Một số thể loại khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 126 - 132)

CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

3.1.3. Một số thể loại khác

Ngoài thể hát nói và thơ Nôm Đƣờng luật là hai thể loại chính đƣợc các tác giả sử dụng khi khắc họa hình tƣợng nhân vật cô đầu thì còn một số thể loại khác mà chúng ta cần chú ý nhƣ: thơ trƣờng thiên, thơ lục bát, truyện vừa, truyện ngắn… Mặc dù số lƣợng tác phẩm thuộc các thể loại này không nhiều nhƣng nó đã đáp ứng nhu cầu miêu tả một cách khái quát nhân vật cô đầu và thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả.

Thể trƣờng thiên là thể thơ với số lƣợng câu chữ tƣơng đối tự do, là mảnh đất màu mỡ để tác giả bộc lộ cảm xúc về cô đầu “thể thơ từ mƣời câu trở lên cho đến hàng trăm câu. Trên thực tế thì chỉ những bài từ 12, 14, 16, 20 câu là cùng, là làm theo luật thơ Đƣờng còn thì đều làm theo thể thơ cổ phong (thơ tự do, không theo niêm luật” [28, 109]. Đi sâu vào thể thơ này, có thể thấy nội dung thƣờng hàm chứa nhiều vấn đề gắn bó mật thiết với nhau, tạo nên cái nhìn bao quát đối với xã hội. Qua đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả đƣợc nhấn mạnh, đƣợc làm nổi bật lên.

Trong bài Trần ai tri kỷ (đề Truyện thế gian), Tản Đà đã thể hiện một cái nhìn tƣơng đối toàn diện, qua đó bộc lộ thái độ, tình cảm của mình đối với cô đầu và hoàn cảnh thực tại. Cụ thể qua những câu thơ sau:

“Nào ai khuê tú, ai tài tuấn Lầu xanh gặp gỡ ngƣời làng chơi

Nửa gian nhà cỏ ngọn đèn xanh Mấy dịp cầu cao, một gánh tình Bể khổ đã qua cơn sóng gió Giầu sang mây chó kiếp phù sinh Cái nợ phong lƣu giả đã thừa Qua trải hồng nhan mấy nắng mƣa Hƣơng phai, phấn nhạt duyên càng thắm Lòng chàng khi cuối, thiếp khi xƣa

Tri kỷ xƣa nay dễ mấy ngƣời? Trần ai nào đã ai với ai?”

(Trần ai tri kỷ - Tản Đà)

Với thể thơ trƣờng thiên, tác phẩm nói về tình cảm khăng khít, gắn bó sâu nặng giữa tài tử với giai nhân, họ thật sự trở thành tri kỷ. Giai nhân ở đây không chỉ dừng lại là những cô gái lầu xanh mà khi đọc qua các tác phẩm trong Truyện thế gian, chúng ta có thể thấy họ bao gồm cả cô đầu. Với dung lƣợng tƣơng đối dài, bài thơ đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng đọc giả. Không chịu sự ràng buộc nhƣ các thể thơ khác, thể trƣờng thiên sử dụng các từ ngữ tƣơng đối dễ hiểu, đem lại sự chân thật trong việc diễn tả tình cảm giữa giai nhân và tài tử trong thời buổi đảo điên, bát nháo.

Mặc dù trong phạm vi khảo sát chỉ có duy nhất bài thơ Trần ai tri kỷ của Tản Đà thuộc thể thơ trƣờng thiên nhƣng không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc thể hiện cảm xúc của thi nhân với cô đầu và mối quan hệ tài tử - giai nhân. Ấn tƣợng sâu sắc mà thể trƣờng thiên của bài thơ mang lại là một cái nhìn nhức nhối, thẳng thắn khi khắc họa cuộc sống cô đầu.

Bên cạnh thể trƣờng thiên, thể thơ lục bát truyền thống cũng đƣợc sử dụng khi nói về nhân vật cô đầu. Trong cuốn Thi pháp ca dao, tác giả Nguyễn

Xuân Kính đã trích dẫn ý kiến của Nguyễn Đình Thi nói về sự ƣu việt của thể thơ lục bát: “Dùng một hình ảnh ta có thể ví lối thơ Đƣờng luật nhƣ một chiếc bình pha lê kết tinh trong suốt nhƣng không đủ sức lôi cuốn của một dòng sông. Thơ lục bát, trái lại, vì hợp với tiếng nói nƣớc ta hơn nên có thể dùng đƣợc nguồn cảm hứng tràn lan, đó là thể thơ ca hát, kể chuyện của dân chúng” [18, 99].

