1.3.1.1. Ngữ liệu là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003) nêu định nghĩa ngữ liệu là “Tư liệu ngôn ngữ được dùng làm căn cứ để nghiên cứu ngôn ngữ”. “Trong Tiếng Anh, thuật ngữ ‘corpus’ cũng có ý nghĩa tương tự như ngữ liệu, đó là kho dữ liệu ngôn ngữ, là một tập hợp các tài liệu ở dạng viết hoặc nói. Như vậy có thể hiểu ngữ liệu là một tập hợp văn bản viết hoặc lời nói đã được văn bản hóa (hay phiên âm) dùng làm cơ sở cho việc phân tích và miêu tả ngôn ngữ học”.
Theo (Göpferich, 2006) và (Wadesand Moje, 2000): “Ngữ liệu là một hệ thống tổ chức thống nhất về ngôn ngữ, hoàn chỉnh về nội dung, có chức năng định hướng, do con người tạo ra nhằm sử dụng cho một mục đích xác định. Hay nói cách khác, ngữ liệu là một hình thức giao tiếp bằng lời, bằng văn bản, bằng hệ thống đồ họa để chuyển
liệu chính là mẫu để GV dựa vào nhằm hướng dẫn HS cách học, hình thành và rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
1.3.1.2. Các thể loại văn bản làm ngữ liệu trong dạy học tích hợp
Với mục tiêu dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV, việc xây dựng ngữ liệu dựa trên mục tiêu của từng phân môn, gồm có những văn bản truyện, bài văn miêu tả, thơ, hình ảnh minh họa, hệ thống từ ngữ và câu hỏi gợi ý. Trong đó các bài về chủ điểm Gia đình được chọn lọc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lớp Hai và lớp Ba.
Theo tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến (2018), “Xã hội phát triển đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho giáo dục và đào tạo. Hiện nay, mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhấn mạnh việc phát triển năng lực cá nhân, trong đó, quan trọng và cần thiết là đa năng lực giao tiếp. HS không chỉ biết đọc, biết viết ngôn bản/văn bản mà còn biết đọc, biết viết đa văn bản, đa phương thức, đa phương tiện”.
Ờ lớp Hai, lớp Ba, mối liên hệ giữa phân môn Tập đọc và Kể chuyện được thể hiện rõ nhất qua việc dùng chung ngữ liệu, các em kể lại tình huống câu chuyện đã được học trong giờ Tập đọc trước đó.
Ví dụ: Ở lớp Hai, bài Tập đọc Sáng kiến của bé Hà (tuần 10), trong giờ Kể chuyện các em sẽ kể lại câu chuyện ấy và dựa trên hệ thống các gợi ý cho nội dung của truyện. Nội dung Tập làm văn cũng thường được gắn với cùng chủ điểm của phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Ví dụ như chủ điểm Ông bà thì làm văn Kể về người thân của em.
Việc dùng ngữ liệu để dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV thường là những câu chuyện có tình huống để các em kể chuyện, những tác phẩm văn xuôi và những bài thơ nhằm cung cấp thêm vốn từ, kiểu câu miêu tả về chủ điểm bài học. Việc kể chuyện thường được kết hợp với những bức tranh và câu gợi ý, mỗi tranh thể hiện cho ý chính của đoạn trong bài tập đọc, kết hợp với câu hỏi dẫn dắt hoặc gợi ý về nội dung của truyện. Tuy nhiên, các hình ảnh chưa được đẹp mắt, chưa tạo hứng thú cho các em. Với làm văn viết hoặc nói lại có nội dung gắn với chủ điểm và kết hợp với những gợi ý khái quát.
Do đó cần đa dạng ngữ liệu dùng để dạy học tích hợp TĐ-KC-TLV để đảm bảo thông tin nhằm giúp các em phát triển năng lực bản thân, đáp ứng xu hướng dạy học chung của thời đại. Ngữ liệu phải có nội dung đảm bảo cấu trúc từ ngữ, câu văn và
hình ảnh minh họa phải hấp dẫn, phù hợp với chủ điểm Gia đình, với đặc điểm tâm sinh lý của các em lớp Hai, lớp Ba.
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi xác định ngữ liệu phải được xây dựng bám sát theo yêu cầu cần đạt được quy định trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn (Bộ GDĐT, 2017), về ngữ liệu dành cho HS lớp Hai, lớp Ba như sau:
Lớp Hai: Kiểu loại văn bản: văn bản văn học, truyện, văn xuôi, truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện danh nhân; đoạn (bài) văn miêu tả. Thơ, văn vần: bài thơ, đồng dao, ca dao, vè. Văn bản thông tin, văn bản thuyết minh: văn bản thuyết minh ngắn về sự vật, hiện tượng. Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 chữ, bài miêu tả khoảng 180 chữ, thơ khoảng 80 -100 chữ.
Lớp Ba: Kiểu loại văn bản: văn bản văn học, truyện, văn xuôi: truyện ngụ ngôn,
truyện cổ tích, truyện ngắn, truyện danh nhân, truyện vui, bài văn miêu tả. Thơ, văn vần: thơ, tục ngữ; văn bản thông tin, văn bản thuyết minh: văn bản nói về người, sự vật, địa điểm; thuyết minh về một đối tượng; chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm/sử dụng một sản phẩm gồm 3 - 4 hành động. Văn bản nhật dụng: thư cá nhân, thông báo, bản tin ngắn, tờ khai đơn giản, nội quy. Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ. Độ dài của văn bản: truyện khoảng 250 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 220 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ.