CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.4. Đặc điểm của các sáng tác viết về nhân vật cô đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến
1.4.2. Sự đa dạng trong cách thể hiện
Bên cạnh sự phong phú về tác giả, tác phẩm thì điều làm nên sức hấp dẫn của các tác phẩm viết về nhân nhân vật cô đầu ở từng tác giả chính là những cách thể hiện khác nhau. Có ba cách thể hiện chủ yếu trong việc khắc họa nhân vật cô đầu: tác giả miêu trả trực tiếp nhân vật, tác giả mƣợn nhân vật để bộc lộ tâm trạng của mình và tác giả thể hiện cảm xúc qua những vần thơ gửi tặng cô đầu.
Thứ nhất, tác giả miêu tả trực tiếp nhân vật cô đầu với tình cảm, thái độ riêng của mình.
Bằng những thể loại khác nhau, tác giả đã miêu tả nhân vật cô đầu trên các phƣơng diện: ngoại hình, tài năng, tính cách, số phận… Qua sự miêu tả, nhân vật cô đầu hiện lên rõ nét và từ đó cũng thấy đƣợc thái độ, tình cảm riêng của thi nhân. Điểm đáng lƣu ý là nhân vật cô đầu xuất hiện trong nhiều sáng tác của giai đoạn là những con ngƣời cụ thể chứ không chung chung, mang tính phiếm chỉ. Đó là cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc của Tản Đà; cô đầu Khanh, cô đầu Năm, cô đầu Văn, cô đầu Kim trong thơ Dƣơng Tự Nhu; cô đầu Hồng, Tuyết, cô đầu Hai, cô đầu Phẩm, cô đầu Cúc, cô đầu Oanh, cô đầu Cần trong thơ Dƣơng Khuê… Mỗi con ngƣời là mỗi số phận khác biệt đƣợc các tác giả khắc họa với tình cảm, thái độ khác nhau.
Đầu tiên, thông qua sự miêu tả, họ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của cô đầu. Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Khuê, Dƣơng Tự Nhu, Nguyễn Khuyến, Tản Đà đã viết nên những dòng thơ công nhận nhan sắc và tài năng vƣợt trội của cô đầu. Thậm chí, trong nhiều bài thơ, cô đầu hiện lên là một tri kỷ, một giai nhân mà các tác giả vô cùng ngƣỡng mộ.
Bên cạnh đó, đối với những cô đầu bị tha hóa khi không dùng lời ca mà lại dùng thân xác để kiếm tiền, các tác giả đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm với những biểu hiện sai lệch về nhân cách của các cô. Họ không ngần ngại gọi
những ngƣời con gái ấy là hạng gái thanh lâu và nghệ thuật ca trù chỉ là thứ phục vụ cho thói ăn chơi, hƣởng lạc. Nguyễn Khuyến có bài Cô Sen mơ bóng đè, Trần Tế Xƣơng có Tết tặng cô đầu, Vịnh đùa cô đầu… Chân dung của những cô đầu tha hóa hiện ra một cách trần trụi qua sự giễu cợt của nhà thơ.
Thứ hai, tác giả mƣợn nhân vật cô đầu để bộc lộ tâm trạng của mình.
Sống trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, nhiều tác giả đã mƣợn nhân vật cô đầu để bày tỏ thái độ, tâm trạng của mình đối với các vấn đề trong xã hội. Cô đầu không xuất hiện trực tiếp nhƣ một nhân vật chính, không đóng vai trò là một biểu tƣợng mà chỉ xuất hiện nhƣ một phƣơng tiện để thông qua đó, tác giả gửi gắm cái nhìn của mình. Tuy vậy, vai trò của nhân vật cô đầu trong tác phẩm không hề suy giảm mà nó góp phần lớn trong việc truyền tải tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả và chủ đề, nội dung của tác phẩm.
