạn rõ ràng, mỗi câu hỏi tìm hiểu bài ứng với việc tìm hiểu một đoạn truyện. Điều này rất thuận lợi cho việc đọc hiểu.
Trong giờ Tập làm văn, HS đã biết sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đã được học trong các bài tập đọc và kể chuyện.
Tiểu kết chương 2
Quá trình phân tích kết quả khảo sát việc phát triển ngữ liệu về chủ điểm Gia đình theo quan điểm tích hợp TĐ-KC-TLV ở lớp Hai, lớp Ba tại một số trường Tiểu học trên địa bàn Q2, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận và đánh giá như sau:
Về thuận lợi: việc sử dụng ngữ liệu tích hợp trong dạy học tiếng Việt nói chung và trong dạy học TĐ-KC-TLV nói riêng đã giúp HS phát huy kĩ năng đọc - kể - nói - viết tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Thông qua một ngữ liệu trong dạy học cả Tập đọc lẫn Kể chuyện ở lớp Hai, lớp Ba là một điều kiện thuận lợi cho việc dạy học tích hợp của GV, rèn kĩ năng đọc - kể (nói) của HS. Bên cạnh đó, ngữ liệu dạy học được thiết kế theo từng chủ điểm trong SGK cũng
là một thuận lợi giúp GV thực hiện dạy học tích hợp, giúp HS nắm kiến thức một cách có hệ thống. Việc sử dụng ngữ liệu dạy học chủ điểm Gia đình, đã tạo ra cơ hội giúp HS giải quyết những tình huống gắn với thực tiễn, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề cho HS, một trong những kĩ năng cần thiết được quy định trong chương trình GDPT mới.
Về khó khăn: bên cạnh những thuận lợi trong sử dụng ngữ liệu dạy học tích hợp hiện nay thì cũng có những khó khăn mà GV gặp phải, đặc biệt trong sử dụng ngữ liệu tích hợp chủ điểm Gia đình để dạy học TĐ-KC-TLV, một vài ngữ liệu có nội dung giáo dục cũ, không còn phù hợp với đời sống thực tế, có câu chuyện đưa ra tình huống không còn hấp dẫn HS, cách giải quyết các tình huống chưa phù hợp với sự phát triển về mặt tâm lí ở lứa tuổi các em. Một số GV chưa nắm vững quan điểm dạy học tích hợp kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong sử dụng tiếng Việt tuy đã có những hiểu biết về dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV nhưng chưa thực hiện tốt việc dạy học tích hợp kĩ năng mà thường chỉ dạy tích hợp kiến thức, tần suất tích hợp chưa cao bởi một số lí do chủ quan và khách quan.
Từ những phân tích quá trình khảo sát thực trạng việc sử dụng ngữ liệu về chủ điểm Gia đình trong dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV ở lớp Hai, lớp Ba, chúng ta thấy rằng ảnh hưởng từ ngữ liệu dạy học tích hợp nói chung, ngữ liệu về chủ điểm Gia đình trong dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV nói riêng là một yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học của GV và HS hiện nay. Do đó, chúng tôi đưa ra những định hướng nhằm phát huy thuận lợi, hạn chế khó khăn trong dạy học tích hợp như sau:
- Tiếp tục xây dựng ngữ liệu dạy học tích hợp theo chủ điểm để nhằm cung cấp cho HS kiến thức một cách có hệ thống.
- Ngữ liệu dạy học nhằm tích hợp phải phát huy kĩ năng nghe, nói, đọc, viết khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, đặc biệt kĩ năng giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống cho HS.
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến trình độ GV trong thực hiện dạy học tích hợp, tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ.
Những ý kiến trên là nền tảng để chúng tôi tiến hành chương 3: Phát triển ngân hàng ngữ liệu.
Chương 3
PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NGỮ LIỆU 3.1. Tiêu chí để phát triển ngân hàng ngữ liệu
3.1.1. Dựa vào mục tiêu, nội dung của chương trình GDPT mới
3.1.1.1. Đảm bảo về nội dung
Môn Tiếng Việt là môn học chủ yếu ở cấp Tiểu học, trong đó dạy học Tập đọc ở lớp Hai, lớp Ba có số lượng tiết học nhiều nhất (lớp Hai: 3 tiết/tuần, lớp Ba: 2,5 tiết/tuần) và có mối liên hệ chặt chẽ với dạy học Kể chuyện qua việc dùng chung ngữ liệu. Chương trình GDPT mới được Bộ GDĐT (2017), chuẩn bị đưa vào năm học 2019 - 2020, đây là một chương trình được mong đợi nhằm: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Trên cơ sở quán triệt các yêu cầu cơ bản được nêu trong chương trình GDPT mới, môn Tiếng Việt nhấn mạnh một số quan điểm xây dựng chương trình như sau:
Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu văn bản được yêu cầu cả đọc thẫm mĩ, giao tiếp văn học, cảm thụ và thưởng thức. Kĩ năng viết yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn từ dễ đến khó. Kĩ năng nói và nghe luyện
về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. Tất cả các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đều được quan tâm trong dạy học và đánh giá thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
Sự phát triển tư tưởng dạy học tích hợp trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn mới thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp; ở yêu cầu tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp đọc, viết, nói và nghe trong từng bài học hoặc từng chương, phần, cụm bài. Ngoài ra, dự thảo chương trình môn Ngữ văn còn chú ý thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn một cách hợp lí. Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.
