Tìm hiểu mục tiêu dạy học TĐ-KC-TLV theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngữ liệu về chủ điểm gia đình theo hướng dạy học tích hợp tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở lớp hai, lớp ba​ (Trang 32 - 38)

Dạy học tích hợp hướng đến việc phát huy năng lực của người học. Chương trình GDPT mới (Bộ GDĐT, 2017), ban hành đưa ra mục tiêu của giáo dục Tiểu học như sau:

Chương trình giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần,

Mục tiêu của môn Tiếng Việt được đề cập trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn như sau:

Thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản, nhất là văn bản văn học, môn Tiếng Việt góp phần giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp như: tình yêu đối với thiên nhiên, gia đình, quê hương; ý thức đối với cội nguồn; lòng nhân ái; yêu cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; trung thực và có trách nhiệm.

Mục tiêu của dạy học tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay là hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV là sự tích hợp của 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Bên cạnh việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, còn cung cấp cho HS những kiến thức và hiểu biết cơ bản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

Dạy đọc có ý nghĩa rất cần thiết đối với HS Tiểu học, đọc sẽ giúp các em lĩnh hội tri thức. Đọc là một công cụ giúp các em học tập các môn học khác, từ đó giúp các em có thể tạo ra động cơ và hứng thú học tập. Đọc là khả năng không thể thiếu của người học. Chính vì vậy, vai trò của Tập đọc ở trường Tiểu học là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực của HS Tiểu học. Việc phát triển kỹ năng nói và nghe cho HS được xuyên suốt quá trình dạy phân môn Kể chuyện qua các kỹ năng độc thoại, kĩ năng đối thoại và đặc biệt là kỹ năng nghe. Từ đó, GV mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực, đời sống, thông qua nội dung các câu chuyện. GV bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập. Phân môn Kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng nói kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng cho trẻ. Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng nhân vật, của từng hành động trong nhân vật. Có thể nói ngôn ngữ “nói” được rèn luyện trong

giờ Kể chuyện hướng tới phong cách nghệ thuật. Phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác trong học tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội.

1.3.3. Vai trò của ngữ liệu về chủ điểm Gia đình trong dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV TĐ-KC-TLV

Theo tác giả Ngô Công Hoàn (2008), “Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau qua hôn nhân, huyết thống, tâm - sinh lí, có chung các giá trị vật chất, tinh thần tương đối ổn dịnh trong các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội”.

Theo chương trình GDPT mới (Bộ GDĐT, 2017), định hướng tích hợp là một yêu cầu trong dạy học môn Tiếng Việt. Ngữ liệu không chỉ giúp HS nắm kiến thức tiếng Việt, rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt mà còn giúp HS hiểu vể chủ điểm Gia đình, cung cấp kiến thức toàn diện về tự nhiên và xã hội cho HS. Mỗi ngữ liệu là một thông điệp mà tác giả muốn gửi đến HS. Thông điệp mang ý nghĩa giáo dục đời sống tinh thần của con người, đề cao nhân cách tốt đẹp và phê phán những điều sai trái. Đối với môn Tiếng Việt thì tiếng Việt trở thành đối tượng giảng dạy và học tập chủ yếu. Vì vậy ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt trở thành vấn đề quan tâm chủ yếu. Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục chăm sóc trẻ em. Trẻ em là hạnh phúc, là tương lai của mọi gia đình, là sự kỳ vọng lớn lao của xã hội, của một dân tộc. Bên cạnh ý nghĩa nối tiếp về mặt sinh học, trẻ em còn là sự nối tiếp về truyền thống của gia đình và của cả dân tộc về những kiến thức kỹ năng kinh nghiệm, hành vi, chuẩn mực trong lao động, văn hóa, tri thức, kỹ năng duy trì và phát triển những giá trị truyền

được chia thành 15 chủ điểm, trong đó nội dung về chủ điểm Gia đình được chia

thành 4 chủ điểm: Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà được dạy ở cuối học kì I trong 8 tuần. Qua đây cho thấy chủ điểm về Gia đình chiếm một lượng lớn trong

phân bố chương trình ở lớp Hai. Tuy nhiên sang lớp Ba, chương trình môn Tiếng Việt có 15 chủ điểm được dạy, trong đó nội dung về gia đình có 1 chủ điểm là Mái