Thể lục bát có khả năng biểu đạt không giới hạn mọi vấn đề của cuộc sống, tính cách, tâm lý, lời nói của con ngƣời. Đặc biệt, khi viết về cô đầu, việc mƣợn thể thơ lục bát để biểu đạt tình cảm giữa tài tử và cô đầu, những phẩm chất tốt đẹp của cô đầu là điều hoàn toàn phù hợp. Ngoài những câu lục bát trong các bài hát nói có tác dụng nêu những cảm xúc chung, khái quát trƣớc khi bƣớc vào miêu tả cụ thể, Tản Đà đã sáng tác nên một tác phẩm lục bát là bài Thề non nƣớc

thể hiện rõ phẩm chất thủy chung, sắt son của nhân vật cô đầu:

“…Non cao những ngóng cùng trông Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xƣơng mai một nắm hao gầy Tóc mây một mái đã đầy tuyết sƣơng

Giời tây chiếu bóng tà dƣơng Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chƣa già

Non thời nhớ nƣớc, nƣớc mà quên non! Dẫu rằng sông cạn đá mòn

Còn non còn nƣớc hãy còn thề xƣa”

(Thề non nƣớc – Tản Đà)

Sự tinh tế trong việc vận dụng thể thơ lục bát ở bài Thề non nƣớc của Tản Đà đã nhấn mạnh, tô đậm đức tính thủy chung, một lòng một dạ đợi chờ ngƣời

yêu của cô đầu. Đây chính là nét đẹp truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay:

“Lời thề chứng có cao xanh

Nguyện cùng thiên địa yêu anh trọn đời”

(Ca dao)

“Thủy chung em giữ trọn lời Chết thì chịu chết lìa đôi không lìa”

(Ca dao)

Hay nhƣ ở bài Đi hát mất ô, thể thơ lục bát cũng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi góp phần thể hiện sự giễu cợt, mỉa mai pha chút xót xa của Trần Tế Xƣơng trƣớc những hiện tƣợng xấu của cô đầu nơi ca quán:

“…Hỏi ô, ô mất bao giờ, Hỏi em, em cứ ậm ờ không thƣa.

Sợ khi rầy gió mai mƣa, Lấy gì đi sớm về trƣa với tình?”

(Đi hát mất ô – Trần Tế Xƣơng)

Với thể thơ lục bát, tác phẩm mang màu sắc của những câu ca dao hài hƣớc về các thói hƣ tật xấu trong xã hội. Thể thơ tạo sự gần gũi, mộc mạc, chân chất và góp phần biểu thị ý nghĩ của tác giả một cách hết sức kín đáo, nhẹ nhàng. Nhịp điệu cơ bản của lục bát là 2/2/2, 2/2/2/2 nhƣng cũng có những cách ngắt nhịp đầy biến hóa nhƣ 3/3, 5/1, 4/4… Bên cạnh đó, những câu thơ lục bát rất thuận tiện cho việc sử dụng các phép sóng đôi, đối ngẫu, gieo vần bằng trắc… Vì vậy, nó có khả năng diễn tả đƣợc đời sống tinh vi của cô đầu cũng nhƣ tác giả.

Nhƣ vậy, do yêu cầu phản ánh, thể hiện tình cảm, thái độ với cô đầu cần lời ít mà ý sâu, dễ đi vào lòng ngƣời nên thể thơ lục bát truyền thống đã đƣợc các

tác giả lựa chọn sử dụng. Tính chất cô đọng, nhịp nhàng nhƣng giàu sức chứa cảm xúc đã thật sự phát huy tác dụng dƣới ngòi bút tài hoa của thi nhân.

Ngoài ra, thể loại truyện vừa truyện ngắn cũng cần đƣợc chú ý khi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật cô đầu. Mặc dù trong phạm vi khảo sát, chúng tôi chỉ tìm hiểu hai tác phẩm văn xuôi là truyện Thề non nƣớcKiếp phong trần của Tản Đà, song với giá trị mà chúng mang lại thì việc tìm hiểu về mặt thể loại là điều không thể bỏ qua.

Về đặc trƣng nghệ thuật, truyện vừa và truyện ngắn là những tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ trung bình hoặc cỡ nhỏ “có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật… nhƣng cái chính không phải ở hệ thống sự kiện mà là ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời”

[23, 315]. Do dung lƣợng hạn chế nên truyện thƣờng ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, nhân vật chính thƣờng là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội của con ngƣời. Những chi tiết trong truyện tạo ra chiều sâu để khơi gợi trí tƣởng tƣợng của ngƣời đọc. Những câu văn giản dị, sáng rõ, mạch trần thuật khá nhanh so với tiểu thuyết. Điều này kéo theo việc những cuộc đời trong truyện vừa và truyện ngắn phải đặc sắc, khác thƣờng và nổi bật. Vì vậy, Tản Đà đã dùng thể loại này để xây dựng nhân vật cô đầu Vân Anh và cô đầu Cúc, bởi họ có thể đƣợc xem là những đại diện cho thân phận cô đầu thời kỳ bấy giờ.