Tác giả thƣờng mƣợn cô đầu để nhằm hƣớng đến thể hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân lúc bấy giờ. Mƣợn cô đầu để tả lại cái không khí nhộn nhịp của những nhà hát cũng chính là thể hiện gƣơng mặt của các đô thị và đời sống phong lƣu của một tầng lớp ngƣời trong xã hội. Ta có thể thấy đƣợc điều này qua các bài: Hát cô đầu, Thú cô đầu của Trần Tế Xƣơng; Ở nhà hát ngẫu hứng (Dƣơng Khuê); truyện Thề non nƣớc (Tản Đà)…
Ngoài ra, các tác giả còn mƣợn cô đầu để bày tỏ thái độ ngáo ngán trƣớc sự xuống dốc về đạo đức, sự suy đồi nhân cách con ngƣời trong xã hội. Chẳng hạn nhƣ các bài: Đi hát mất ô, Vịnh đùa cô đầu của Trần Tế Xƣơng; Bỡn cô đầu Năm lấy anh hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ (Dƣơng Tự Nhu); Trần ai tri kỷ
(Tản Đà)… Các tác phẩm không đơn thuần chỉ nêu ra những thói xấu của cô đầu mà thông qua đó, tác giả thể hiện sự căm giận, bất lực trƣớc những tệ nạn xã hội, sự tụt dốc về nhân phẩm của con ngƣời.
Cuối cùng, tác giả còn mƣợn cô đầu để nói lên hoàn cảnh sống của mình. Các bài nhƣ: Cảnh tết nhà cô đầu (Trần Tế Xƣơng), Cánh bèo (Tản Đà)… có miêu tả cuộc sống của cô đầu nhƣng nếu đối chiếu ta sẽ phần nào thấy đƣợc sự tƣơng đồng giữa thi nhân và nhân vật. Họ có thể giống nhau ở sự nghèo khó, ở sự cô đơn hay là cùng chung tiếng nói khao khát có đƣợc ngƣơi bạn tri âm, tri kỷ trong cuộc sống.
Thứ ba, tác giả thể hiện cảm xúc thông qua những vần thơ gửi, tặng cô đầu.
Nguyễn Khuyến từng viết trong bài Khóc Dƣơng Khuê: “Viết cho ai ai biết mà đƣa”. Đó chính là sự băn khoăn, trăn trở mà mỗi tác giả sẽ tự tìm kiếm câu trả lời tùy thuộc vào lựa chọn của bản thân. Đối tƣợng “để mà đƣa” của họ lâu nay thƣờng là những tao nhân mặc khách, văn nhân tài tử. Nhƣng đến giai đoạn này, cô đầu đã trở thành nguồn cảm hứng để họ gửi, tặng những bài thơ. Đây là một điểm đặc sắc mà chúng ta không thể bỏ qua khi tìm hiểu về cách thể hiện loại nhân vật này.
Những vần thơ gửi, tặng của các tác giả hƣớng đến những cô đầu có thật với cái tên cụ thể. Chẳng hạn: Tặng cô đầu Văn, Tặng cô đầu Kim của Dƣơng Tự Nhu; Tặng cô đầu Hai, Tặng cô đầu Phẩm, Tặng cô đầu Cúc, Tặng cô đầu Cần
của Dƣơng Khuê… Những bài thơ này mang đậm cảm xúc chủ quan của nhà thơ và hết sức chân thật bởi đó là những khách má hồng mà văn nhân đã gặp, đã nhớ nhung và in vào suy nghĩ, tâm thức của tác giả.
Mặt khác, có khi những bài thơ gửi, tặng lại hƣớng đến những cô đầu nói chung mà tác giả từng gặp trong cuộc đời hoặc cô đầu là ngƣời quen cũ mà thi nhân không tiện nêu tên. Có thể kể đến một số bài nhƣ: Gửi cho cố nhân, Tặng ngƣời quen, Tết tặng cô đầu của Trần Tế Xƣơng… Thông qua những bài thơ
này, tác giả thƣờng thể hiện tình cảm nhớ mong, luyến tiếc với ngƣời cũ hoặc là làm thơ gửi tặng để chế giễu cô đầu (trƣờng hợp bài Tết tặng cô đầu).
Có thể thấy, cách thể hiện nhân vật cô đầu trong các sáng tác từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 là khá đa dạng. Dù đƣợc miêu tả trực tiếp hay đƣợc tác giả mƣợn để bộc lộ tâm trạng, đặc biệt hơn là đƣợc hiện ra trong những vần thơ gửi, tặng thì nhân vật cô đầu vẫn là một đối tƣợng phục vụ cho dụng ý nhiều mặt của thi nhân. Sự xuất hiện của cô đầu ở nhiều khía cạnh, nhiều hoàn cảnh, nhiều thái độ đã tạo nên một bức tranh bao quát về nhân vật này một cách ấn tƣợng.