Dựa vào mục tiêu, nội dung của chương trình GDPT mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngữ liệu về chủ điểm gia đình theo hướng dạy học tích hợp tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở lớp hai, lớp ba​ (Trang 62 - 64)

3.1.1.1. Đảm bảo về nội dung

Môn Tiếng Việt là môn học chủ yếu ở cấp Tiểu học, trong đó dạy học Tập đọc ở lớp Hai, lớp Ba có số lượng tiết học nhiều nhất (lớp Hai: 3 tiết/tuần, lớp Ba: 2,5 tiết/tuần) và có mối liên hệ chặt chẽ với dạy học Kể chuyện qua việc dùng chung ngữ liệu. Chương trình GDPT mới được Bộ GDĐT (2017), chuẩn bị đưa vào năm học 2019 - 2020, đây là một chương trình được mong đợi nhằm: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Trên cơ sở quán triệt các yêu cầu cơ bản được nêu trong chương trình GDPT mới, môn Tiếng Việt nhấn mạnh một số quan điểm xây dựng chương trình như sau:

Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu văn bản được yêu cầu cả đọc thẫm mĩ, giao tiếp văn học, cảm thụ và thưởng thức. Kĩ năng viết yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn từ dễ đến khó. Kĩ năng nói và nghe luyện

về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. Tất cả các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đều được quan tâm trong dạy học và đánh giá thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

Sự phát triển tư tưởng dạy học tích hợp trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn mới thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp; ở yêu cầu tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp đọc, viết, nói và nghe trong từng bài học hoặc từng chương, phần, cụm bài. Ngoài ra, dự thảo chương trình môn Ngữ văn còn chú ý thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn một cách hợp lí. Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.

Việc xây dựng ngữ liệu để dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp GV khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của HS về vấn đề đang học, phát huy kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, GV giúp cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hiểu biết và khả năng của mình. Cần khuyến khích HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.

Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.

Phương pháp học Tiếng Việt sẽ là GV cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của HS về vấn đề đang học, từ đó tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện những hiểu biết ấy. Cần khuyến khích HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.

3.1.1.2. Đảm bảo về yêu cầu cần đạt

Về mục tiêu, như đã nói ở chương 1, ngữ liệu xây dựng trong đề tài này bám sát vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt được qui định trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn của Bộ GDĐT, đảm bảo về độ dài của ngữ liệu, về tính tích hợp các phân môn và các hoạt động giáo dục.

Về dung lượng và độ khó, ngữ liệu có dung lượng và độ khó phù hợp với kinh nghiệm, hiểu biết, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của HS ở lớp Hai, lớp Ba; giúp HS có hứng thú để đọc, viết, nói, nghe và có niềm vui trong học tập. Việc lựa chọn được những tác phẩm hay sẽ giúp nuôi dưỡng ở HS tình yêu đối với văn học và niềm vui đọc sách.

Về thể loại, ngữ liệu phát triển đảm bảo được sự cân đối giữa các thể loại truyện, văn miêu tả, thơ, văn bản tự sự, giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngữ liệu về chủ điểm gia đình theo hướng dạy học tích hợp tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở lớp hai, lớp ba​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)