Đối với cả hai truyện Thề non nƣớcKiếp phong trần, Tản Đà đều kể về một đoạn đời hoặc “một chốc lát” của cô đầu. Chúng gây ấn tƣợng sâu đậm về cuộc đời của những con ngƣời tài hoa nhƣng số phận chìm nổi, long đong. Qua đó, ta thấy nổi bật là sự trân trọng và xót thƣơng của tác giả đối với nhân vật này. Trong truyện Thề non nƣớc, Tản Đà đã phân chia tác phẩm thành ba phần: “Thanh lƣơng”, “náo nhiệt” “hoài cảm”. Phần “thanh lƣơng” kể về cuộc sống lúc nghèo khó của cô đầu Vân Anh, cuộc gặp gỡ giữa cô và vị khách, qua

đó khắc họa những phẩm chất tốt đẹp, tài năng và tình cảm sâu nặng của nàng. Phần “náo nhiệt” nói về lúc Vân Anh gặp thời, cuộc sống giàu sang, nổi tiếng, tuy vậy đời sống tinh thần nàng không thực sự thoải mái, hạnh phúc vì hình bóng vị khách cứ ám ảnh trong tâm trí nàng. Phần “hoài cảm” là phần kết thúc cũng là phần để lại nhiều dƣ âm trong lòng đọc giả. Vân Anh sau nhiều năm đã nhận đƣợc một bức thƣ của vị khách năm xƣa khuyên nàng hãy “tìm nơi núi cao tuyết trắng”, từ bỏ cảnh “tham vui mãi thú”, nàng đã nghe theo và từ bỏ mọi thứ, không biết là đi đâu. Tản Đà đã sử dụng kết thúc mở, khơi gợi nơi ngƣời đọc nhiều hứng thú, tò mò. Dung lƣợng truyện vừa phải, kết cấu ba phần hợp lý, xây dựng những đoạn đối thoại một cách tự nhiên đã góp phần không nhỏ làm nên tiếng vang của thiên truyện.

Truyện Kiếp phong trần tuy có dung lƣợng ít hơn nhƣng cũng đã khắc họa thành công số phận của cô đầu Cúc thông qua việc kể ngắn gọn về cái chết của nàng. Kết thúc truyện là hàng loạt câu cảm thán của Tản Đà về kiếp hồng nhan bạc mệnh mà ngƣời phụ nữ có nhan sắc, tài năng nhƣ cô đầu phải hứng chịu

“Không biết có phải là cái kiếp phong trần hay không? Mà sao hồng nhan bạc mệnh đến nhƣ thế”. Cũng nhƣ Thề non nƣớc, việc chêm xen những câu thơ vào truyện có tác dụng khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng ngƣời đọc:

“Cái kiếp phong trần ngán biết bao! Xuân lan thu cúc,

Đông liễu tây đào,

Hóa công độc địa làm sao!

Mà đem bạc mệnh buộc vào hồng nhan.”

Có thể thấy truyện vừa và truyện ngắn là những thể loại gần gũi với cuộc sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc. Vì vậy, chúng có tác dụng, ảnh hƣởng nhất

định đến đời sống con ngƣời. Thể loại này đã làm cho cô đầu bƣớc vào trang văn với một diện mạo cụ thể và hoàn chỉnh, gây ấn tƣợng mạnh mẽ với ngƣời đọc.

Tóm lại, bên cạnh thể hát nói thƣờng gặp trong ca trù, thơ Nôm Đƣờng luật thƣờng gặp trong sáng tác văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thì khi xây dựng nhân vật cô đầu, các tác giả cũng đã sử dụng nhuần nhuyễn thể trƣờng thiên, lục bát hay truyện vừa, truyện ngắn. Dù thuộc thể loại nào thì hầu hết các tác phẩm cũng là sự ghi nhận “Những điều trông thấy” (Nguyễn Du), các nghệ sĩ không lựa chọn một phạm vi quá rộng lớn mà chủ yếu khai thác sâu vào một mặt nào đó của đời sống cô đầu. Vì vậy, mỗi tác phẩm đều thể hiện rõ cái nhìn riêng của từng nhà văn, nhà thơ, tạo nên một bức tranh toàn diện về nhân vật cô đầu nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)