Giọng điệu khôi hài, giễu cợt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 157 - 160)

CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

3.5. Giọng điệu

3.5.1. Giọng điệu khôi hài, giễu cợt

Nhân vật cô đầu thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 vốn không còn giữ đƣợc sự trang nghiêm, cao quý nhƣ trƣớc đây mà phần nào đã có sự tha hóa, biến chất. Có thể nhận thấy giọng điệu khôi hài, giễu cợt của một số tác giả trƣớc thói xấu và cảnh sống tha hóa bởi thời cuộc của cô đầu:

“Rạng ngày, sang trống canh năm, Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ.

Hỏi ô, ô mất bao giờ,

Hỏi em, em cứ ậm ờ không thƣa.”

(Đi hát mất ô – Trần Tế Xƣơng)

“Mừng xuân mừng quý khách, Khi vui lọ đàn phách.

Chuyện nở nhƣ pháo ran, Chuyện dai nhƣ chão rách, Đổ cả bốn chân giƣờng, Xiêu cả một bức vách. Méc sì bố cu cù,

Vẫn gắn nhƣ cột gạch.”

(Tết tặng cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

“Rƣớc phải cô đào mới tẻo teo, Rác tai đà lắm sự ỳ èo!

Cầm kì thi tửu vui ra phá,

Điền sản tƣ cơ mấy cũng nghèo.”

(Vịnh đùa cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

“Nợ tính tình rầy lắm chị em ôi, Đã dan díu trót vay thời phải giả.”

(Ở nhà hát ngẫu hứng – Trần Tế Xƣơng)

Có lẽ không một tác giả nào lại thể hiện sự bông đùa với cô đầu nhiều nhƣ Tú Xƣơng. Từ những thói xấu nhƣ trộm cắp, bòn rút tiền của đến những lời chúc tết của ông cũng đều ẩn chứa sự hài hƣớc. Giọng điệu cƣời cợt cho thấy cách nói thẳng thắn, trực diện nhƣ chính những gì diễn ra trong hiện thực đời sống cô đầu. Chúng ta còn bắt gặp giọng điệu này trong một vài tác phẩm của các tác giả khác:

“Cô đầu Sen là ngƣời Thi Liệu, Cớ làm sao õng ẹo với làng Nho.

Bóng đâu mà đến đè cô,

Bỗng thấy truyện nhỏ to thêm thắc mắc.”

(Cô Sen mơ bóng đè – Nguyễn Khuyến)

“Trông nấp bóng ra chừng liễu yếu, Bệnh đông phong sao khéo nực cƣời.”

(Thăm cô đầu ốm – Dƣơng Khuê)

Ngoài ra, khi viết về cô đầu, nhiều tác giả với giọng điệu khôi hài, bông lơn vẫn có pha chút chua xót, ngậm ngùi. Các tác giả mạnh dạn đƣa những thú vui, thói xấu của cô đầu vào thơ ca một cách không che đậy, dấu diếm. Tuy vậy, ẩn sau đó là sự xót xa cho thời cuộc đảo điên, nhân cách con ngƣời bị xuống dốc và hơn cả là sự tha hóa của những kẻ có sắc đẹp, tài hoa vƣợt trội. Thậm chí, thông qua đó nhiều tác giả còn gửi gắm tâm sự về chính cuộc đời mình:

“Hỡi ai ơi chơi lấy kẻo hoài,

Chơi cũng thế mà không chơi cũng thế. Của trời đất xiết chi mà kể,

Nợ công danh thôi thế là xong.”

Trần Tế Xƣơng ngoài mặt nói về thú chơi ca trù đầy xa hoa, hƣởng lạc nhƣng thực chất là đề cập đến cái khát vọng công danh sự nghiệp của chính bản thân mình. Với ông, công danh và mỹ nhân đều là cái nợ, khi không thể trả nỗi nợ công danh thì ông sẽ dồn sức để ăn chơi, hƣởng lạc. Giọng điệu hóm hỉnh, khôi hài, cợt nhả nhƣng lại ẩn chứa sự ngậm ngùi về cuộc đời của chính bản thân mình. Còn với Dƣơng Tự Nhu, ông viết bài thơ để đùa bỡn cô đầu Năm bỏ chồng nhƣng thực chất cũng không khỏi xót xa cho tình duyên của nàng và sự dần biến mất những đức tính thủy chung, son sắt xƣa nay của ngƣời phụ nữ Việt Nam:

“Chị em có thấu chăng nông nỗi, Số hoa đào buộc cởi nhƣ không. Năm nay em lại chƣa chồng.”

(Bỡn cô đầu Năm lấy anh hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ - Dƣơng Tự Nhu)

Một số tác phẩm khác đƣợc tác giả sử dụng giọng điệu giễu cợt pha chút chua xót mà chúng ta dễ nhận ra nhƣ:

“Một mảnh tơ con tạo khéo trêu,

Đƣơng đầm ấm lại chen vào cay nghiệt. Mặn không mặn, nhạt thời không nhạt, Gần không gần mà xa cũng không xa. Có chăng ta biết sự ta.”

(Ở nhà hát ngẫu hứng – Dƣơng Khuê)

“Cƣời cƣời nói nói thẹn thùng,

Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại. Riêng một thú Thanh sơn đi lại,

(Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dƣơng Khuê)

“Hay là nhớ chốn Chƣơng Đài, Xạ lan mùi cũ, hán hài thói xƣa. Hay là nhớ nỗi mây mƣa.”

(Tặng cô đầu Phẩm – Dƣơng Khuê)

Nhƣ vậy, giọng điệu mỉa mai, giễu cợt đã đƣợc các tác giả vận dụng khá linh hoạt vào trong các tác phẩm viết về cô đầu. Nó góp phần tạo ra điểm nổi bật cho tác phẩm. Đọc những bài thơ với giọng giễu cợt, chúng ta không cảm thấy khó chịu, bức bối mà ngƣợc lại còn cảm nhận đƣợc xót xa đằng sau chất giọng ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 157 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)