Một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đức, nhân cách của một con người chính là hành vi, là lời nói và cách ứng xử của người đó với mọi người xung quanh. Hay nói cách khác, nhân cách của con người được thể hiện qua kĩ năng sử dụng tiếng Việt của người đó trong giao tiếp.
Trong giai đoạn hiện nay khi có sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự phát triển nhanh về mọi mặt của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, đòi hỏi việc đào tạo ra những con người có đầy đủ đạo đức, nhân cách, kĩ năng và kiến thức để đáp ứng yêu cầu của xã hội, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm nền tảng. Cùng
các em, giúp các em giải quyết những vấn đề do thực tế cuộc sống đem lại. Môn Tiếng Việt ở lớp Hai và lớp Ba là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc học tiếng Việt sau này của học sinh.
Hiện nay, ở nhà trường Tiểu học, thời lượng dành cho việc dạy học môn Tiếng Việt chiếm thời gian nhiều hơn so với các môn học khác. Đặc biệt ở lớp Hai, dạy học tiếng Việt theo chủ điểm Gia đình chiếm một lượng lớn thời gian, vì chủ điểm này gần gũi và dễ tiếp thu đối với các em. Gia đình là môi trường cơ sở đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách một con người. Đó là môi trường gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi một cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó ruột thịt, huyết thống - một thứ tình cảm khó có thể chia cắt. Do đó, có phải trải qua bao biến động về mọi phương diện, con người vẫn luôn hướng về gia đình, quê hương.
Qua đây, môn Tiếng Việt dạy các em biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, và qua đó giúp các em thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người.
Mục tiêu của chương trình GDPT mới cấp Tiểu học có đề cập đến việc sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong học tiếng Việt đến phát triển cho các em những phẩm chất cao đẹp về tình yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, yêu cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh, có hứng thú học tập, ham thích lao động, trung thực và có trách nhiệm.
Theo quan điểm xây dựng dự thảo chương trình môn Ngữ văn: môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp; giúp HS hình thành, phát triển các năng lực. Tư tưởng cơ bản của quan điểm này, như đã được nói đến ở nhiều tài liệu và trong nhiều phát biểu ở các Hội thảo khoa học là sự chuyển đổi căn bản từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực - nói một cách đơn giản, thì giáo dục phải hướng tới việc người học làm được gì, mà không hướng tới mục tiêu người học biết gì. Đây phải là quan điểm xuyên suốt chương trình và nội dung dạy - học môn Tiếng Việt. Đối với môn Tiếng Việt ở tiểu học, quan điểm này càng phải đề cao và tuân thủ triệt để, vì mục tiêu cuối cùng của môn học này là làm cho
người học sử dụng được và sử dụng hiệu quả tiếng Việt như một công cụ giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống. Chúng tôi gọi đây là năng lực tiếng Việt. Như vậy, năng lực tiếng Việt là năng lực sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - giao tiếp gia đình, giao tiếp nhà trường, công sở... giao tiếp hành chính, khoa học, văn chương nghệ thuật... Hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một nội dung trong dạy học môn Tiếng Việt, vốn được các nhà giáo dục học và các phụ huynh coi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự quá tải. Hiệu quả giao tiếp, trong đại bộ phận các lĩnh vực của đời sống, phụ thuộc vào năng lực tiếng Việt - vì thế muốn hình thành và phát triển năng lực giao tiếp phải hình thành và phát triển năng lực tiếng Việt (đương nhiên là kết hợp với một số năng lực khác mới có năng lực giao tiếp tốt). Mặt khác, việc hình thành và phát triển năng lực tiếng Việt không thể thực hiện được nếu đặt tiếng Việt ngoài tư cách là phương tiện giao tiếp.