ấm được dạy trong 2 tuần. Riêng ở lớp Bốn và lớp Năm, không có chủ điểm về Gia

đình mà tích hợp nội dung về gia đình trong các chủ điểm khác. Ví dụ ở lớp Bốn, chủ đề Thương người như thể thương thân (Mẹ), Măng mọc thẳng (Chị em tôi, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca), …

Với cách phân bố chủ điểm dạy học trong môn Tiếng Việt như trên cho thấy vai trò của chủ điểm Gia đình là rất thiết thực đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh đầu cấp Tiểu học. Các em bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh từ trong gia đình như biết gọi từ chỉ họ hàng (cậu, chú, dì, ông ngoại, …), biết gọi tên và nêu công dung của một số đồ vật trong gia đình (cây chổi để quét nhà, cái giường để ngủ, …), biết thể hiện yêu thương, hờn dỗi, … Sau đó, các em mới tìm hiểu đến các kiến thức về tự nhiên xã hội, con người, chim chóc, cây cối, … Vì thế việc xây dựng ngữ liệu về chủ điểm Gia đình phong phú, tình huống gần gũi, thiết thực sẽ tạo cảm hứng đến người học. Bên cạnh đó, về hình ảnh được cung cấp về chủ điểm này cũng cần đẹp, mang nhiều tình cảm, bộc lộ được ý đồ của tác giả.

Mục tiêu về yêu cầu cần đạt ở phẩm chất có nhắc đến trách nhiệm của HS Tiểu học trong chương trình GDPT mới (Bộ GDĐT, 2017), là “Có trách nhiệm với gia đình : có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, không làm hỏng, làm mất đồ dùng của cá nhân và gia đình. Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình”

Cũng trong chương trình GDPT mới, mục tiêu cần đạt về năng lực đề cập đến việc “Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống: Biết tự tìm hiểu về gia đình, dòng họ, địa phương (với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người thân quen khác). Trình bày được những ước mơ của bản thân về tương lai của bản thân, gia đình, đất nước và thế giới”.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của HS.

Tiểu kết chương 1

Những khái niệm về tích hợp và dạy học tích hợp là tiền đề để phát triển ngữ liệu dạy học tiếng Việt. Ngữ liệu dùng để dạy học chủ điểm Gia đình theo quan điểm tích hợp TĐ-KC-TLV là những văn bản/ngôn bản, hình ảnh, từ giải nghĩa, câu hỏi tìm hiểu bài. Văn bản thuộc thể loại truyện, văn xuôi có nội dung là một câu chuyện, cung cấp vốn từ về chủ điểm Gia đình, kết hợp với hệ thống câu hỏi, câu gợi ý, hình ảnh là cơ sở giúp GV giảng dạy tích hợp TĐ-KC-TLV.

Ngữ liệu được lựa chọn trong dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV phải đảm bảo theo định hướng chương trình GDPT mới.

Ngữ liệu được lựa chọn phải bám sát mục tiêu cần đạt trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn được Bộ GDĐT quy định.

Ngữ liệu được lựa chọn phải đảm bảo yếu tố dạy học tích hợp, đặc điểm ngôn ngữ và tâm sinh lí của HS về tiếp nhận chủ điểm Gia đình và có nội dung giáo dục gần gũi, chân thật phù hợp với HS lớp Hai, lớp Ba.

Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi cấp học.

Ngữ liệu cần chú trọng việc bám sát mục tiêu là hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Ngữ liệu về chủ điểm Gia đình nhằm thể hiện được năng lực giao tiếp, hợp tác của HS trong học tiếng Việt.

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGỮ LIỆU VỀ CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH THEO HƯỚNG DẠY HỌC

TÍCH HỢP TẬP ĐỌC, KỂ CHUYỆN, TẬP LÀM VĂN Ở LỚP HAI, LỚP BA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngữ liệu về chủ điểm gia đình theo hướng dạy học tích hợp tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở lớp hai, lớp ba​ (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)