Việc xây dựng ngữ liệu để dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp GV khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của HS về vấn đề đang học, phát huy kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, GV giúp cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hiểu biết và khả năng của mình. Cần khuyến khích HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.
Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.
Phương pháp học Tiếng Việt sẽ là GV cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của HS về vấn đề đang học, từ đó tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện những hiểu biết ấy. Cần khuyến khích HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.
3.1.1.2. Đảm bảo về yêu cầu cần đạt
Về mục tiêu, như đã nói ở chương 1, ngữ liệu xây dựng trong đề tài này bám sát vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt được qui định trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn của Bộ GDĐT, đảm bảo về độ dài của ngữ liệu, về tính tích hợp các phân môn và các hoạt động giáo dục.
Về dung lượng và độ khó, ngữ liệu có dung lượng và độ khó phù hợp với kinh nghiệm, hiểu biết, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của HS ở lớp Hai, lớp Ba; giúp HS có hứng thú để đọc, viết, nói, nghe và có niềm vui trong học tập. Việc lựa chọn được những tác phẩm hay sẽ giúp nuôi dưỡng ở HS tình yêu đối với văn học và niềm vui đọc sách.
Về thể loại, ngữ liệu phát triển đảm bảo được sự cân đối giữa các thể loại truyện, văn miêu tả, thơ, văn bản tự sự, giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài.
3.1.2. Dựa vào các yêu cầu của ngữ liệu dạy học Tiếng Việt
Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng (2014), ngữ liệu dạy học có thể là: “Toàn văn hoặc đoạn trích một tác phẩm văn học; Toàn văn hay đoạn trích một văn bản thông tin (e-mail, tin nhắn, thư từ, …); văn bản dạng ngôn ngữ nói như một cuộc phỏng vấn, một cuộc hội thoại trong đời sống hằng ngày, trên ti vi, radio hay Internet”.
Ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt phải thể hiện tính văn chương, thể hiện giáo dục tình cảm cho con người, có thể lồng ghép nội dung giáo dục về tự nhiên xã hội, mang tính thẫm mỹ, Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi cho rằng ngữ liệu phù hợp là ngữ liệu về chủ điểm Gia đình phải đảm bảo được tính tích hợp trong dạy học TĐ-KC-TLV ở lớp Hai, lớp Ba. Bên cạnh đó, ngữ liệu có thể tích hợp thêm các kiến thức về tự nhiên xã hội nhằm phát triển toàn diện năng lực cho HS.
Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng một ngữ liệu phù hợp là một ngữ liệu thỏa mãn những yêu cầu sau:
3.1.2.1. Đảm bảo về thể loại, về phong cách văn bản
Việc bảo đảm thể loại nhằm cung cấp đầy đủ các loại tác phẩm nghệ thuật từ văn chương, thông tin, khoa học, nhật dụng đến các em, giúp các em làm quen dần với từng thể loại.
Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng (2014), “Kinh nghiệm đổi mới chương trình theo hướng tích hợp và đa dạng hóa các thể loại văn bản được đưa vào nhà trường trong chương trình hiện hành cũng đặt cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới chương trình theo hướng đó trong bối cảnh xây dựng chương trình phát triển năng lực nói chung”.
Việc đa dạng thể loại trong ngữ liệu dạy học nhằm: giúp HS phát triển năng lực thẩm mỹ, nhạy cảm và tinh tế với các sắc thái của tiếng Việt; giúp HS biết đọc và có hứng thú đọc các tác phẩm văn học, biết viết, thảo luận và có hứng thú viết, thảo luận về các tác phẩm văn học, nhờ đó các em có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn.
Bên cạnh đó, ngữ liệu là một văn bản thông tin (e-mail, tin nhắn, thư từ, văn bản quảng cáo, văn bản hướng dẫn sử dụng thiết bị, diễn văn, văn bản hành chính, văn bản báo chí, văn bản thương mại, lịch sử, pháp luật, khoa học, …) sẽ giúp các em có thể tự mình viết hoặc nói một tin nhắn, viết thư gửi đến người thân trong gia đình.
3.1.2.2. Đảm bảo đúng chủ điểm
Những ngữ liệu được phát triển có nội dung nói về chủ điểm Gia đình như: Ông
bà, Cha mẹ, Anh em, Con vật trong nhà, ngữ liệu thể hiện các mối quan hệ giữa các
thế hệ trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh em và những con vật nuôi gần gũi với đời sống gia đình. Ngữ liệu về mối quan hệ gia đình, về ông bà, cha mẹ đối với con cháu, mối quan hệ về anh em với nhau và mối quan hệ về những con vật nuôi trong nhà có gắn với đời sống hằng ngày của chúng ta.
* Thể hiện đúng đắn các chuẩn mực văn hóa gia đình VN
Theo tác giả Lê Thị Bích Hồng (2008), khái niệm văn hoá gia đình: “Là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình.”
Ở thời đại nào văn hoá gia đình cũng là nền tảng cho văn hoá xã hội bởi đây là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Văn hoá gia đình thể hiện cho văn hóa xã hội, qua đó đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá trật tự, kỷ cương của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là nền tảng để bảo đảm cho một xã hội tốt,